Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTọa đàm “Cập nhật đàm phán TPP - Những yêu cầu từ ngành dệt may, da giày và nông nghiệp”

Tọa đàm “Cập nhật đàm phán TPP - Những yêu cầu từ ngành dệt may, da giày và nông nghiệp”

Sáng ngày 21 tháng 08 năm 2013, Thời báo kinh tế Sài gòn phối hợp với Trung tâm WTO - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Tọa đàm “Cập nhật đàm phán TPP - Những yêu cầu từ ngành dệt may, da giày và nông nghiệp”. Tham dự tọa đàm có sự hiện diện của ông Lê Văn Khoa – Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố, cùng với sự góp mặt của hơn 60 đại biểu là các chuyên gia kinh tế và đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo đài.

Khai mạc chương trình, ông Lê Văn Khoa mong muốn hội nghị sẽ thảo luận cởi mở về những nội dung chính liên quan đến cơ hội và thách thức của Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm làm cơ sở cho các cấp chính quyền và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về TPP, từ đó có những bước chuẩn bị khi Hiệp định đi vào thực tiễn.

Thay mặt Ban tổ chức Tọa đàm, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO - VCCI trình bày sơ bộ về các nội dung liên quan đến diễn biến 18 vòng đàm phán vừa qua của TPP. Những kết quả đàm phán của TPP hứa hẹn mang lại cho các cấp chính quyền và doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn trong việc tận dụng hiệu quả ưu đãi của Hiệp định TPP.
detmay33
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cần nhìn Hiệp định TPP trong mối tương quan với các hiệp định mà Việt Nam đã và đang tham gia như RCEP, Cộng đồng ASEAN, ASEAN +1, APEC… để thấy rõ hơn thuận lợi và khó khăn mà các hiệp định mang lại. Hiện nay, TPP mong muốn các nước tham gia phải tiến hành cải cách thể chế theo yêu cầu chung; hàng hóa, sản phẩm dịch vụ trong TPP phải đảm bảo chất lượng; các thành viên TPP phải xây dựng tiêu chuẩn thống nhất chung trong khối. Những yêu cầu này buộc Việt Nam phải thay đổi về thể chế và chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận lợi ích mang lại từ TPP.

Đại diện cho doanh nghiệp, ông Lư Quang Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn nhìn nhận TPP là cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp ngành dệt may tăng cường phát triển các nguồn lực và tái cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu cho phù hợp với khả năng của mình. Đây là cơ hội và cũng là thách thức để Việt Nam thoát ra khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. Để ngành dệt may phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp tự nâng cao năng lực của mình, cơ quan nhà nước cần có những hoạch định và chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước để gia tăng giá trị sản phẩm dệt may của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên TPP, cụ thể là thị trường Hoa Kỳ.

Ngoài các nội dung liên quan cơ hội và thách thức của TPP, các đại biểu cho rằng cần cung cấp thông tin nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đối tượng liên quan chịu tác động từ hiệp định về những thông tin cơ bản và chuyên sâu của hiệp định TPP mà Việt Nam phải thực hiện trong tương lai.

Minh Vũ –TT WTO

Từ khóa: hội nghị, da giày, dệt may, nông nghiệp, TPP

 

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401356
Go to top