Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCác ngành thu hút đầu tư tại ASEAN

Các ngành thu hút đầu tư tại ASEAN

 

AECflags

Khi ASEAN tiếp tục quá trình chuyển đổi để hội nhập kinh tế hơn nữa với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, khu vực này đã và đang đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong một số ngành. Trong đó phải kể đến những ngành chính là thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, dệt may, và thiết bị y tế. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm địa điểm sản xuất tiếp theo sau Trung Quốc đều được khuyên nên xem xét khu vực năng động này. Và dưới đây là tiềm năng của một số ngành công nghiệp trọng yếu trong bối cảnh khu vực ASEAN được mở rộng.

Điện tử

Ngành điện tử từ lâu là ngành quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng của ASEAN, và đang tiếp tục tăng nhanh. Trong năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử ASEAN đạt trên 195 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực, và năm ngoái xuất khẩu sản phẩm điện và điện tử (E&E) từ các nước khu vực Đông Á Thái Bình Dương - EAP đã tăng 9,2%, từ 7,8% trong năm 2012 và 8,7% trong năm 2011.

Trước đây, Trung Quốc, với lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, đã nhập khẩu linh kiện từ 4 quốc gia ASEAN (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines), sau đó lắp ráp và xuất khẩu sản phẩm ra khắp thế giới. Tuy nhiên, sự trỗi dậy gần đây của Trung Quốc về chuỗi giá trị thị trường xuất khẩu từ sản xuất hàng loạt sang sản xuất hàng công nghệ cao, cùng với chi phí lao động tăng cao, đã dẫn đến trào lưu dịch chuyển FDI từ Trung Quốc sang các nước vùng châu thổ sông Mekong của ASEAN bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia vàViệt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam đã nổi lên là một nước xuất khẩu hàng điện tử quan trọng, với kim ngạch xuất khẩu E&E vượt cà phê, dệt may và gạo để trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước này trong năm 2012, chiếm 6% thị phần xuất khẩu máy tính và thiết bị viễn thông của khu vực. Việt Nam gần đây đã thu hút được dòng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn khổng lồ đa quốc gia như Samsung và Mitsubishi, và các nhà phân tích dự đoán rằng một khi Thái Lan di chuyển chuỗi giá trị, Việt Nam sẽ giành được vị thế của Thái Lan.

5-12-2014-ASEAN

Thái Lan, nước đứng đầu toàn cầu một thời gian dài về sản xuất và xuất khẩu ổ đĩa cứng, đã thu hút FDI vào ngành điện tử tăng gấp 3 lần trong năm 2010. Tuy nhiên, sự thay đổi tiêu dùng toàn cầu từ máy tính để bàn sang máy tính bảng đã khiến xuất khẩu ổ đĩa cứng của nước này giảm 5,6% trong năm ngoái. Mặc dù vậy, do nước này tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm E & E khác như radio, TV và máy in, nên báo cáo của Credit Suisse gần đây không chỉ đánh giá cao Thái Lan là nước cạnh tranh nhất trong khu vực về xuất khẩu điện tử trong vòng 15 năm qua, mà còn dự báo nước này sẽ xếp hạng hàng đầu trong số các nước ASEAN trong năm 2014.

Ngành công nghiệp điện tử phát triển của Singapore đã sản xuất được khoảng 68,86 tỷ USD vào năm 2011. Là trung tâm thương mại của ASEAN, với lực lượng lao động có trình độ cao, môi trường kinh doanh đáng tin cậy, chế độ pháp lý và chính sách thuế minh bạch đã đảm bảo rằng Singapore vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các công ty điện tử toàn cầu, với lĩnh vực điện tử chiếm 45% tổng đầu tư trong năm 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 - 2013, sự lệ thuộc vào sản xuất máy tính và chất bán dẫn cũng như chi phí lao động và giá năng lượng tăng cao đã dẫn đến sự giảm sút trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử của nước này. Singapore sẽ phải thích ứng với nhu cầu của thị trường toàn cầu - chuyển trọng tâm sang các ngành công nghiệp tăng trưởng cao hơn - và quản lý chi phí nếu họ muốn cạnh tranh với các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan và Việt Nam. Nhưng điều này không phải là vấn đề quan trọng đối với một nước Singapore phát triển và giàu có, cũng như Singapore cũng sẽ không phải là nơi mà các nhà sản xuất lớn lựa chọn để di chuyển hoạt động sản xuất trong thời gian tới.

