Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcTổng hợp hoạt động của WTO trong tháng 9/2015

Tổng hợp hoạt động của WTO trong tháng 9/2015

 

WTO2

Trong tháng 9/2015, hoạt động của WTO có nhiều diễn biến đáng chú ý

WTO lập Ban hội thẩm để xử lý tranh chấp Hàn Quốc - Nhật Bản trong lĩnh vực thủy sản
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt để xem xét lệnh cấm của Hàn Quốc đối với các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản, chính phủ Hàn Quốc cho biết ngày 28 tháng 9.

Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã ra quyết định phù hợp với các quy tắc được thiết lập trước về xử lý bất đồng thương mại.

Hàn Quốc đã bác bỏ lời kêu gọi của Nhật Bản về việc thiết lập một ban hội thẩm đặc biệt vào ngày 31 tháng 08 và WTO đã tôn trọng, nhưng cơ quan thương mại toàn cầu này sau đó đã chấp nhận yêu cầu lần thứ hai được thực hiện bởi Nhật Bản vào ngày 28 tháng 9.

Hàn Quốc đã đưa ra lệnh cấm đối với một số sản phẩm thủy sản từ 8 quận của Nhật Bản, bao gồm cả Fukushima, sau khủng hoảng lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân số 1 thuộc Tokyo Electric Power Co tại Fukushima năm 2011.

Tháng 9 năm 2011, Hàn Quốc đã ban hành quy định hạn chế nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản ngay sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima dẫn đến rò rỉ chất ô nhiễm phóng xạ từ nhà máy hạt nhân số 1 ra các vùng biển của Nhật Bản. Ban đầu lệnh cấm nhập khẩu được áp dụng đối với 50 loại hải sản từ Fukushima và bảy tỉnh lân cận khác

Hàn Quốc đã lập luận rằng việc ban hành lệnh cấm là biện pháp đảm bảo sức khỏe cho người dân nước này và đáp ứng các quy định của WTO.

Nhật Bản sau đó đã đáp trả động thái trên của Hàn Quốc bằng cách khẳng định các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước này hoàn toàn an toàn vì phải trải qua một quá trình kiểm tra rất nghiêm ngặt. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga nói: "Chúng tôi luôn thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn rất nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu mức (phóng xạ) vượt quá những tiêu chuẩn này, thì lô hàng đó sẽ bị hủy bỏ ngay lập tức". Tại thời điểm đó, Chính Phủ Nhật Bản cũng đã công bố kế hoạch chi 47 tỷ Yên, tương đương hơn 473 triệu đô la để giải quyết sự cố rò rỉ nước nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima và Đảng cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe cam kết sẽ giữ vai trò chỉ đạo trong công cuộc tẩy sạch ô nhiễm tại khu vực này, chứ không phó mặc cho Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) – đơn vị vận hành nhà máy Fukushima tự giải quyết.

Theo quy định của WTO, ban hội thẩm sẽ có một năm để làm báo cáo, nhưng phán quyết cuối cùng có thể bị chậm trễ.

"Chính phủ Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ tích cực chứng minh cho việc áp dụng lệnh cấm là nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân và chỉ ra những vấn đề về an toàn đối với sản phẩm của Nhật Bản và cách nước này đang cố gắng để làm sạch nguồn nước bị nhiễm phóng xạ từ các thảm họa hạt nhân", Bộ cho biết.

Ấn Độ có thể phê chuẩn Hiệp định thương mại của WTO vào tháng 11

Ấn Độ có thể sẽ phê chuẩn hiệp định xúc tiến thương mại nhằm tạo thế mạnh khi thương lượng vấn đề trợ cấp thực phẩm tại Hội nghị Bộ trưởng tháng 12/2015 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Chính phủ Ấn Độ hiện đã bắt đầu đơn giản hóa quá trình thương mại theo các chuẩn mực của WTO vì nước này có kế hoạchphê chuẩn Hiệp định tạo thuận lợi thương mại vào tháng 11/2015.

Trước đó, Ấn Độ đã từ chối thông quabản dự thảohiệp định tạo thuận lợi thương mại toàn cầu cho đến khi yêu cầu liên quan đếndự trữ lương thực của nước này được đáp ứng. Sau đó, các nước thành viên WTO khác đã đồng ý với Ấn Độ rằng sẽ không bắt đầu chương trình trên đối với các nước đang phát triển cho đến khi một giải pháp lâu dài được thông qua.

