Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Việt NamHai hướng hợp tác kinh tế Việt - Hàn khi Covid-19 qua đỉnh

Hai hướng hợp tác kinh tế Việt - Hàn khi Covid-19 qua đỉnh

07.01-10

Việt - Hàn cần hướng tới xây dựng "cứ điểm sản xuất" và đầu tư cho kinh tế số khi Covid-19 qua đỉnh, theo quan chức phụ trách thương mại Hàn Quốc.

"Hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam và Hàn Quốc có sự gắn bó chặt chẽ, mức độ tác động lẫn nhau thể hiện rõ khi Covid-19 xuất hiện", ông Kim Ki-joon, chủ tịch Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc khu vực Đông Nam Á và châu Đại dương, tổng giám đốc Kotra Hà Nội, sáng nay nói trong hội nghị "Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2020" tại Hà Nội.

Ông Kim cho biết trong tháng 5, quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD, giảm hơn 20% so với tháng 5/2019. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam cũng giảm mạnh, tổng mức đầu tư tính đến tháng 5 chỉ đạt hơn 1,2 tỷ USD, giảm hơn 53% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xác định Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ tương hỗ trong sản xuất hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng, ông Kim đề xuất hai hướng hợp tác song phương trong bối cảnh Covid-19 đã qua đỉnh.

Thứ nhất, hai nước cùng hợp tác để trở thành các "cứ điểm sản xuất tiêu biểu" của khu vực.

Hàn Quốc đang hình thành các cứ điểm sản xuất theo mô hình "ứng phó khi dịch bệnh xuất hiện", mục tiêu là không để xảy ra tình trạng "tắt nguồn". Nếu có đình trệ, các cứ điểm này sẽ có khả năng phục hồi hoạt động nhanh chóng. Trên thực tế, khi Covid-19 hoành hành trên thế giới, các dây chuyền sản xuất chất bán dẫn và màn hình của Hàn Quốc vẫn hoạt động liên tục.

Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thể thay thế vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi Covid-19 qua đỉnh. Các quốc gia trên thế giới đang hướng tới mục tiêu đảm bảo sự ổn định của cung - cầu, trong đó hợp tác với các nước có khoảng cách địa lý gần gũi.

"Nếu Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam, hai nước có thể tận dụng lợi thế của nhau và chiếm lĩnh vị trí là các cứ điểm sản xuất tiêu biểu của khu vực", ông Kim nói.

Trong hướng hợp tác thứ hai, Việt Nam và Hàn Quốc có thể chuyển đổi sang nền kinh tế số. Do tác động của Covid-19, nhu cầu về số hóa trong ngành công nghiệp của các nước đều tăng mạnh. Các công nghệ 4.0 đã trở thành nhu cầu thiết yếu, không phải là một lựa chọn.

Khi đại dịch xuất hiện, Việt Nam và Hàn Quốc đều đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, trực tuyến hóa nhiều hoạt động. Kotra Hà Nội đã hỗ trợ các đoàn khảo sát thương mại của Hàn Quốc thực hiện hoạt động phi trực diện, góp phần giúp hoạt động hợp tác giữa hai nước không bị gián đoạn.

Chính phủ Hàn Quốc đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp phi trực diện, ứng dụng các hạ tầng số và mạng 5G để thích ứng với các biện pháp hạn chế chặn Covid-19. Các lĩnh vực đang được đầu tư là hệ thống phân phối trực tuyến, hệ thống làm việc từ xa, dịch vụ phát trực tuyến (streaming), chăm sóc sức khỏe thông minh.

Tại Việt Nam, chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia, mục tiêu đến 2025 kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP. Việt Nam cũng hướng tới xây dựng hệ sinh thái kinh tế số dựa trên thúc đẩy số hóa hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội và chính phủ điện tử.

"Tôi tin rằng hai nước có thể tạo ra nguồn năng lượng mới cho xây dựng nền kinh tế số của hai bên trong lĩnh vực chính phủ điện tử, cơ sở dữ liệu dùng chung, nhà máy thông minh, thương mại hóa công nghệ đám mây", ông Kim nói.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng kinh tế là điểm sáng trong hợp tác giữa hai nước thời gian qua. Hàn Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn lũy kế gần 70 tỷ USD và hơn 8.000 dự án ở nhiều địa phương.

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt 66,6 tỷ USD, con số mục tiêu là 100 tỷ USD. Hàn Quốc còn là thị trường đối tác du lịch lớn thứ hai của Việt Nam, với khoảng 4,2 triệu khách du lịch Hàn Quốc tới thăm Việt Nam và gần 800 nghìn người Việt Nam sang thăm Hàn Quốc năm 2019. Trước dịch Covid-19, mỗi tháng có gần 2.000 chuyến bay kết nối các tỉnh, thành giữa hai nước.

Ông Sơn cho rằng Covid-19 đang tạo ra những thay đổi lớn trên thế giới và vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam.

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan tỏ ra lạc quan về triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước, khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có hiệu lực vào cuối 2020 cũng là dịp để doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp cận thị trường quy mô lớn. Thời gian qua, dù dịch gây tác động mạnh ở nhiều nước, không có nhà máy nào của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam phải đóng cửa.

"Các nước sẽ phục hồi theo hình chữ V vào cuối năm nay, do đó đây là lúc Việt Nam và Hàn Quốc cần khắc phục thời kỳ 'căn hầm tối' mà hai bên đang trải qua", Đại sứ Park Noh-wan nói.

Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12/2019, đã xuất hiện ở hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 10,4 triệu người nhiễm và gần 509.000 người tử vong trên toàn cầu. Việt Nam và Hàn Quốc được đánh giá là hai quốc gia có chiến lược chống Covid-19 thành công trên thế giới, hạn chế đáng kể tác động của đại dịch.

Nguồn: VnExpress

Từ khóa: hai hướng, hợp tác, kinh tế, Việt, Hàn, Covid-19, qua đỉnh

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007420022
Go to top