Cơ hội đầu tư vào ngành công nghệ thông tin và truyền thông tại ASEAN

Trong lịch sử, ngành thông tin và công nghệ truyền thông (ICT) đã duy trì lượng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực ASEAN. Từ 2010 - 2013, trước phản ứng trực tiếp của việc áp đặt các hạn chế đầu tư nước ngoài (FORs) vào ngành viễn thông, FDI vào lĩnh vực này của Indonesia đã giảm hơn 30% (3 tỷ USD), trong khi tại Philippines, vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này đã giảm 40%.

Tuy nhiên, khi ASEAN tiến tới hội nhập kinh tế trong năm 2015, những bước tiến lớn đang được thực hiện để vừa hợp tác khu vực hơn nữa, vừa mở cửa lĩnh vực ITC với phần còn lại của thế giới.
Một trong những sáng kiến của khu vực là Kế hoạch tổng thể ICT ASEAN 2015 (AIM2015), mà từ đó tìm cách mở rộng tầm với của các lĩnh vực dịch vụ, như băng thông rộng, cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển năng lực đổi mới, và khuyến khích FDI. Từ khi triển khai vào năm 2011, đã có 60 dự án liên quan được thực hiện, từ các hội thảo xây dựng và đào tạo năng lực đến phát triển các khuôn khổ khu vực cho sự hợp tác và phối hợp trong nhiều lĩnh vực như chính phủ điện tử, an ninh mạng, chính sách và các quy định mạng.

Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang phát triển với tốc độ đáng kể và hiện sử dụng hơn 11,7 triệu lao động trong khu vực, đóng góp hơn 32 tỷ USD, tương đương hơn 3% GDP của ASEAN. Thuê bao di động và internet tại các quốc gia thành viên, ở mức tương ứng 110% và 25%. Việt Nam, Indonesia, và Philippines đều có số thuê bao trên 100 triệu.

Dân số trẻ, am hiểu công nghệ tại khu vực ASEAN đang có xu hướng sử dụng các loại điện thoại tính năng thông minh, hiện chiếm khoảng 66% thị trường điện thoại di động của ASEAN. Mặc dù vậy, thị trường này (chủ yếu bị chi phối bởi các thiết bị Android) còn lâu nữa mới bão hòa và như vậy những cơ hội thương mại di động tiếp tục tăng.

5-12-2014-ASEAN1

Kết quả nghiên cứu gần đây của Mastercard cho thấy Singapore (70% dân số sử dụng mạng xã hội, 87% người dùng di động để tìm kiếm hàng hóa và có tới 44% mua hàng và thanh toán cũng từ di động) là quốc gia thành viên đã sẵn sàng nhất cho việc thanh toán thông qua điện thoại, tiếp theo là Philippines, Malaysia và Thái Lan. Xếp vị trí cuối bảng là Myanmar, trong đó chỉ 1% dân số nước này kết nối trực tuyến cùng với các mạng viễn thông, cơ sở hạ tầng và lưới điện còn lạc hậu. Tuy nhiên, nước này đã và đang nỗ lực hướng tới mở cửa ngành viễn thông, và hy vọng sẽ có 50% dân số kết nối trực tuyến vào năm 2015. Vào tháng Giêng năm nay, trong một động thái chưa từng có, chính phủ Myanmar đã cấp giấy phép chính thức hoạt động cho hai công ty viễn thông khổng lồ nước ngoài, Telenor và Ooredoo. Mục tiêu là để nâng cao tỷ lệ thâm nhập mạng điện thoại di động của nước này từ 9% lên 80% vào năm 2016.

Indonesia, cũng được biết đến với ngành công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, hiện có 282 triệu thuê bao điện thoại di động và dự kiến sẽ có 100 triệu người sử dụng Internet vào năm 2016. Jakarta, (cùng với Bangkok) có mật độ người sử dụng Facebook cao nhất trên thế giới.

Cho dù ở Malaysia, đang tìm cách tư nhân hóa ngành công nghiệp viễn thông của mình, Thái Lan và Indonesia, với tầng lớp trung lưu và các dự án băng thông rộng phát triển nhanh chóng, hoặc thậm chí Myanmar đang phát triển các dự án của mình để cải thiện cơ sở hạ tầng, vẫn có rất nhiều cơ hội trong toàn ngành ICT của ASEAN. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực, ở mức 258 tỷ USD. Khi FORs và các rào cản khác đối với sở hữu nước ngoài tiếp tục được giảm bớt hoặc bãi bỏ, đầu tư sẽ tăng trong ngành công nghiệp tăng trưởng rất thú vị này.

