Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcTổng hợp hoạt động của WTO trong tháng 7/2015

Tổng hợp hoạt động của WTO trong tháng 7/2015

WTO1

 

Trong phiên họp tại trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ), Đại hội đồng WTO đã phê chuẩn các điều khoản thành viên của Kazakhstan sau khi các cuộc đàm phán được hoàn tất vào ngày 10/6.
Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev đã có mặt để chứng kiến lễ công nhận chính thức và cùng với Tổng Giám đốc WTO Robert Azevedo ký Nghị định thư về việc gia nhập của Kazakhstan.


Ông Nazarbayev cam kết Kazakhstan sẵn sàng hợp tác trong khuôn khổ WTO, phù hợp với lợi ích của tất cả các thành viên cũng như của nền kinh tế và người dân Kazakhstan.


Đáng chú ý, Tổng thống Nazarbayev nhấn mạnh tới nguyên tắc chính của WTO là không có sự phân biệt trong thương mại giữa các thành viên. Chính vì vậy, ông Nazarbayev cho rằng chính sách trừng phạt kết hợp giữa kinh tế với chính trị chỉ cản trở thương mại và không phù hợp với các nguyên tắc của WTO.


Tổng Giám đốc WTO Robert Azevedo đã mô tả quá trình kết nạp kéo dài của Kazakhstan thực sự là một thử thách. Theo ông Azevedo, các cuộc đàm phán chỉ tiến triển nhanh chóng cách đây 2 năm sau khi Astana bày tỏ mong muốn thức sự về việc gia nhập WTO.
Kazakhstan bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập WTO từ năm 1996, song các cuộc đàm phán thường xuyên bị trì hoãn. Quốc gia này đã tiến hành tự do hóa nền kinh tế, một trong những yếu tố quyết định để gia nhập WTO.
Phát biểu với các phóng viên tại Geneva, Bộ trưởng Hội nhập Kinh tế Kazakhstan Zhanar Aitzhanova tuyên bố nước này sẽ tiếp tục quá trình cải cách tự do hóa kinh tế một cách đầy đủ, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông. Kazakhstan cũng đồng ý giảm thuế nhập khẩu, thúc đẩy đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia đánh giá nền kinh tế Kazakhstan hiện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ tài nguyên. Việc giá dầu trên thị trường thế giới sụt giảm đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với nước này phải đa dạng hóa nền kinh tế. Sản lượng công nghiệp của Kazakhstan hiện vẫn tương đối thấp, trong khi tỷ trọng nông nghiệp chiếm chưa tới 4% Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của nước này.
Ngoại trưởng Kazakhstan Erlan Irdissov cũng tuyên bố đa dạng hóa nền kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu, đồng thời bày tỏ hy vọng tư cách thành viên WTO sẽ hỗ trợ các nỗ lực này của Kazakhstan.
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Kazakhstan đã thông qua hơn 50 luật mới và sửa đổi 10 thỏa thuận quốc tế được ký kết trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU).
Tuy nhiên, ông Irdissov cho rằng việc Kazakhstan gia nhập WTO sẽ có tác động tích cực tới quá trình hội nhập của nước này trong khuôn khổ EAEU. Theo đó, các quy tắc thương mại toàn cầu cũng sẽ được áp dụng rộng rãi trong liên minh kinh tế hiện gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan.
WTO được thành lập ngày 1/1/1995 với tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) năm 1947.
WTO hiện có 161 thành viên đầy đủ và đang tiến hành các cuộc đàm phán gia nhập với 21 quốc gia, trong đó có các nước thuộc Liên Xô cũ là Azerbaijan, Belarus và Uzbekistan.
Kazakhstan sẽ chỉ trở thành thành viên đầy đủ thứ 162 của WTO sau khi hoàn tất các thủ tục phê chuẩn, dự kiến vào giữa tháng 12/2015.

