Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANASEAN vượt thách thức trong thời kỳ hậu COVID-19

ASEAN vuotj thách thức 13.4.22

Hơn hai năm sau khi COVID-19 xuất hiện, các quốc gia ASEAN đang dần phục hồi, nhưng cũng sẽ đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Ở Đông Nam Á, tăng trưởng kinh tế dự kiến ​​sẽ đạt 5,1% trong năm nay, từ 3,2% vào năm 2021. Với 400 triệu người, tương đương 59% dân số, đã được tiêm chủng đầy đủ, nhiều nền kinh tế đang trên đà mở cửa trở lại. Nhưng sự lây lan của biến thể Omicron có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng. Những cú sốc do chiến sự ở Ukraina và các lệnh trừng phạt Nga đang làm gián đoạn nguồn cung hàng hóa. Các quốc gia Châu Á là những nhà nhập khẩu nhiên liệu lớn, bao gồm cả Thái Lan, đang chứng kiến ​​sự sụt giảm trong thu nhập thực tế. Các quốc gia nợ nhiều, đặc biệt là Lào và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, như Malaysia và Việt Nam, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc tài chính và tăng trưởng toàn cầu.

Tờ Bangkok Post dẫn lời Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Các cú sốc liên tiếp xảy ra có nghĩa là tổn thất kinh tế của người dân ngày càng tăng và khả năng tài chính của chính phủ bị thu hẹp”.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cảnh báo rằng các điều kiện ở Đông Nam Á vẫn còn mong manh và nhiều hộ gia đình tiếp tục bị thiệt hại về thu nhập lớn. Một số động lực tăng trưởng truyền thống như du lịch, vận tải và dịch vụ cá nhân vẫn chưa thể phục hồi sớm.

Đại dịch cũng dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng của thị trường lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính ASEAN thiếu hụt khoảng 10,6 triệu lao động có việc làm vào năm 2020 so với kịch bản không có đại dịch. Mất việc làm đặc biệt khó khăn đối với phụ nữ, thanh niên và người lao động trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME). Thiếu hụt việc làm ước tính là 9,3 triệu người vào năm 2021 và dự báo là 4,1 triệu người trong năm nay.

Để đối phó các thách thức trên, giới chuyên gia cho rằng cần tập trung vào 4 nhóm giải pháp: Xanh hóa ASEAN; tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA); hỗ trợ doanh nghiệp MSME và phát triển du lịch.

Xanh hóa ASEAN

Khi nền kinh tế phục hồi, việc xây dựng nền tảng cho một tương lai bền vững hơn sẽ được ưu tiên hàng đầu. Theo bà Indranee Thurai Rajah, Bộ trưởng thứ hai về Phát triển Quốc gia và Tài chính Singapore, xanh hóa chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và tài chính liên quan sẽ là chìa khóa.

Phát biểu tại hội nghị về phát triển Đông Nam Á 2022 do ADB tổ chức vào giữa tháng 3, bà Rajah nói: “Chúng ta sẽ cần giải quyết chung những gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và duy trì một hệ thống thương mại mở, ổn định và dựa trên quy tắc. Việc tích hợp các giải pháp xanh trong các giai đoạn khác nhau của chuỗi giá trị hậu cần sẽ không chỉ cải thiện năng suất mà còn giảm thiểu lượng khí thải carbon của khu vực".

ADB ước tính rằng Đông Nam Á cần khoảng 210 tỉ USD đầu tư cơ sở hạ tầng hằng năm để tiếp tục đà tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các hiệp định thương mại mới

Các Hiệp định Thương mại mới cũng có thể giúp tái thiết nền kinh tế Đông Nam Á, nổi bật nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có hiệu lực vào đầu năm nay.

RCEP, bao gồm 10 nước ASEAN cộng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand, là FTA lớn nhất thế giới, chiếm 30% GDP toàn cầu (25,8 nghìn tỉ USD), 2,3 tỉ người hoặc 30% dân số thế giới, và 25% (12,7 nghìn tỉ USD) giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu.

Nhà kinh tế trưởng Albert Park của ADB cho rằng RCEP có tiềm năng tăng cường chuỗi cung ứng trong nội bộ khu vực và tăng cường hội nhập khu vực bền vững, nhưng cần có thời gian để thực hiện hiệu quả.

Cyn-Young Park - Giám đốc Hợp tác và Hội nhập khu vực của ADB - cho biết, RCEP sẽ có tác động thu nhập lớn hơn so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo bà, CPTPP bổ sung khoảng 188 tỉ USD vào thu nhập thế giới trong khi RCEP tạo ra thêm 263 tỉ USD. RCEP sẽ tạo ra 2,6 triệu việc làm mới, so với 1,5 triệu việc làm từ CPTPP. Theo bà Park, Mexico và Việt Nam sẽ hưởng lợi đáng kể từ CPTPP và Việt Nam sẽ có nhiều việc làm hơn từ RCEP.

Thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ

Đại dịch cũng cho thấy, mức độ cấp thiết mới đối với việc thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp, đáng chú ý nhất là chuyển dịch sang kỹ thuật số. Người đồng sáng lập Grab Hooi Ling Tan cho biết, các doanh nghiệp nhỏ nhất trong khu vực cần được giúp đỡ về vấn đề này.

Bà nói thêm, Đông Nam Á cũng nên sử dụng các đổi mới fintech để cung cấp cho doanh nghiệp MSME khả năng tiếp cận tín dụng. Một báo cáo của Tech for Good Institute cho thấy 60% doanh nghiệp MSME được khảo sát không thể vay được vốn.

Hồi sinh du lịch

Trong khi hầu hết các nền kinh tế khu vực đã mở cửa trở lại biên giới cho du lịch quốc tế, ngành du lịch vẫn đang quay cuồng trước những tác động của đại dịch kéo dài.

Tuy nhiên giữa cuộc khủng hoảng đã xuất hiện những cơ hội để xây dựng lại ngành du lịch theo hướng bền vững hơn, hòa nhập hơn và ít bị ảnh hưởng hơn bởi các cú sốc.

Chẳng hạn, Philippines đang lập kế hoạch phát triển du lịch 6 năm để giúp cho ngành này có khả năng chống chọi tốt hơn với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Bộ trưởng Du lịch Bernadette Romulo-Puyat cho biết, một trong những biện pháp tức thời nhất mà chính phủ đang thực hiện là khôi phục việc làm và sinh kế cho những người làm du lịch, những người bị mất việc làm do đại dịch.

Nguồn: Lao động 

Từ khóa: du lịch, ASEAN, hậu COVID-19

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400149
Go to top