Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Doanh NghiệpBốn cách để chuỗi cung ứng bền vững hơn

Bốn cách để chuỗi cung ứng bền vững hơn

29.09-30

Covid-19 đã giáng một đòn chí mạng vào những chuỗi cung ứng nào chỉ chú trọng về độ tin cậy và tính hiệu quả. Đại dịch đã phá vỡ các chuỗi cung ứng dễ gẫy trên toàn thế giới và khiến cho “khả năng hồi phục” – khả năng chữa lành, định tuyến lại hoặc thay thế - thành yếu tố hàng đầu mà các nhà điều hành quan tâm khi xây dựng chuỗi cung ứng.

Trong nhiều thập kỉ qua, độ tin cậy và hiệu quả là hai yếu tố ưu tiên hàng đầu trong tổ chức chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung tin cậy với mức chi phí thấp nhất đã làm cho các chuỗi cung ứng trở nên không linh hoạt và không rõ ràng. Trong khi đó, các yếu tố như khả năng hồi phục và tính bền vững – nghĩa là chuỗi cung ứng sẽ phải gắn với môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp để quản lý có hiệu quả nguồn nguyên liệu, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm thị trường - lại không được quan tâm tới.

Nếu không có tầm nhìn về cách làm thế nào mà nguyên vật liệu và hàng hóa đi vào và di chuyển qua các chuỗi cung ứng này, thì rất khó để các công ty kiểm soát đầu vào và đầu ra một cách bền vững được. Thậm chí ngày nay, Bain & Company ước tính có đến hơn 60% các nhà điều hành không biết gì về chuỗi cung ứng hàng hóa của mình, ngoài nhà cung ứng cấp 1. Gần như không có dữ liệu để đánh giá, do vậy tính bền vững thường được mặc định là đặt sau tính hiệu quả và an toàn khi xây dựng chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, giờ đây, nhu cầu hồi phục đòi hỏi các công ty phải có khả năng nhìn thấy những gì đang xảy ra ở khắp mọi nơi trong chuỗi cung ứng của mình và theo dõi tất cả các hàng hóa bên trong nó – từ nơi sản xuất đến nhà máy, đến khách hàng và xa hơn nữa. Và các công ty cũng cần có khả năng này khi muốn thiết lập tính bền vững trong thiết kế chuỗi cung ứng chủ lực. Đồng thời, những công cụ để hỗ trợ sự phục hồi cũng cần áp dụng để tạo nên tính bền vững. Và những công cụ đó có thể cung cấp dữ liệu để đánh giá chính xác sự đánh đổi giữa 4 yếu tố: chi phí, độ tin cậy, khả năng phục hồi và tính bền vững – hoặc thậm chí không cần đến số liệu.

Động cơ kép của khả năng phục hồi và bền vững

Tầm nhìn (Visibility) mô tả mức độ mà một công ty có thể nhìn thấy chính xác những gì đang xảy ra trong chuỗi cung ứng của mình, có thể bao gồm thông tin chi tiết và phân tích theo thời gian thực và giải quyết vấn đề dự báo. Khả năng truy xuất nguồn gốc (Traceability) liên quan đến khả năng theo dõi con đường và quá trình chính xác của mọi yếu tố đầu vào, bao gồm thông tin xuất xứ và nguồn gốc, cũng như hiểu biết sâu sắc về quá trình chuyển đổi và chứng nhận.

Để đạt được tầm nhìn và khả năng truy xuất nguồn gốc mà chuỗi cung ứng linh hoạt cần, các công ty hiện đang áp dụng mô hình gọi là “tháp kiểm soát”. Giải pháp tháp này hiện nay rất đa dạng về kĩ thuật. Một số sẽ cung cấp dữ liệu về thời gian thực trên toàn bộ chuỗi cung ứng và có thể dự đoán các sự kiện hoặc sự gián đoạn ở mức tối ưu, trong khi các dữ liệu kém phức tạp hơn tập trung vào các phần hạn chế của chuỗi cung ứng, với dữ liệu theo lô và ít khả năng dự đoán hơn. Với các dữ liệu phù hợp và tính minh bạch cao, các tháp kiểm soát không những có thể tăng cường khả năng phục hồi mà còn giúp dễ dàng đưa tính bền vững vào quá trình ra quyết định tổng thể của chuỗi cung ứng, trên cả đầu vào chuỗi cung ứng và các quy trình chuyển đổi tương ứng.