Các thành viên WTO đưa ra số lượng kỷ lục các biện pháp an toàn thực phẩm, sức khỏe động thực vật

Trong cuộc họp từ ngày 25-26/7, Ủy ban WTO phụ trách an toàn thực phẩm và sức khỏe động thực vật, thường được biết đến với tên gọi chính thức là Ủy ban về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Ủy ban SPS) đã được thông báo một số lượng kỷ lục của các biện pháp gây lo ngại cho hoạt động thương mại.
Một trong những chức năng quan trọng của Ủy ban SPS là tạo ra một diễn đàn cho các nước thành viên WTO thảo luận về các biện pháp an toàn thực phẩm, sức khỏe động thực vật nhằm đảm bảo rằng các biện pháp này không hạn chế không cần thiết các hoạt động thương mại quốc tế. Tại cuộc họp này, có 8 biện pháp mới gây lo ngại cho hoạt động thương mại đã được nêu ra cùng 16 biện pháp đã thảo luận ở phiên họp trước cũng được đưa trở lại vào chương trình nghị sự kỳ họp làm tổng số biện pháp đưa ra trong một kỳ họp của Ủy ban SPS đạt con số cao kỷ lục.
Liên minh châu Âu – vấn đề phê duyệt các sản phẩm công nghệ sinh học
Một số thành viên WTO bày tỏ quan ngại về đề xuất của Liên minh châu Âu sửa đổi thủ tục phê duyệt thực phẩm biến đổi gen, hay còn được gọi là sản phẩm công nghệ sinh học. Mỹ cho rằng, việc sửa đổi này sẽ cho phép các nước thành viên EU hạn chế hoặc cấm sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học mà không có lý do chính đáng. Argentina, Paraguay, Uruguay, Brazil và Canada cũng bày tỏ lo ngại tương tự và khẳng định các đề xuất sửa đổi của EU sẽ tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Trước đó, EU đã thông báo đề xuất sửa đổi quy định tới Ủy ban WTO về hàng rào kỹ thuật thương mại. Nhiều nước thành viên WTO cho rằng các biện pháp này cũng cần được thông báo cho Uỷ ban SPS.
Đáp lại, EU cho rằng đề xuất này không đưa ra bất kỳ hạn chế hoặc cấm đoán nào đối với các sản phẩm công nghệ sinh học mà chỉ tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên EU có thể không phải thực thi các quyết định của EU nếu họ muốn, vì lý do lợi ích công cộng. EU cũng nhấn mạnh đề xuất này không liên quan đến việc bảo vệ đời sống, sức khoẻ con người và động thực vật như quy định của Hiệp định SPS nên không cần phải thông báo cho Uỷ ban SPS.
Trung Quốc - đề xuất sửa đổi các thủ tục phê duyệt GMO
Ủy ban đã thảo luận về đề xuất của Trung Quốc thay đổi các quy định liên quan đến các sản phẩm công nghệ sinh học. Gần đây, Trung Quốc đã thông báo với WTO về đề xuất sửa đổi phương pháp đánh giá độ an toàn của nông sản biến đổi gen (GMO). Paraguay và Mỹ hoan nghênh đề xuất này của Trung Quốc nhưng cũng lưu ý các tác động tiêu cực có thể có từ những thủ tục pháp lý như vậy đối với thương mại quốc tế. Theo Mỹ, sự chậm trễ và thiếu minh bạch trong quá trình phê duyệt sản phẩm công nghệ sinh học hiện nay của Trung Quốc vẫn là một mối quan ngại nghiêm trọng của các nhà xuất khẩu đối với hoạt động thương mại và đề nghị sửa đổi nhiều hơn nữa quá trình phê duyệt phức tạp và kéo dài.

Về phần mình, Trung Quốc cho biết, dự thảo đề xuất sửa đổi nhằm tăng cường đánh giá độ an toàn của GMO và mời các thành viên WTO đưa ra các nhận xét về dự thảo đề xuất sửa đổi.
Costa Rica - lệnh cấm nhập khẩu bơ
Mexico và Guatemala nêu lên lo ngại về biện pháp của Costa Rica tạm đình chỉ cấp giấy phép nhập khẩu quả bơ do sự xuất hiện của bệnh sunblotch - một căn bệnh gây bỏng nắng quả bơ - làm ảnh hưởng nhiều nước sản xuất bơ. Costa Rica đã đình chỉ cấp giấy phép nhập khẩu bơ từ một số nhà xuất khẩu nhất định. Các biện pháp này đã được Costa Rica thông báo cho WTO từ tháng 5/2015. Mexico và Guatemala cho rằng các biện pháp của Costa Rica gây cản trở thương mại và không có các chứng cứ khoa học xác đáng. Mỹ và Nam Phi cũng ủng hộ quan điểm này.