Các biện pháp gần đây của Ấn Độ nhưgiảm số lượng các giấy tờ cần thiết cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, và tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu nộp giấy tờ trực tuyến, có khả năng sẽ giúp Ấn Độ được xếp loại A theo hiệp định - trong đó quy định rằngcác nước cần phải tuân thủ và thực thi hiệp định ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Tương tự, việc nộp giấy tờ trực tuyếnvới mã số xuất nhập khẩu theo định dạng kỹ thuật số cũng giúp Ấn Độ được xếp loại A.

Theo một quan chức của Bộ Thương mạiẤn Độ cho biết: "Ấn Độ đang chuẩn bị dự thảo và sẽ tuân thủ với hầu hết các quy định của hiệp định tạo thuận lợi thương mại. Không thể xem nhẹ những cam kết trong hiệp định một khi được hiệp định này được thông qua."Hiệp định tạo thuận lợi thương mạihiện có 13 chương với hơn 130 điều khoản.

WTO sẽ ra phán quyết về COOL trong mùa thu năm nay

Ban Hội thẩm Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa có phiên điều trần liên quan đến việc Canada và Mexico sẽ có thể áp đặt các biện pháp trả đũa ở mức nào đối với quy định dán nhãn xuất xứ hàng hóa (COOL) của Mỹ. Phán quyết cuối cùng của WTO dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối tháng 11 tới.

Canada đang tìm kiếm các biện pháp trừng phạt trị giá hơn 3 tỷ USD vì Mỹ không bãi bỏ quy định về COOL. Đại diện Thương mại Mỹ cho biết các tuyên bố của Canada đang bị định giá quá cao vào yêu cầu WTO xác định ngưỡng mà Canada có thể áp dụng dưới hình thức trả đũa thuế quan. Trong khi đó Mexico cũng đang có các hành động tượng tự để có thể trừng phạt hàng hóa Mỹ khoảng 653 triệu USD.

Trước đó, WTO đã ra phán quyết lần thứ tư và lần cuối đối với quy định COOL. Trong tháng 6, Hạ Viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 300-131 ủng hộ việc bãi bỏ quy định COOL. Tuy nhiên, Thượng viện đã phát triển một dự luật thay thế COOL bằng hệ thống dán nhãn tự nguyện mà các nhà lập pháp cho rằng tương tự cơ chế dán nhãn tự nguyện đang được áp dụng tại Canada.

Các nước thành viên WTO bầu Chủ tịch mới của các vòng đàm phán thương mại nông nghiệp

Ngày 13/9, các nhà đàm phán của các nước thành viên WTO đã bầu Đại sứ New Zealand tại WTO Vangelis Vitalis làm Chủ tịch mới của các vòng đàm phán thương mại nông nghiệp.
Tháng 7 vừa qua, ông Vitalis được bổ nhiệm làm Đại sứ New Zealand tại WTO. Trước đó, ông Vitalis là Trưởng phái đoàn New Zealand tại Liên minh châu Âu (EU) và NATO, đồng thời là Đại sứ New Zealand tại Thụy Điển.

Đại sứ Vitalis là Chủ tịch thứ 9 của các vòng đàm phán thương mại nông nghiệp kể từ khi bắt đầu các vòng đàm phán này vào tháng 3/2000 và là Chủ tịch thứ 5 kể từ khi các vòng đàm phán này được đưa vào trong Vòng đàm phán Doha năm 2001.

Australia tài trợ 100.000 AUD giúp các nước LDC tham dự Hội nghị Bộ trưởng WTO
Chính phủ Australia đã quyết định đóng góp 100.000 AUD (CHF 67.750) để hỗ trợ các nước kém phát triển nhất (LDC) tham dự Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 10, được tổ chức từ ngày 15-18/12/2015 tại Nairobi, Kenya. Đây là lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng WTO - Cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của WTO - được tổ chức tại châu Phi.

"Khoản đóng góp của Australia rất đáng hoan nghênh. Khoản đóng góp này sẽ giúp các nước kém phát triển tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Nairobi để các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu có thể hỗ trợ các nước LCD đạt được các mục tiêu phát triển của họ", Tổng giám đốc WTO Roberto Azevêdo cho biết.

"Tạo điều kiện để các nước LCD tham gia Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 10 một trong những trọng tâm của Chương trình nghị sự phát triển Doha. Chúng tôi rất vui mừng vì đã góp phần vào việc đảm bảo những ý kiến quan trọng của các nước LCD sẽ được lắng nghe trong sự kiện này", Đại sứ Australia tại WTO Hamish McCormick khẳng định.

Từ năm 2002, Australia đã tài trợ 23.474.811 AUD (CHF 16.002.175) cho các quỹ khác nhau của WTO.

