Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtBa con đường cho sự tăng trưởng bền vững của khu vực Đông Nam Á

Ba con đường cho sự tăng trưởng bền vững của khu vực Đông Nam Á

 

AEC4big

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm mười nước với vô số sắc tộc và ngôn ngữ, cũng như sự chênh lệch về kinh tế tương đối rộng. Nhưng các quốc gia gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam - không chỉ gắn liền với nhau bởi các giá trị lịch sử, văn hóa mà ngày càng được liên kết bởi mạng lưới kinh doanh, các mối quan hệ thương mại, vấn đề di cư và việc chia sẻ tài nguyên. Hôm nay, gần năm mươi năm sau khi thành lập ASEAN, các quốc gia này đang theo đuổi một tham vọng lớn hơn và xem hội nhập kinh tế như một công cụ để đạt được sự thịnh vượng và khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.

ASEAN đã đạt được những tiến bộ kinh tế đáng kể trong những năm gần đây, hàng triệu người đã được thoát khỏi đói nghèo. Được xem như một thực thể duy nhất, ASEAN được xếp là nền kinh tế lớn thứ 7 của thế giới. Tuy nhiên, phần lớn sự tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây được tạo ra bởi một lực lượng lao động dồi dào và sự dịch chuyển lao động từ từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất. Lợi thế từ các yếu tố này cuối cùng sẽ biến mất, và vấn đề cấp bách hiện nay là năng suất thấp của cả khu vực. Để duy trì tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia thành viên ASEAN cần phải đạt được mức tăng trưởng gấp đôi thông qua cải thiện năng suất lao động.

Một báo cáo mới đây từ Viện McKinsey Global mang tên "Đông Nam Á ở ngã tư đường: Ba con đường dẫn đến sự thịnh vượng", nhận định rằng ASEAN có thể giải quyết các thách thức về năng suất của mình và tìm ra động lực mới cho tăng trưởng thông qua việc nắm bắt những cơ hội đi kèm 3 khuynh hướng lớn trên toàn cầu:

Nâng cao tỷ trọng trong dòng chảy thương mại toàn cầu:

Các nền kinh tế toàn cầu đã liên kết với nhau sâu sắc khi phần lớn hàng hóa, dịch vụ, vốn, con người, và dữ liệu đang di chuyển xuyên biên giới một cách dễ dàng. ASEAN cũng đã định vị được mình trong tiến trình này, cụ thể, nó đã trở thành khu vực xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới với vị trí địa chiến lược quan trọng khi nằm gần Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản. Đến năm 2025, hơn ½ nhu cầu tiêu dùng trên thế giới sẽ sống trong phạm vi 5 giờ bay tính từ Myanmar. ASEAN có thể phát huy điểm mạnh này của mình bằng 2 cách: Thứ nhất, thực hiện thành công kế hoạch hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ góp phần gia tăng đáng kể các giao dịch thương mại và tạo ra một thị trường chung duy nhất với hơn 600 triệu người tiêu dùng. Thứ hai, ASEAN có thể mở rộng các hiệp định thương mại tự do và thu hút thêm các nhà sản xuất từ các tập đoàn đa quốc gia khi chi phí lao động ở Trung Quốc không ngừng tăng cao. Tận dụng được các biện pháp này có thể tạo ra từ 280-625 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế khu vực tính đến năm 2030. Để đạt được điều này, ASEAN cần phải giải quyết những hạn chế liên quan đến đầu tư nước ngoài, phát triển lĩnh vực sản xuất có tính cạnh tranh hơn, xây dựng các nền tảng quan trọng về cơ sở hạ tầng, hậu cần và kỹ năng lao động.

Kiểm soát tốc độ đô thị hóa:

Các thành phố lớn của Đông Nam Á hiện đang đóng góp trên 65% vào GDP của cả khu vực, ước tính sẽ có hơn 90 triệu người dịch chuyển đến đô thị lớn vào năm 2030. Sự thay đổi này sẽ làm gia tăng tầng lớp tiêu dùng và có thể là tăng lên gấp đôi với 263 triệu hộ gia đình vào năm 2030. Điều này sẽ biến ASEAN thành một thị trường quan trọng trong tương lai đối với các công ty hoạt động trên nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Duy trì tốc độ tăng trưởng và tạo ra các thành phố với chất lượng cuộc sống cao đòi hỏi khoảng 7.000 tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhà ở và không gian thương mại. Đến năm 2030, sự tăng trưởng liên tục của các thành phố có thể mang lại trung bình từ 520-930 tỷ USD mỗi năm cho khu vực.

Triển khai những công nghệ đột phá:

Năm lĩnh vực công nghệ gồm internet trên di động, dữ liệu nguồn mở (dữ liệu lớn), internet giữa các thiết bị có khả năng kết nối, tự động hóa và công nghệ điện toán đám mây có thể góp phần hiện đại hóa sản xuất và trở thành động lực để nâng cao năng suất trên toàn khu vực Đông Nam Á. Trong nhiều ngành, giá trị công ty đang bị đe dọa khi thực hiện số hóa một cách nhanh chóng. Công nghệ đột phá có thể mang lại từ 220-625 tỷ USD hàng năm đến 2030 nếu khu vực công và khu vực tư nhân có thể thiết lập những hạ tầng trụ cột cần thiết cho Internet và giải quyết được bài toán kỹ năng lao động.

Dòng chảy thương mại toàn cầu, quá trình đô thị hóa và những công nghệ đột phá đã được định hình tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chúng không thể nâng tầm phát triển cho cả khu vực nếu không có một chiến lược rõ ràng để tận dụng chúng. Với những tiềm năng to lớn và tầm quan trọng của việc quản lý các rủi ro liên quan, ba động lực trên nên là chủ đề trọng tâm của các cuộc thảo luận chính sách của cả khu vực và các doanh nghiệp cũng cần lưu tâm trong chiến lược kinh doanh của mình. Các quốc gia cũng như các công ty nào nắm bắt được những cơ hội này có thể đảm bảo rằng lợi thế của mình sẽ được kéo dài trong nhiều thập kỷ tới. Trong cả ba của lĩnh vực này, đầu tư và tầm nhìn dài hạn sẽ có tác động tức thì lên nền kinh tế đồng thời đặt Đông Nam Á vào một quỹ đạo phát triển nhanh hơn, bền vững hơn đến năm 2030.

Tác giả: Jonathan Woetzel - Giám đốc Viện McKinsey Global; Fraser Thompson - chuyên gia kinh tế cao cấp; Oliver Tonby - Giám đốc McKinsey Global tại Singapore; Gillian Lee - chuyên gia tư vấn; Penny Burtt - Giám đốc quan hệ công chúng và quan hệ đối ngoại của McKinsey tại châu Á.

Theo www.mckinsey.com - PC

Từ khóa: Đông Nam Á, tăng trưởng, ASEAN, AEC, Việt Nam, thương mại, Trung Quốc, cộng đồng kinh tế

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404887
Go to top