Đáp lại, Costa Rica cho rằng các biện pháp nêu trong thông báo báo G/SPS/N/CRI/162 nhằm bảo vệ nước này không bị ảnh hưởng bởi bệnh sunblotch và khẳng định sẽ duy trì đối thoại với các đối tác kinh doanh của mình để giải quyết những mối quan ngại về thương mại.
Các vấn đề khác
Cuộc họp cũng đã thảo luận một vài vấn đề được đưa ra trong các cuộc họp trước của Ủy ban SPS, bao gồm tiêu chí của EU về xác định các rối loạn nội tiết, mối quan tâm của Nam Phi về các biện pháp của EU đối với cam quýt đốm đen, hạn chế nhập khẩu sản phẩm thực phẩm của Nhật Bản sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân và lo ngại của Peru và một số quốc gia khác về việc áp dụng và sửa đổi các quy định của EU về thực phẩm mới.
Chủ tọa cuộc họp, ông Felipe Hees người Brazil, được bầu làm Chủ tịch Ủy ban từ tháng 3/2015, đã công bố báo cáo cuộc họp không chính thức được tổ chức hồi đầu tuần. Các cuộc họp không chính thức được tổ chức để xử lý một số vấn đề nổi bật liên quan đến công việc của Ủy ban, bao gồm tiêu chuẩn cá nhân liên quan đến SPS, đề xuất về từ chối trách nhiệm pháp lý đối với các vấn đề SPS và dự thảo báo cáo sửa đổi lần thứ tư của Ủy ban SPS . Chủ tịch Hees cho biết các nước không đạt được sự đồng thuận nào về các vấn đề này và đề nghị các nước thành viên thảo luận, đưa ra các ý tưởng mới để thu hẹp khác biệt.
Một phiên họp về rủi ro giao thương đã được tổ chức vào ngày 25/7. Các nhà hoạch định chính sách đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về rủi ro y tế công cộng với các bên liên quan và các đối tác kinh doanh. Các đại biểu cũng được xem một bộ phim ngắn mới của Quỹ phát triển tiêu chuẩn và thương mại về đề tài các chính phủ có thể làm thế nào để hàng hóa lưu thông nhanh hơn qua biên giới trong khi vẫn ngăn chặn thành công sự lây lan của sâu bệnh hoặc bệnh tật và đảm bảo rằng thực phẩm vẫn an toàn đối với người tiêu dùng.
Bạn có muốn biết thêm?
Hệ thống quản lý thông tin SPS bao gồm tất cả các biện pháp liên quan đến SPS theo thông báo của các nước thành viên WTO và các mối quan ngại thương mại liên quan được thảo luận trong các cuộc họp trước đây của Ủy ban SPS.

 WTO thông qua dỡ bỏ thuế cho hơn 200 sản phẩm công nghệ

Theo kết quả mới nhất vừa đạt được ngày 24/7 tại Washington (Mỹ) sau 18 năm đàm phán, 80 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thông qua hiệp định về dỡ bỏ thuế đối với 200 sản phẩm công nghệ, từ vi xử lý máy tính cho tới hộp mức máy in hay các máy trò chơi điện tử.

80 quốc gia trên tổng số 161 thành viên WTO đã tham gia ký kết một thỏa thuận về công nghệ thông tin vào năm 1997. Hiệp định nói trên liên quan các sản phẩm có tổng trị giá trên toàn cầu lên tới 1000 tỷ USD, trong đó riêng các doanh nghiệp Mỹ chiếm khoảng 100 tỷ USD.  

Đai diện thương mại Mỹ Michael Froman đánh giá hiệp định là một thông tin rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Mỹ, những đơn vị vốn chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong ngành công nghệ thông tin, đồng thời sẽ bảo đảm việc làm cho 60.000 lao động tại Mỹ.

Giới chuyên gia cũng nhận định hiệp định mới sẽ giúp mở cửa các thị trường, tạo công ăn việc làm, khuyến khích tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới và hạ giá sản phẩm cho người tiêu dùng.

Bước đột phá cho thỏa thuận trên chính là chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11/2014 khi hai nước Mỹ và Trung Quốc nhất trí tháo gỡ các bế tắc song phương liên quan hiệp định.

Các chi tiết về lộ trình cụ thể cắt giảm thuế cho lĩnh vực này sẽ được các bên tiếp tục bàn thảo trước khi công bố tại Hội nghị WTO tháng 12 tới tại Kenya.