Ngành dệt may ASEAN và cơ hội đầu tư nước ngoài khi AEC được thành lập

Một ngành công nghiệp khác cần xem xét cơ hội đầu tư nước ngoài khi AEC thành lập vào năm 2015 là dệt may. Mặc cho bức tường thành sản xuất hàng giá rẻ của Trung Quốc, dệt may là lĩnh vực có tốc độ tăng nhanh trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế ASEAN, lĩnh vực sử dụng lao động nhiều nhất ở phần lớn các quốc gia thành viên. Ban đầu, tầm quan trọng của hàng dệt may cho nền kinh tế ASEAN được đánh dấu bằng việc chọn ngành này là một trong 11 ngành để tăng tốc hội nhập khu vực và là một phần của Chương trình Hành động Viêng Chăn (2004).

Tuy nhiên, nó không chỉ đơn giản là vậy, rằng ASEAN sẽ chiếm dần thị phần sản xuất từ Trung Quốc. Nhưng thực tế, ngoài việc khu vực ngày càng được coi là một trung tâm sản xuất chi phí thấp, ASEAN cũng là thị trường xuất khẩu vải tăng trưởng nhanh nhất của Trung Quốc (tăng 30% năm 2013), và thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc nói chung, khi Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN được ký kết.

Trong ASEAN, Việt Nam là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Ngược lại với các nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu khác trong khu vực (Indonesia, Thái Lan, Malaysia), tỷ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam so với tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Theo số liệu của WTO, tính đến năm 2012, Việt Nam có trên 3800 doanh nghiệp dệt may, phần lớn là các doanh nghiệp cắt và may. Thiếu các nhà cung cấp nguyên liệu nên hầu hết vải và nguyên phụ liệu Việt Nam phải nhập khẩu. Tình trạng này khiến Việt Nam trở thành ứng cử viên quan trọng cho hội nhập khu vực.

Dệt may luôn đứng trong số các ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, sử dụng tới 1,3 triệu lao động làm các công việc liên quan trực tiếp và hơn 2 triệu lao động làm các công việc phụ. Nhu cầu về bông lớn của đất nước (400 tỷ tấn trong năm 2012) chủ yếu nhập từ Mỹ, Ấn Độ và Nam Phi.

Sợi do Việt Nam sản xuất chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam đặt mục tiêu tăng vốn đầu tư trong ngành công nghiệp dệt lên 25 tỷ USD và lực lượng lao động lên 3 triệu người vào năm 2020.

Ngành công nghiệp dệt may của Campuchia đang phải đối mặt với vấn đề tương tự như của Việt Nam để tạo được chuỗi giá trị gia tăng, mặc dù quy mô nhỏ hơn. Hiện nay, ngành dệt may của Campuchia có trên 500 công ty với 500.000 công nhân. Mức lương thấp và việc thực thi luật lao động yếu đã dẫn đến những biến động và các nhà đầu tư nước ngoài do dự khi muốn tìm nguồn cung ứng từ nước này.

Nhìn chung, vẫn còn nhiều thách thức để tạo ra một chuỗi cung ứng toàn diện trong nội bộ ASEAN cho ngành công nghiệp dệt may để có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Để hiện thực hóa mục tiêu của mình, năm 2010, Liên đoàn dệt may Đông Nam Á (AFTEX) đã thành lập Chuỗi cung ứng dệt may của các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (SAFSA). Trong khu vực, ngành công nghiệp dệt may của Thái Lan và Việt Nam có mối ràng buộc rất chặt chẽ: trong 6 tháng đầu năm 2014, thương mại song phương hàng dệt may của 2 nước đạt 160 triệu USD.

Ngành thiết bị y tế - lĩnh vực ưu tiên của các chính phủ ASEAN

Tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng và, đối với một số quốc gia trong khu vực, đã xuất hiện sự khởi đầu của xu hướng dân số già, đã dẫn đến sự bùng nổ thương mại các thiết bị y tế trong khu vực. Thị trường thiết bị y tế của ASEAN, với tổng giá trị khoảng 4,6 tỷ USD trong năm 2013, dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 9 tỷ USD vào năm 2019, theo Pacific Bridge Medical - Công ty tư vấn y tế có trụ sở tại Mỹ.

Thị trường thiết bị y tế tại địa phương trong khu vực đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong những năm gần đây, và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ này. Với sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn, các chính phủ coi chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực ưu tiên cho thương mại và tự do hóa dịch vụ theo Kế hoạch tổng thể về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint), tiềm năng thị trường thiết bị y tế trong khu vực này trong tương lai sẽ là rất lớn.

