Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOHội thảo “Tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Tác động, Cơ hội và Thách thức”

Hội thảo “Tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Tác động, Cơ hội và Thách thức”

Sáng ngày 20/5/2015, với sự hỗ trợ của Dự án EU-Mutrap, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã chủ trì và tổ chức thành công hội thảo “Tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Tác động, Cơ hội và Thách thức” tại khách sạn Sài Gòn với sự tham dự của đại diện sở ban ngành và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Đại diện CIEM, Ông Nguyễn Anh Dương, Phó trưởng ban Ban chính sách kinh tế vĩ mô đã tóm tắt tổng quan hội nhập kinh tế khu vực và tầm quan trọng của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (gọi tắt là RCEP). Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có hồi phục chậm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các hợp tác kinh tế đa phương vẫn tiếp tục diễn ra và Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất, với sự có mặt của các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, thương mại và dân số thế giới. Khu vực Đông Á có mức độ hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, vai trò ngày càng tăng và quan trọng của kinh tế khu vực Đông Á trong Vòng đàm phán Doha; sự nở rộ của các FTA song phương và khu vực có sự tham gia của các nền kinh tế ở khu vực này (như TPP, RCEP, CJKFTA…).

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia khác (Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và Niu Di-lân) sẽ đóng vai trò thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư ở khu vực ASEAN+6 và đẩy mạnh mạng sản xuất khu vực. RCEP là Hiệp định thương mại khu vực, hướng đến thiết lập khối thương mại tự do to lớn, chiếm gần 30% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, 1/2 dân số thế giới và hơn 1/4 thị phần xuất khẩu của thế giới. RCEP được xem là một trong ba Hiệp định khu vực lớn nhất của thế kỷ 21, đó là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại giữa Hoa Kỳ và EU. RCEP bắt đầu từ 2003 và dự kiến kết thúc vào năm 2015. RCEP là sự mở rộng của các Hiệp định thương mại tự do khu vực đã ký kết: ASEAN + Trung Quốc (ACFTA, 2004); ASEAN + Hàn Quốc (AKFTA, 2006); ASEAN +  Nhật Bản (AJFTA, 2008); ASEAN + Úc - New Zealand (AANZFTA, 2009); ASEAN + Ấn Độ (AIFTA, 2009).

Nguyên tắc của RCEP đảm bảo là phù hợp với quy định của WTO, không như không thay thế các ASEAN+1 FTA và các FTA song phương/nhiều bên hiện có, quy định mở về thành viên, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và bao gồm nhiều vấn đề mới như trong TPP, FTA của EU.
business-meeting-room
RCEP vẫn đang trong tiến trình đàm phán giữa các quốc gia (trải qua 4 vòng đàm phán), nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) tiến hành đánh giá tác động đến vĩ mô và các ngành kinh tế bằng kỹ thuật phân tích mô hình cân bằng tổng thể toàn cầu. Theo các chuyên gia của nhóm nghiên cứu, đánh giá tác động của RCEP về vĩ mô cho thấy: RCEP thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều, nhưng lợi ích thu được là nhỏ so với ưu tiên tăng trưởng, tăng trưởng phụ thuộc vào vốn và năng suất. Tuy nhiên Việt Nam cũng có thể bị thua thiệt từ chệch hướng thương mại nếu Nhật Bản – Trung Quốc – Hàn Quốc tự do hóa thương mại với nhau. Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc trong xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và gạo vào Nhật Bản. Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc trong xuất khẩu thức ăn, thực phẩm và may mặc vào Hàn Quốc...

Còn đối với các ngành kinh tế, từ thực trạng của các ngành là có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm thô, hàm lượng chế biến thấp, cơ cấu xuất khẩu không đồng đều, thị trường xuất khẩu chỉ tập trung một số đối tác chính, phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào, sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường đối tác nhưng cơ cấu xuất khẩu lại tương đồng với một số đối tác lớn. Điều này dẫn đến việc đánh giá tác động của RCEP đến lãnh vực sản xuất là có những cơ hội như tiếp cận thị trường từ thuận lợi hóa thương mại và cắt giảm thuế quan, nhập khẩu đầu vào rẻ hơn, cơ hội tham gia chuỗi giá trị khu vực toàn cầu. Tuy nhiên các ngành sản xuất cũng gặp thách thức từ áp lực cạnh tranh từ các trong RCEP có cơ cấu xuất khẩu tương đồng với Việt Nam, sự gia tăng các rào cản phi thuế quan đã áp đặt những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn đối với hàng hóa xuất khẩu. Riêng đối với lãnh vực dịch vụ  (dịch vụ phân phối, dịch vụ tài chính, dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ truyền thông), kết quả đánh giá ban đầu cho thấy có những cơ hội lớn cho xuất khẩu trong lãnh vực dịch vụ phân phối (dịch vụ bán lẻ) tới các quốc gia trong RCEP là Nhật Bản và Hàn Quốc, tăng cường thúc đẩy xuất khẩu truyền thông tới các thành viên RCEP, đặc biệt là các quốc gia ASEAN. Nhưng thách thức lớn lãnh vực dịch vụ là mức độ cạnh tranh dịch vụ xuất khẩu chuyên nghiệp sẽ tăng cao (các dịch vụ tư vấn, nghiên cứu thị trường, tư vấn pháp lý…), dịch vụ ngân hàng đối mặt cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia SINGAPORE, NHẬT BẢN, HÀN QUỐC và ÚC. Riêng về cạnh tranh trong nước đối với dịch vụ viễn thông gia tăng từ đối tác Ấn Độ, dịch vụ phân phối từ các đối tác của Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Thái Lan trong lãnh vực dịch vụ bán lẻ.

Hội thảo nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp tích cực từ các thành viên tham dự về kết quả đánh giá tác động và những đề xuất nhằm cụ thể hóa những giá trị của nghiên cứu này mang những giá trị thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.

Duy Oanh

Từ khóa: đối tác, kinh tế, tác động, tham vấn, cộng đồng, toàn diện

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402597
Go to top