Đức tài trợ 1 triệu EUR giúp các nước đang phát triển tham gia vòng đàm phán Doha
Năm 2015, Chính phủ Đức đã quyết định đóng góp 1 triệu EUR (1.042.478 CHF) cho Quỹ ủy thác toàn cầu chương trình nghị sự phát triển Doha (DDAGTF) của WTO nhằm giúp các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất (LDCs) tham gia tích cực vào các vòng đàm phán Doha - vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa các nước thành viên WTO.
Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo khẳng định: "Khoản đóng góp mới của Đức là rất quan trọng, thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi giúp các nước đang và kém phát triển tham gia tích cực vào nền kinh tế thế giới. Tôi hoan nghênh các khoản đóng góp của nước Đức".
Đại sứ Đức Joachim Rucker cho biết:"Chính phủ Đức tin tưởng rằng thương mại tiếp tục là một công cụ quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo. Đức tự hào được hỗ trợ các hoạt động tuyệt vời của WTO như hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nền kinh tế ở các trình độ phát triển khác nhau, đặc biệt là các nước nghèo nhất thế giới. Khoản đóng góp 1 triệu EUR vào quỹ DDAGTF năm 2015 cho thấy Đức cam kết mạnh mẽ và khẳng định quyết tâm của mình hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất tham gia vào hệ thống thương mại đa phương. Khoản đóng góp này cũng là một biểu hiện cụ thể về cam kết liên tục của Đức thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, phát triển bền vững và chống lại đói nghèo thông qua thương mại”.
Từ năm 2000, Đức đã tài trợ 23.020.402 EUR (CHF 24.015.205) cho các quỹ khác nhau của WTO.

Báo cáo phát triển thương mại của WTO: sự gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại đang gây lo ngại

Ngày 26/7, Tổng Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Roberto Azevedo đã công bố báo cáo mới nhất về phát triển thương mại.

Theo báo cáo này, trong thời gian xem xét từ 16/10/2014 đến 15/5/2015, việc các nước thành viên WTO tiếp tục đưa ra các biện pháp hạn chế thương mại đang gây lo ngại cho các nước liên quan. Tuy nhiên, nhiều nước thành viên WTO cũng áp dụng ngày càng nhiều các chính sách tự do hóa thương mại, chẳng hạn như cắt giảm thuế quan.
Những phát hiện chính
Trong kỳ báo cáo từ 16/10/2014-15/5/2015, các nước thành viên WTO đã áp dụng 104 biện pháp hạn chế thương mại mới (không bao gồm các biện pháp phòng vệ thương mại) - trung bình khoảng 15 biện pháp mới mỗi tháng. Mức trung bình hàng tháng này đã duy trì khá ổn định kể từ năm 2012. Tuy vậy, tổng số các biện pháp hạn chế thương mại tiếp tục gia tăng.
Kể từ tháng 10/2008, 2.416 biện pháp hạn chế thương mại đã được ban hành nhưng trong số đó, gần 25% tổng số biện pháp đã được loại bỏ, chỉ còn 1.828 biện pháp còn hiệu lực. Tuy vậy, số biện pháp này vẫn cao hơn 12% so với số liệu trong báo cáo liền trước.
Đây vẫn là một mối lo ngại và các nước thành viên WTO nên tiếp tục cảnh giác trước xu hướng này.
Tuy nhiên, có một điểm sáng là kể từ cuối năm 2013, các nước thành viên WTO đã áp dụng các biện pháp tự do hoá thương mại (không bao gồm các hành động khắc phục thương mại) nhiều hơn so với các biện pháp hạn chế thương mại. Tiếp tục xu hướng này, trong thời gian xem xét trên, các nước thành viên WTO thực hiện 114 biện pháp tự do hóa thương mại mới - trung bình hơn 16 biện pháp mỗi tháng.
Bối cảnh kinh tế quốc tế mở rộng hơn đã làm tinh thần nâng cao cảnh giác gia tăng, cùng với đó là áp dụng nhiều hơn các biện pháp hạn chế thương mại. Theo dự báo gần đây nhất của WTO (ngày 14/4/2015), khối lượng thương mại hàng hóa trên thế giới đã tăng từ mức 2,8% năm 2014 lên 3,3% trong năm 2015 và đạt 4,0% trong năm 2016 nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân từ trước tới nay.