5-12-2014-ASEAN2

Hiện nay, thị trường thiết bị y tế của 10 nước thành viên của ASEAN đang trong giai đoạn phát triển khác nhau. Các nước như Malaysia và Indonesia, nơi có trữ lượng cao su lớn, đang dẫn đầu toàn cầu về sản xuất các sản phẩm cao su như găng tay và ống tiêm phẫu thuật. Singapore, trung tâm y tế và công nghệ của khu vực, hiện có ngành nghiên cứu và phát triển y sinh học phát triển, và có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về các kỹ năng sản xuất tiên tiến có giá trị cho sản xuất y tế, bao gồm cơ khí chính xác.

Trong những năm gần đây, Thái Lan đã và đang vươn lên để trở thành trung tâm y tế khu vực tiếp sau Singapore. Thái Lna đã xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể toàn ngành đến năm 2020. Hiện Malaysia, Indonesia và Thái Lan chiếm khoảng 65% thị trường thiết bị y tế của ASEAN.

Về mặt pháp lý, các nước đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện cho các thiết bị y tế, cả riêng cho từng nước và cho toàn khu vực. Năm 2012, Malaysia đã cho ra mắt bộ quy định đầu tiên theo Đạo luật Thiết bị Y tế năm 2012, theo đó bắt buộc tất cả các thiết bị y tế phải được đăng ký với Cơ quan Quản lý Thiết bị y tế (MDA). Brunei, Campuchia và Lào vẫn đang trong quá trình xây dựng các quy định riêng.

Sau nhiều năm đàm phán, Nhóm công tác ASEAN về các sản phẩm thiết bị y tế thuộc Ủy ban tư vấn ASEAN về Tiêu chuẩn và chất lượng (ACCSQ - MDPWG) đã hoàn tất Chỉ thị ASEAN về Thiết bị y tế (AMDD), một bộ quy định ràng buộc không có tính pháp lý để hài hòa các quy định trong khu vực, phù hợp với mục tiêu của khối là để tự do hóa thương mại và đầu tư trong lĩnh vực y tế theo AEC Blueprint. AMDD dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 1 năm 2015, và sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng tới việc thúc đẩy giúp các công ty sản xuất thiết bị y tế tiếp cận dễ dàng hơn vào thị trường khu vực hơn 600 triệu dân.

Hiện nay, các nước ASEAN vẫn dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thiết bị y tế của mình. Khoảng 97% thiết bị y tế tiêu thụ tại Indonesia trong năm 2013 được nhập khẩu, chủ yếu là từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Tuy nhiên, mục tiêu trong thời gian tới là sản xuất tại chỗ khi các công ty nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất vào khu vực ASEAN để tận dụng lợi thế về chi phí thấp hơn và nhu cầu tăng.

Tại Malaysia, nước sản xuất khoảng 62% găng tay cao su của thế giới và 79% ống thông, xuất khẩu thiết bị chẩn đoán hình ảnh dùng trong y tế đã phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là trong điện tim và thiết bị chẩn đoán khác. Trong tháng 12, cơ sở sản xuất hệ thống chẩn đoán hình ảnh đầu tiên của Malaysia sẽ đi vào hoạt động. Lĩnh vực thiết bị y tế của Malaysia có khả năng đạt mức tăng trưởng hàng năm 16,1% đến năm 2018, trong đó mức tăng trưởng đối với đồ dùng y tế lên tới 24,8%.

Singapore, trung tâm y sinh học hàng đầu khu vực và toàn cầu, là nơi quy tụ hơn 30 công ty sản xuất công nghệ y tế. Tất cả những công ty công nghệ y tế lớn nhất thế giới đều có trụ sở khu vực tại Singapore.

Trong toàn khu vực, các chính phủ đều tập trung thúc đẩy tăng trưởng cho ngành công nghiệp thiết bị y tế. Tại Thái Lan, Ban đầu tư đã đề ra nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư, từ miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, đến giảm thuế và quyền sở hữu đất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tháng 4 năm 2012, chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn kế hoạch thành lập một khu công nghiệp y tế cho các nhà sản xuất thiết bị y tế trong nước, với hy vọng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu thiết bị y tế của đất nước lên 30% thị trường toàn cầu trong tương lai gần.

Theo www.aseanbriefing.com - MD

Từ khóa: Điện tử, y tế, công nghệ thông tin, truyền thông, cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC, Việt Nam, dệt may, hội nhập, đầu tư

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403682
Go to top