Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANCông cụ đối thoại khu vực EU- ASEAN tăng cường

asean eu

Công cụ đối thoại khu vực EU- ASEAN tăng cường (E-READI) là một chương trình hợp tác giữa EU và ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho đối thoại chính sách về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội.

Cùng với Hỗ trợ Hội nhập Khu vực ASEAN tăng cường từ Chương trình EU (ARISE Plus), E-READI là một trong những chương trình chủ đạo trong hợp tác phát triển EU- ASEAN.

E-READI ra mắt vào ngày 1/9/2017 và được triển khai cho đến năm 2023. Hiện tại, E-READI đã giúp thúc đẩy gắn kết EU- ASEAN về các vấn đề như thương mại, môi trường và an ninh.

Trong bài viết này, chúng tôi xem xét các ưu tiên của chương trình E-READI và cách E-READI được triển khai trong thực tế nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa EU- ASEAN.

Chương trình E-READI gồm những gì?

E-READI là một chương trình mở rộng của READI, đây cũng là một nỗ lực của EU trong việc hỗ trợ các chương trình hội nhập khu vực của ASEAN từ năm 2011- 2015. Trong khi, READI có ngân sách chỉ 3.3 triệu euro (tương đương 3.8 triệu đô la) thì E- READI nhận tài trợ lên tới 20 triệu euro (tương đương 23 triệu đô la). Khoản hỗ trợ ngân sách cho E- READI gia tăng đáng kể, qua đó cho thấy tham vọng lớn mà EU dành cho chương trình này.

E-READI giúp mở rộng đối thoại và hợp tác giữa EU- ASEAN trong việc hỗ trợ những chính sách ưu tiên hướng đến lợi ích chung, dựa trên 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN bao gồm: an ninh chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội. Các nhà hoạch định chính sách cũng thiết kế E- READI để tương ứng với các hoạt động trong Kế hoạch hành động EU- ASEAN. Kế hoạch hành động này cũng là kim chỉ nam định hướng quan hệ hợp tác giữa EU và ASEAN. Đó là:

  • Thúc đẩy hợp tác về nhân quyền và công tác quản trị
  • Mở rộng thương mại, kinh doanh và đầu tư
  • Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân và đối tác công- tư
  • Tăng cường phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
  • Tăng cường hợp tác về vận tải, năng lượng và công nghệ truyền thông- thông tin
  • Mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực lương thực, nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, lâm nghiệp
  • Thúc đẩy bình đẳng giới, hạnh phúc, quyền và phúc lợi của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và lao động nhập cư
  • Giải quyết các thách thức môi trường khu vực và toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững

Để theo đuổi các lĩnh vực hợp tác khác nhau, E- READ có bốn lĩnh vực trọng tâm:

  • Kết nối kinh tế và thương mại, môi trường hỗ trợ kinh doanh: nền kinh tế số, thương mại, kinh doanh, vận tải đường bộ, hệ thống tiêu chuẩn châu Âu (tiêu chuẩn về kết cấu công trình- Eurocode)
  • Các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu: kinh tế tuần hoàn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hành động chống biến đổi khí hậu, năng lượng sạch bền vững, đánh bắt thủy hải sản
  • Nhân quyền và bình đẳng giới: đối thoại về nhân quyền, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, di cư an toàn và dịch chuyển lao động
  • Khoa học và nghiên cứu: Nền tảng Trao đổi Chính sách Nghiên cứu và Đổi mới.

Các lĩnh vực trọng tâm có thể nằm trong nhiều trụ cột hoặc hạng mục hành động. Ví dụ, các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu có thể vừa nằm trong mục hợp tác về nhân quyền và công tác quản trị cũng có thể đồng thời thuộc trong mục nông nghiệp và thủy hải sản.

E- READI trên thực tế như thế nào?

Tương tự READI trước đó, E- READI tìm cách tận dụng kinh nghiệm của các nhà hoạch định chính sách EU trong việc thiết lập mạng lưới quản trị khu vực hiệu quả. Mặc dù, ASEAN không hội nhập theo cách của EU, ASEAN vẫn xem EU là hình mẫu lý tưởng về xây dựng mối quan hệ hợp tác và hội nhập khu vực.

Bên cạnh việc thúc đẩy đối thoại giữa các nhà hoạch định chính sách EU và ASEAN, E- READI còn mong muốn tăng cường tương tác trong xã hội, lĩnh vực tư nhân và nhiều lĩnh vực khác. Để làm việc đó, E- READI cần hỗ trợ về tổ chức và hậu cần cho các cuộc họp, hội thảo và các chuyến tham quan học tập, cũng như hỗ trợ các nghiên cứu chuyên gia và hỗ trợ kỹ thuật.

Ví dụ, E- READI đã hỗ trợ một nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn ở khu vực ASEAN, nghiên cứu này sau đó đã được thảo luận trong các hội thảo khu vực và cuối cùng được nhắc tới tại Đối thoại Cấp cao ASEAN- EU về Môi trường và Biến đổi Khí hậu. Trường hợp này là ví dụ điển hình về cách thức mà E- READI đã hỗ trợ nghiên cứu và thúc đẩy đối thoại, chương trình này được kỳ vọng sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cho các quyết sách hành động của khu vực.

Một ví dụ khác là “Trường học trực tuyến về điện toán hiệu năng cao giữa EU- ASEAN”. Chương trình này cho phép học sinh từ các nước ASEAN tham gia trải nghiệm học tập khoảng một tuần, những học sinh học tập kiến thức từ các chuyên gia tại EU, ASEAN và Nhật Bản về điện toán hiệu năng cao. Trong trường hợp này, E- READI đã góp phần tạo điều kiện trao đổi kiến thức giữa các chuyên gia trong khi tập huấn cho các sinh viên về kỹ năng thực hành đối với công nghệ theo yêu cầu.

Tương lai của E- READI?

Trên thực tế, E- READI khá linh hoạt trong nhiều lĩnh vực trọng tâm. Ví dụ, E- READI áp dụng cho các cam kết thúc đẩy hợp tác về khoa học và công nghệ để giải quyết những khó khăn khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát vào năm 2020. Do vậy, trọng tâm hiện nay của E- READI sẽ không thể được thay đổi trong vài năm tới.

Bản chất của E- READI trong việc thúc đẩy trao đổi và tạo mối liên kết giữa hai khu vực đã cho thấy tầm quan trọng của EU đối với ASEAN. Khi E- READI kết thúc vào năm 2023, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ phát triển thêm phiên bản thứ ba của chương trình này, vì cả EU và ASEAN đều mong muốn tiếp tục hợp tác với nhau.

Gần đây, EU và ASEAN thông báo rằng hai khối đang bắt đầu khởi động lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự đo giữa hai bên, sau khi tạm ngừng đàm phán vào năm 2009. Trong khi việc hình thành một hiệp định thương mại tự do có thể mất nhiều năm thì những chương trình như E-READI sẽ giúp tạo động lực hướng tới sự hợp tác cho tới khi cả hai khối đạt được thỏa thuận.

Nguồn: ASEAN Briefing

Từ khóa: quan hệ EU- ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403062
Go to top