Tính bền vững là một phần không thể thiếu trong quá trình ra quyết định của của chuỗi cung ứng

trên cả đầu vào và quá trình chuyển đổi.

Việc truy xuất nguồn gốc là cần thiết để đáp ứng sự gia tăng của các chuỗi cung ứng vòng tròn – thu hồi và tái sử dụng nguyên liệu thô vào cuối vòng đời của mỗi sản phẩm. Truy xuất nguyên vật liệu trong suốt vòng đời sản phẩm là điều kiện tiên quyết để đưa nó trở lại quy trình chuyển đổi để tái sử dụng, tái chế hoặc tái sản xuất. Mỗi chu kỳ này sẽ làm giảm tiêu thụ nguyên liệu đầu vào. Các chuỗi cung ứng vòng tròn này không giới hạn ở mức độ luân chuyển trong chuỗi giá trị của một công ty. Thông thường, nguyên liệu được tái chế bởi bên thứ ba và sau đó được đưa vào chuỗi giá trị của lĩnh vực khác để thay thế cho nguyên liệu thô. Khả năng nhìn rõ cung và cầu cũng rất quan trọng để các công ty nắm bắt những cơ hội này.

Con đường dẫn đến khả năng hiển thị và truy xuất nguồn gốc

Thị trường chuyển đổi

Trong suốt 50 năm qua, đã có những tiến bộ chưa từng có trong các chỉ số về con người – tuổi thọ đã tăng lên mức kỷ lục; tỉ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh đã giảm; nhiều nữ sinh ở lại trường hơn; nhiều người thoát khỏi cảnh đói nghèo; bất bình đẳng giữa các quốc gia cũng được thu hẹp. Hệ thống thị trường cũng phục vụ tốt hơn.

Tuy nhiên, những rạn nứt sâu sắc cũng đang bắt đầu bộc lộ: gia tăng bất bình đẳng trong hầu hết các quốc gia, suy thoái môi trường và một số loài biến mất; và những tác động lớn hơn của biến đối khí hậu. Thị trường của chúng ta không bền vững – và chúng ta cần một mô hình kinh tế mới.

Để giải quyết những thách thức này, Thị trường Chuyển đổi là một trong bốn lĩnh vực trọng tâm được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh Tác động phát triển bền vững năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Một loạt các phiên họp, tập hợp các bên liên quan lại với nhau cùng hành động với mục tiêu đặt sức khoẻ con người và môi trường vào cốt lõi của hệ thống thị trường và chuỗi giá trị. Bao gồm xây dựng thị trường bền vững, chuỗi cung ứng có trách nhiệm, tăng khả năng sử dụng một lần, tuần hoàn và các giải pháp mở rộng quy mô của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, bên cạnh các giải pháp khác.

Các nguyên nhân phổ biến nhất là rào cản về dữ liệu, bao gồm dữ liệu không đáng tin cậy từ các đối tác chuỗi cung ứng và thiếu tiêu chuẩn hoá để trao đổi dữ liệu và tính toán các chỉ số. Ngoài ra còn có các rào cản về công nghệ, chẳng hạn như thiếu vắng các nền tảng end – to – end (phương thức tiếp cận từ đầu đến cuối) và các rào cản về tổ chức, chẳng hạn như các cơ chế chia sẻ dữ liệu không đáng tin cậy hoặc các mối quan ngại về quyền riêng tư.

