Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Việt NamThương mại điện tử: Chất xúc tác mạnh mẽ

Thương mại điện tử: Chất xúc tác mạnh mẽ

03.07-20

Kết quả tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) 5 năm tới có thể sẽ vượt kế hoạch. Đó là kỳ vọng của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) trong bối cảnh dịch Covid-19 được xem như chất xúc tác nhanh chóng làm thay đổi mạnh mẽ thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Hành vi người tiêu dùng thay đổi

Theo đánh giá của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) tại Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam diễn ra mới đây, đại dịch toàn cầu vừa mang đến thử thách cho thị trường TMĐT, nhưng đồng thời lại là chất xúc tác làm thay đổi mạnh mẽ hành vi người tiêu dùng.

Phân tích cụ thể về vấn đề này, bà Nguyễn Thúy Anh - Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số (Cục TMĐT và Kinh tế số) - khẳng định, diễn biến dịch bệnh khá phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành nghề như xuất nhập khẩu, du lịch…, nhưng TMĐT lại là lĩnh vực ít bị tác động hơn so với ngành khác, thậm chí tăng trưởng. “Dịch đã ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng, phương thức mua hàng online ngày càng nhiều hơn, ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng của ngành TMĐT. Các doanh nghiệp bán hàng truyền thống bắt đầu nghĩ đến phương thức chuyển dịch dần sang online. Ngay cả doanh nghiệp sản xuất cũng chuyển đổi số để tiệm cận với bán hàng online” - baâ Nguyïîn Thuáy Anh àaánh giaá.

Khảo sát của VECOM cũng chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh nghiệp TMĐT trong giai đoạn cao điểm của đại dịch từ tháng 2 đến tháng 4/2020 là 14% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là con số rất ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng chung và nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác phải đóng cửa, giải thể hay phá sản.

Số liệu của VECOM cho thấy, 19% doanh nghiệp TMĐT nhận thấy doanh thu trong giai đoạn cao điểm tăng từ 31-50% và 24% số doanh nghiệp khảo sát có doanh thu trên 51% so với cùng kỳ năm trước. Về mức độ lạc quan khi kết thúc dịch, đến 50% doanh nghiệp nhận định tiềm năng kinh doanh sau khi đại dịch kết thúc sẽ tốt hơn.

Ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số - cho rằng, dịch Covid-19, thêm vào đó là Quyết định của Chính phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2021-2025 với nhiều mục tiêu cụ thể là cú huých đáng kể với TMĐT, thúc đẩy chuyển đổi số.

Doanh nghiệp cần đầu tư chiều sâu

Các chuyên gia cũng đánh giá, tác động của dịch bệnh sẽ còn lan tỏa trong giai đoạn nửa cuối năm, mở ra cánh cửa mới cho các sàn TMĐT. Trong bức tranh tương lai gần, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch VECOM - cũng cho rằng, các nhà bán lẻ TMĐT có thể nắm bắt nhóm khách hàng đang đẩy mạnh mua sắm sau thời gian dài gián đoạn như hoạt động du lịch, mua sắm tiêu dùng. “Dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2020 tiếp tục duy trì trên 30% và quy mô TMĐT cả nước sẽ vượt con số 15 tỷ USD" - ông Nguyễn Ngọc Dũng.

Đại diện Cục TMĐT và Kinh tế số cũng nhận định, kế hoạch tăng trưởng TMĐT hàng năm sẽ tăng lên 25% vào năm 2025, ước tính 10 năm nữa TMĐT sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán hàng B2C. “Sau cú hích mới đây, kết quả tăng trưởng TMĐT 5 năm tới có thể sẽ vượt kế hoạch” - bà Nguyễn Thúy Anh nhận định.

Tuy nhiên, với sự thay đổi hành vi tiêu dùng sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cần đầu tư chiều sâu, thay đổi như mở rộng kênh bán hàng online và các kênh trực tiếp đến người tiêu dùng; chuyển đổi danh mục sản phẩm; tăng cường bán hàng đa kênh và truyền tải thông điệp về sức khỏe và đảm bảo chất lượng...

Ngoài ra, doanh nghiệp TMĐT cũng cần đầu tư vào những giải pháp công nghệ mới để thu hút khách hàng, mở rộng quy mô thị trường.

Về phía doanh nghiệp, bà Vũ Ánh Tuyết - Chánh văn phòng Lazada Việt Nam - chia sẻ, để tận dụng được đà tăng trưởng của TMĐT từ dịch Covid -19, nhà bán lẻ online này đã đầu tư mạnh vào 3 trụ cột chính là logistics, hệ thống công nghệ thông tin và trang bị kiến thức, kỹ năng cho người bán hàng. Đồng thời, áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ người bán hàng, miễn phí giao hàng…

Báo cáo TMĐT các nước Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015 - 2025 của TMĐT Việt Nam là 29%. Khi đó, quy mô TMĐT của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ ba trong khối ASEAN.

Nguồn: Công Thương

Từ khóa: thương mại điện tử, chất xúc tác

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407455
Go to top