Hệ thống thương mại đa phương đã được chứng minh tính hữu dụng khi tạo dựng được một khuôn khổ thương mại dễ dự đoán và minh bạch giữa các quốc gia, trợ giúp các quốc gia thành viên chống lại áp lực bảo hộ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu.
Chính vì thế, trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 10 tại Nairobi, Kenya vào tháng 12 tới đây, các nước thành viên WTO nên coi trọng khả năng tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định, dễ dự đoán và minh bạch của hệ thống thương mại đa phương.

Trợ cấp lương thực vẫn 'ám ảnh' Ấn Độ tại WTO

Trong khi các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang cố gắng tranh luận để đưa ra một chương trình làm việc cho Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 10 được tổ chức tại Nairobi, Kenya, vào tháng 12 tới, Ấn Độ lại lo ngại về sự chậm trễ trong việc đạt được một "giải pháp lâu dài" cho vấn đề trợ cấp lương thực. Lo lắng của đất nước này bắt nguồn từ thực tế là các nước phát triển (chủ yếu là Mỹ và EU) có thể sử dụng nó như là một lợi điểm để đạt được những nhượng bộ trong các lĩnh vực khác như: hàng công nghiệp và dịch vụ.

Trợ cấp mua sắm lương thực là gì? Căn nguyên của vấn đề liên quan đến các khoản trợ cấp là gì? Giải pháp lâu dài mà Ấn Độ (và các nước đang phát triển khác) đã và đang tìm kiếm là gì? Những gì hậu quả gì sẽ xảy ra nếu giải pháp này bị trì hoãn? Đâu là sự kết hợp chiến lược đúng đắn?

Theo Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) được ký kết tại thời điểm WTO có hiệu lực vào năm 1995, các nước đang phát triển có thể áp dụng các khoản trợ cấp nông nghiệphoặc tổng mức hộ trợ trong nước (aggregate measurement support  - AMS) là 10% giá trị sản lượng của sản phẩm nếu là hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể và là 10% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước nếu là hỗ trợ không theo sản phẩm cụ thể; còn ngưỡng cho phép đối với nước phát triển là 5%. Tổng AMS được chia thành 2 loại (i) hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể - product specific: Vượt quá giá trả cho nông dân so với giá quốc tế hoặc ERP (giá tham khảo bên ngoài) nhân với định lượng sản phẩm; (II) hỗ trợ không cho sản phẩmcụ thể -  non-product specific: tiền chi cho các đề án để cung cấp đầu vào như  phân bón, hạt giống, thủy lợi, điện ở mức giá thấp. Tổng hỗ trợ AMS cho từng sản phẩm cụ thể và tổng hỗ trợ AMS không cho sản phẩm cụ thể không bị tính vào mức Tổng hỗ trợ gộp nếu dưới ngưỡng hỗ trợ cho phép tốit hiểu (de minimis).

Khi tính toán AMS, hỗ trợ về đầu vào cho nông dân nghèo được 'loại trừ' trong AoA. Sở dĩ có sự loại trừ này là việc hỗ trợ đó được xem như không có tác dụng 'bóp méo thương mại", trong khi nguyên tắc WTO chỉ nhắm mục tiêu đến các hình thức hỗ trợ sản xuất hiệu quả (trợ cấphộp hổ phách). Trong vòng đàm phán Uruguay tiền đề cho WTO, Ấn Độ đã đệ trình rằng 'trợ cấp đầu vào cho 79,5% tổng diện tích đất nông nghiệp là dành cho nông dân nghèo có ít hơn 10 ha đất canh tác có thu nhập thấp hoặc tài nguyên nghèo nên thuộc điều kiện miễn trừ theo Điều 6.2. Theo đó, trong thông báo của mình nộp vào năm 2002 về số liệu năm 1996/97 và 1997/9, Ấn Độ đã phân bổ khoảng 80% trợ cấp đầu vào theo Điều 6.2.

Cùng một cách diễn giải cũng được áp dụng đối với các khoản trợ cấp cho sản phẩmcụ thể. Tuy nhiên, nó không được kết hợp một cách rõ ràng trong thoả thuận; có lẽ, các nhà đàm phán của chúng ta đã không nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này như việc giá hỗ trợ tối thiểu (MSP)cho nông dân thấp hơn đáng kể so với ERP dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với AMS dành cho 'sản phẩm cụ thể'. Tình trạng này tiếp diễn cho đến năm 2004-2006. Sau đó, do sự gia tăng đáng kể của MSP, tình trạng này đã bị đảo ngược. Ví dụ, hiện tại đối với sản phẩm lúa mì, MSP đang được tính là 226 USD mỗi tấn, cao hơn nhiều so với ERP 130 USD mỗi tấn, tính theo giai đoạn 1986-1988.

