Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANĐã đến lúc đẩy mạnh chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang trở thành khu vực có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Không phải là Trung Đông hay châu Âu, mà là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khu vực có vùng đất liền và hàng hải rộng lớn được bao bọc bởi hai đại dương, nơi mà căng thẳng ngày càng gia tăng khi các cường quốc lớn và tầm trung đang tìm cách bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Cuộc đại chiến tiếp theo có thể nổ ra ở đây nếu các quốc gia cư xử thiếu thận trọng.

Indo

An ninh toàn cầu cũng như sự thịnh vượng toàn cầu sẽ phụ thuộc vào việc những căng thẳng này diễn ra như thế nào trong những năm tới. Nhiều quốc gia đã nghĩ ra các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tuy nhiên hầu hết được thiết lập dựa trên dự đoán xung đột có thể xảy ra, nên việc tăng cường quân sự mà chúng ta chứng kiến ​​trong vài năm qua đã làm gia tăng thêm căng thẳng.

Ngoài ra, Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) đã được công nhận rộng rãi hơn, được xem như cơ sở khả thi để xây dựng một cấu trúc khu vực mới có gắn kết tất cả các quốc gia này lại với nhau để thảo luận về hòa bình và thịnh vượng chung thông qua hợp tác và phát triển.

Và ASEAN nên phát huy điều này bằng cách tăng cường chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là thời điểm thích hợp, đặc biệt là khi Indonesia, nước có sáng kiến ​​phát triển AOIP, là chủ tịch luân phiên của nhóm trong năm nay.

Tuy nhiên, khi AOIP được ra mắt vào năm 2019, đã vướng phải những phê bình về việc nội dung chưa có tính khả thi. Thực tế cho thấy văn kiện dài 5 trang đưa ra một loạt các nguyên tắc và mục tiêu đòi hỏi phải xây dựng thêm nữa để được coi là một chiến lược toàn diện.

Nhưng điểm yếu này có thể trở thành điểm mạnh của văn kiện, do các quốc gia ít phản đối trong các nguyên tắc như cởi mở, bao trùm, minh bạch, có tính hệ thống dựa trên quy tắc và quản trị. Đây là một cách thể hiện khác “theo cách của ASEAN” dựa vào ngoại giao – chậm, nhưng sẽ đưa bạn đến đích; đưa mọi thành viên vào bàn đàm phán và thảo luận chi tiết sau.

Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Liên minh châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến ​​ASEAN ngay cả khi họ theo đuổi các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của riêng họ. Trung Quốc miễn cưỡng coi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một thực thể địa chính trị, gắn liền với châu Á-Thái Bình Dương đã lỗi thời, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình, trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo ASEAN, đã nói rằng ông nhìn thấy sự liên kết có thể xảy ra giữa AOIP và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của chính ông.

Tính bao trùm làm nổi bật chiến lược ASEAN khi các nước khác đã vạch ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của họ có tính đến việc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Và mọi quốc gia đều chấp nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, một yếu tố chính trong AOIP.

Vai trò trung tâm này không chỉ đơn thuần là sự thừa nhận vị trí địa lý của Đông Nam Á nằm giữa hai Đại dương mà còn bao gồm nhiều thành tựu ngoại giao của ASEAN trong khu vực và trên thế giới.

ASEAN đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hàng năm với sự tham gia của 18 quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Nga. Cuộc họp thường niên của các Bộ trưởng ngoại giao cũng đưa các cường quốc vào bàn đàm phán, dù với tư cách cá nhân hay cùng nhau, kể cả trong Diễn đàn Khu vực ASEAN. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, với sự tham gia của 21 quốc gia, công nhận vai trò trung tâm của ASEAN, cùng với việc Nhóm này tổ chức hội nghị thượng đỉnh 2 năm một lần.

Indonesia, với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm nay, đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội, tiếp thu tuyên bố của các nhà lãnh đạo tại Phnom Penh vào tháng 11 kêu gọi ưu tiên 4 nội dung của AOIP trong mọi hoạt động của ASEAN: sự hợp tác hàng hải, sự kết nối, các mục tiêu phát triển bền vững, cũng như hợp tác về kinh tế và hợp tác toàn diện hơn.

Theo trích dẫn của CNN Indonesia, Ngoại trưởng Retno Marsudi cho biết trong một bài phát biểu tuần trước trình bày các ưu tiên chính sách đối ngoại trong năm đảm nhiệm của Indonesia, “Indonesia sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, không chỉ được nhìn qua lăng kính an ninh mà còn phát triển kinh tế toàn diện,”

Nếu Indonesia thành công, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN có thể cứu vãn những gì được thổi phồng của “Thế kỷ châu Á”, vì khi căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc làm giảm đi sự lạc quan về việc đánh giá châu Á dẫn đầu thế giới được vào đầu thế kỷ 20.

Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo đạt được nhiều lợi ích khi ​​AOIP được triển khai, vì AOIP phù hợp với tầm nhìn của chính ông về Indonesia như một điểm tựa hàng hải toàn cầu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cùng với kế hoạch xây dựng Indonesia thành một cường quốc hàng hải sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định.

Năm ngoái, Jokowi đã giành được sự ca ngợi của quốc tế vì đã dẫn dắt thành công Nhóm G20 vượt qua thời điểm khó khăn nhất khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine diễn ra. Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali không chỉ có đông người tham dự mà còn đưa ra một tuyên bố chung, bất chấp mọi bất đồng do sự chia rẽ giữa các thành viên về chiến tranh.

Năm nay, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Jokowi có một nhiệm vụ khó khăn không kém khác. Ông phải thực hiện vai trò lãnh đạo một lần nữa để giúp đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và vượt xa hơn nữa.

Nguồn: The Jakarta Post

Từ khóa: ASEAN, Chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương (AOIP), Indonesia

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414494
Go to top