Vượt qua những trở ngại này để có được chuỗi cung ứng linh hoạt và bền vững đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều bên liên quan trong một lĩnh vực, cả về thiết lập các tiêu chuẩn và loại nền tảng đầu tư, cũng như tập trung nguồn lực, chia sẻ chi phí và thu hút. Nếu nhiều người tham gia trong một lĩnh vực có thể liên kết trên một ngôn ngữ, tiêu chuẩn hoặc mô hình dữ liệu chung, tất cả sẽ được hưởng lợi từ việc phát triển năng lực nhanh hơn, quyết định thuận lợi hơn, chuẩn đối sách dễ dàng hơn và các hình thức cộng tác khác.

Trong những năm gần đây, một số ngành đã kết hợp với nhau để thúc đẩy khả năng truy xuất nguồn gốc và hiển thị. Ví dụ, Food Trust của IBM được thành lập vào năm 2017, chuyên giải quyết nhu cầu về hệ thống cung cấp thực phẩm thông minh hơn, an toàn hơn và bền vững hơn bằng cách kết nối một hệ sinh thái gồm các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà chế tạo, nhà bán lẻ và các bên liên quan khác. Giải pháp chia sẻ Blockchain – powered giúp người tham gia loại bỏ các nút thắt trong chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định, đồng thời xây dựng chuỗi cung ứng bền vững với ít chất thải và vật liệu hư hỏng.

Nếu việc chia sẻ và cộng tác được thực hiện trong toàn ngành công nghiệp trong tương lai, thì làm cách nào để đạt được điều đó? Quan điểm của chúng tôi là các nhà lãnh đạo ngành, những người đi trước các cơ quan quản lý, có khả năng thúc đẩy phát triển ban đầu về các nền tảng và thiết lập các tiêu chuẩn, sau đó tham gia vào các ngành công nghiệp khác sẽ thấy được giá trị. Những nhà lãnh đạo này có thể xem xét và hành động theo bốn bước chính:

1. Tạo một môi trường chia sẽ dữ liệu, kinh nghiệm và các phương pháp hay nhất. Để đạt được sự chấp nhận trong toàn ngành, những nỗ lực này có thể sẽ đòi hỏi sự tham gia của các tổ chức trung lập đáng tin cậy, chẳng hạn như các hiệp hội ngành hàng. Với chỉ 6% giám đốc điều hành được khảo sát cảm thấy thoải mái khi chia sẻ chuỗi dữ liệu cung ứng với các đối thủ cạnh tranh, 2/3 trong số còn lại cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với các hiệp hội ngành.

2. Mang nền tảng kỹ thuật số vào cuộc sống để cộng tác với nhiều bên. Một công ty công nghệ có thể sẽ cần thiết để đảm nhận việc lưu trữ và phát triển các nền tảng, sau đó thương mại hoá các giải pháp.

3. Tạo niềm tin trong chứng nhận. Các cơ quan cung cấp chứng nhận có thể xác minh đầu vào và quy trình của mỗi bên tham gia, các nền tảng kĩ thuật số hoặc kết quả phân tích mà nó tạo ra một cách đáng tin cậy.

4. Xây dựng bộ công cụ để huy động và tạo ra giá trị một cách hiệu quả. Mỗi công ty có liên quan sẽ cần một cuốn sách hướng dẫn cách xây dựng nhân tài, hệ thống và quy trình cần thiết; hướng dẫn về cách đánh giá hiệu suất, tiến độ và phát triển đối với từng lĩnh vực; vai trò và trách nhiệm rõ ràng trọng việc tạo ra giá trị kinh doanh, khả năng phục hồi và tính bền vững từ những hiểu biết có sẵn bên trong.

Chúng tôi hy vọng các nhà lãnh đạo trong ngành đủ sáng suốt để tránh tình trạng tê liệt tiềm ẩn với phạm vi quá rộng, mà thay vào đó sẽ tập trung vào giải quyết một vấn đề lớn trước khi chuyển sang vấn đề tiếp theo. Khi các bên tham gia được thêm vào, thậm chí là đối thủ cạnh tranh, cùng nỗ lực, các ngành có thể cùng làm việc để bảo đảm chuỗi cung ứng hiệu quả, đáng tin cậy, linh hoạt và bền vững.

Nguồn: Euro Peansting

Từ khóa: bốn cách, chuỗi cung ứng, bền vững

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403199
Go to top