Vấn đề trợ cấp nông nghiệp tại WTO vẫn còn nhiều tranh cãi

Trong quan điểm này và trợ cấp sản phẩm cụ thể chuyển sang trạng thái dương và trợ cấp đầu vào nông nghiệp cũng tăng đáng kể, dẫn đến nguy cơ thực sự là AMS sẽ vượt trần 10%. Vấn đề có thể được giải quyết bằng cách xem xét lại AoA để (i) cập nhật ERP theo mức giá hiện tại [theo thỏa thuận, nó đã được cố định ở mức giá của giai đoạn 1986-1988, và điều này là hoàn toàn không thực tế và phi logic; đây là một lỗ hổng nghiêm trọng và không nên có và (ii) loại trừ việc thu mua từ nông dân nghèo tài nguyên để tính trợ cấp sản phẩm cụ thể. Đây thực sự là một giải pháp lâu dài mà Ấn Độđang cố tìm kiếm.

Tại Hội nghị các Bộ trưởng Balitháng 12 năm 2013, các nước phát triển đã đồng ý một "điều khoản hòa bình" (miễn các cáo buộc việc vi phạm các cam kết theo AoA) đểđổi lấy sự ủng hộ Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại (TFA)của các nước đang phát triển. Hiệpđịnh này tìm cách đơn giản hóa các thủ tục hải quan và cải thiện cơ sở hạ tầng biên giới để giúp thương mại nhanh hơn, dễ dàng hơn và rẻ hơn. Theo điều khoản hòa bình, từ nay đến năm 2017, nếu một quốc gia đang phát triển cung cấp cho trợ cấp nông nghiệp vượt quá 10% GDP nông nghiệp của mình sẽ không bị các thành viên khác kiện tụng. Sau thời gian này, WTO sẽ tìm kiếm một giải pháp thay thế lâu dài để giải quyết vấn đề an ninh lương thực của các nước đang phát triển.

Như đã nói ở trên, rõ ràng rằng khi điều khoản hòa bình có hiệu lực tới năm 2017mà mởra cho các nước đang phát triển có quyền trợ cấp nông nghiệp vượt quá mức tối đa10%. Tuy nhiên, chưa có đảm bảo rằng sẽ có giải pháp lâu dài thay thế sau thời điểm 2017. Điều khoản hòa bình có rất nhiều điều kiện ràng buộc như việc phải đệ trình dữ liệu về thu mua lương thực, dự trữ, phân phối và trợ cấp... vv. Các ràng buộc này bao gồm cả việc thiết lập các khoản trợ cấp không phải là "bóp méo thương mại”mà là gần như không thể thực hiện được. Nói cách khác, ngay cả trong thời thời điểm 2017, bất kỳ thành viên WTO nào cũng có thể kiện nếu các điều kiện ràng buộc không được đáp ứng.

Thủ tướng Ân Độ, Team Modi đã phải thừa nhận rằng thỏa thuận Bali đã bị rạn nứt. Vì vậy, trong các cuộc họp của Hội đồng chungWTO tại Geneva ngày 31 Tháng 7 năm 2014,  phía Ấn Độ đã nhấn mạnhrằng thời hạn cho kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề trợ cấp thu mua lương thực và một giải pháp lâu dài về vấn đề này phải được gắn với việc phê chuẩn TFA. Căng thẳng đến mức đã có đề xuất rằng cả hai vấn đề này nên được phê chuẩn 'đồng thời'. Ấn Độ không thể nhẹ dạ với vấn đề của mình cũng như WTO không thể tiến lên phía trước nếu thiếu sự đồng ý của Ấn Độ. Đã có bế tắc và không có bất cứ quyết định nàođược ra tại cuộc họp này, ngay cả với TFA.

Trong 3 tháng đàm phán giữa Ấn Độ và Mỹ (bao gồm cả cuộc họp thượng đỉnh của Modi với Obama vào ngày 30 tháng 9 năm 2014) cả hai bên đều đã nỗ lực để hài hoà quan điểm của nhau. Trước đây, cả hai bên đều không tập trung vào việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài sớm, thì nay đã nhân nhượng để loại bỏ thời hạn 4 năm áp dụng điều khoản hòa bình. Tình trạng thay đổi này đã được thông báo cho Hội đồng chung WTO trong cuộc họp tổ chức vào ngày 10 tháng 11 năm 2014. Hội đồng đã chấp thuận gia hạn điều khoản hòa bình cho đến khi có một giải pháp lâu dài song song với phê chuẩn TFA.