Liechtenstein phê chuẩn Hiệp định tạo thuận lợi thương mại

Ngày 22/9, Đại sứ Liechtenstein tại WTO Peter Matt đã trình văn bản phê chuẩn Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của Liechtenstein lên Tổng giám đốc WTO Roberto Azevêdo. Công quốc Liechtenstein trở thành thành viên thứ 17 của WTO chính thức thông qua Hiệp định TFA của WTO.

Được phê chuẩn tại Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Bali (Indonesia) năm 2013, TFA bao gồm các quy định đẩy mạnh lưu thông và thông quan hàng hóa, kể cả hàng quá cảnh; đề ra các biện pháp hợp tác hiệu quả giữa Hải quan và cơ quan chức năng khác về thuận lợi hóa thương mại và chấp hành thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, TFA cũng có những điều khoản hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực trong lĩnh vực này.

TFA sẽ có hiệu lực khi được 2/3 số thành viên WTO chính thức phê chuẩn. Ngoài Liechtenstein, các nước thành viên WTO sau đây đã thông qua hiệp định này: Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Hoa Kỳ, Mauritius, Malaysia, Nhật Bản, Australia, Botswana, Trinidad và Tobago, Hàn Quốc, Nicaragua, Niger, Belize, Thụy Sĩ, Đài Loan, và Trung Quốc.

TFA cũng đề ra các cách thức để các nước đang phát triển và kém phát triển nhất có thể thực thi hiệp định. Lần đầu tiên trong lịch sử WTO, yêu cầu thực thi Hiệp định được gắn trực tiếp với năng lực của từng nước. Bên cạnh đó, hiệp định này cũng khẳng định WTO phải trợ giúp và hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển nhất thực thi TFA.

Trên cơ sở yêu cầu của các nước thành viên đang phát triển và kém phát triển nhất, WTO đã đưa ra kế hoạch thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFAF) để đảm bảo rằng các nước này sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết để gặt hái được đầy đủ những lợi ích của TFA, qua đó, hỗ trợ cho các mục tiêu cuối cùng là tất cả các nước thành viên WTO thực hiện đầy đủ TFA.

Tổng Giám đốc WTO Azevedo kêu gọi các nước thành viên xem xét lợi ích của GPA

Tổng giám đốc Roberto Azevêdo vừa kêu gọi các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xem xét gia nhập Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO (GPA). Gia nhập GPA sẽ mang lại "các cơ hội kinh tế khổng lồ" và tác động tích cực lên thương mại và phát triển.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị chuyên đề GPA được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva ngày 22/9 vừa qua, Tổng Giám đốc Azevedo đánh giá, hiện nay, GPA đang mở cửa các hoạt động mua sắm chính phủ cho cạnh tranh quốc tế trị giá 1.700 tỷ USD mỗi năm.

Hiện tại, 45 nước thành viên WTO đã phê chuẩn GPA, tăng so với 22 thành viên năm 1996. Montenegro và New Zealand là các thành viên mới nhất gia nhập GPA vào mùa hè năm nay, Moldova vừa kết thúc đàm phán điều kiện gia nhập ngày 16/9 vừa qua. Mười nước thành viên khác của WTO đang trong quá trình đàm phán các điều khoản tham gia GPA.

Tổng Giám đốc Azevedo cho biết GPA đã được sửa đổi vào năm ngoái để tăng tính linh hoạt của hiệp định, hoàn thiện các biện pháp chuyển tiếp đối với các nước đang phát triển.

"Hiệp định này sẽ tạo ra thông lệ tốt, thúc đẩy sự minh bạch và quản trị tốt hơn trong hoạt động mua sắm chính phủ. GPA cũng có thể được coi như một chuẩn mực quan trọng đối với cải cách chính sách quốc gia, tác động tích cực đến hiệu quả của nền kinh tế và là một công cụ tốt để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài", Tổng Giám đốc Azevedo khẳng định.

Giá trị của các hoạt động mua sắm chính phủ chiếm khoảng 10-15% GDP của một nền kinh tế.
Tổng Giám đốc Azevedo cho rằng mở rộng và thực hiện các hiệp định hiện có của WTO - không chỉ GPA mà còn các hiệp định tạo thuận lợi thương mại và Hiệp định công nghệ thông tin – sẽ giúp tăng cường hệ thống thương mại và tạo cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển.

"Với những lợi ích như vây, tôi kêu gọi các thành viên WTO - đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi – xem xét lợi ích khi gia nhập GPA", Tổng Giám đốc Azevêdo tuyên bố.

Theo AsemconnectVietnam

Từ khóa: Tổng hợp, hoạt động, WTO, tháng 9/2015

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401754
Go to top