Nhìn qua thì thỏa thuận có vẻ như công bằng đối với các nước đang phát triển. Nhưng trong thực tế nó có thể không được như vậy. Đầu tiên, các điều kiện ràng buộc để áp dụng điều khoản hòa bình đã không hề giảm xuống. Điều này sẽ tạo ra tình huống rấtdễ bị vi phạm và thanh kiếm vẫn treolơ lửng trên đầu! Thứ hai, việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài đã được hoãn lại. Sau khi được gia hạn vô thời hạn "điều khoản hòa bình", các nước phát triển sẽ không phải chịu sức ép phải đưa ra giải pháp lâu dài. Thậm chí là không cần phải xem xét lại sự phù hợp của AoA , ví dụ như các quy định hiện nay đang cólợi cho các nước phát triển và làm tổn thương các nước đang phát triển.

Các nước phát triển không quan tâm tới giải pháp lâu dài cho vấn đề an ninh lương thực

Những nỗi lo sợ đang trở thành hiện thực. Đó là sau hơn 18 tháng kể từ khi tuyên bố Bali và gần một năm kể từ khi có sự hòa giải giữa Modi và Obama. Các nước phát triển đã thể hiện không có hứng thú gì để quan tâm đến khi nào thì có một giải pháp lâu dài. Đồng thời, họ tiếp tục yêu cầu Ấn Độ cung cấp tất cả các dữ liệu - theo điều kiện ràng buộc trong điều khoản hòa bình –mục đích là để phủ nhận lợi ích của nó ngay cả trong thời gian tạm thời. Điều này sẽ buộc Ấn Độ phải tìm kiếm quyết định nhanh chóng về giải pháp lâu dài từ các nước phát triển. Sự chậm trễ này sẽ được tận dụng để đòi hỏi các nhượng bộ trong các lĩnh vực khác như giảm thuế công nghiệp và tự do hoá lĩnh vực dịch vụ một cách tự nguyện.

Năm ngoái, tại Hội đồng chung WTO, Modi gọi các nước phát triển là lừa gạt và đã tiến hành bước đúng hướng khi yêu cầu kế hoạch hành động có thời gian ràng buộc việc phải có một giải pháp lâu dài và phê duyệtđồng thời với TFA. Nhưng chính phủ Ấn Độ đã bị cám dỗ bằng việc hứa hẹn bãi bỏ thời hạn 4 năm trong điều khoản hoà bình mà quên rằng “điều khoản hòa bình"không phải là vô điều kiện, cũng không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để làm giảm các điều kiện ràng buộc này.

Khi chính phủ chuẩn bị cho hội nghị các Bộ trường tại Nairobi, lý tưởng nhất là nên nhấn mạnh vào việc đòi hỏi phải có một giải pháp lâu dài ngay từ 'bây giờ' bằng việc (i) cập nhật ERP với mức giá hiện tại và (ii) không bao gồm khoản thu mua từ nông dân nghèo tài nguyên khi tính trợ cấp sản phẩm cụ thể theo quy định trong AoA. Các nước phát triển không được phép kiện tụng nếu chỉ dựa vào lý do  'dữ liệu được yêu cầu kiểm tra' - như là mối quan tâm để loại bỏ sai sót trong AoA (ERP tính với giá của 3 thập kỷ trước không thể sử dụng so sánh với MSP ngày nay ở Ấn Độ để tính toán mức độ trợ cấphiện tại); tương tự như vậy, nếu như các nông dân nghèo nguồn lực có thể nhận hỗ trợ đầu vào không tính vào khoản trợ cấp, thì tại sao lại từ chối miễn trừ cho khoản trợ cấp sản phẩm?.

Nếu các nước phát triển vẫn còn đắn đo, thì Ấn Độ nên nhấn mạnh vào khả năng “vô điều kiện”tạm thời trong “điều khoản hòa bình” cho đến khi tìm được một giải pháp lâu dài. Và, điều này phải không được kèm với bất kỳ vấn đề nào khác,ví dụ như thuế quan công nghiệp hoặc các dịch vụ.

Theo AsemconnectVietnam

Từ khóa: Tổng hợp, hoạt động, WTO

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402050
Go to top