Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcWTO đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn

WTO đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn

WTO-nation-flag

Các nước kém phát triển (LDCs) cho rằng WTO không thông cảm cho điều kiện và nhu cầu của họ, và sự bất mãn này hiện đanglớn dần đến mức có thể đe dọa tương lai của WTO.

Sau hai thập kỷ hoạt động kể từ khi được thành lập vào năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hiện đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn. WTO đã cung cấp các thể chế làm nền tảng cho hệ thống thương mại đa phương, từ đó giải quyết được các hậu quả nặng nề do chiến tranh thế giới II gây ra.Người ta thường nhận định rằng WTO chỉ theo đuổi các chương trình tự do hóa thương mại, nhưng trên thực tế, WTOcó trách nhiệm đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các nước thành viên WTO thông qua thương mại.

Hiệp định Marrakesh của WTO đã nhấn mạnh rằng cần phải "sử dụng tối ưu các nguồn lực của thế giới và phải phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và gìn giữ môi trường". Bên cạnh đó, các nước thành viên WTO phải "đảm bảo rằng LDCs, đặc biệt là các nước kém phát triển, phải được hưởng các lợi ích tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của họ từ quá trình phát triển thương mại quốc tế".

Tuy nhiên, việc WTO sửdụng các quan hệ thương mại để phục vụ cho nhu cầu phát triển của LDCs và các nước kém phát triển đã liên tục bị các cường quốc kinh tế chi phối. Các cường quốc kinh tế hầu như chỉ theo đuổi chương trình nghị sự thương mại với nội dung chính là đảm bảo mở rộng lợi ích của tập đoàn lớn. Chương trình nghị sự như thế thỉnh thoảng bị LDCsphản đối – đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Hội nghị Bộ trưởng Seattle vào năm 1999. Tiếp đó, LDCs đã hành động nhất trí với nhau nhằm đảm bảo những mối quan tâm chính của họ được đưa vào Hội nghị Bộ trưởng Doha. Chương trình nghị sự phát triển Doha đã tập trung đặc biệt vào các lĩnh vực như nông nghiệp và sở hữu trí tuệ.

Các bộ trưởng thương mại của các nước thành viên WTO đã nhất trí rằng luật sở hữu trí tuệ "không nên ngăn cản các thành viên WTOsử dụng mọi biện pháp có thể nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng". Thỏa thuận trênrất quan trọng đối với các công ty dược phẩm generic ở các nước như Ấn Độ - quốc gia đang nổi lên như là một nguồn cung cấp chính của các loại thuốc giá rẻ choLDCs. Các công ty này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các loại thuốc rẻ cho một số nước đang phải đối mặt với các tình huống khẩn cấp trong lĩnh vực y tế công cộng do tỷ lệ mắc HIV/AIDS, lao và sốt rétở các nước này quá cao.

Về nông nghiệp, các bộ trưởng thương mại đã đồng ý rằng Hiệp định Nông nghiệp sẽ được sửa đổi để giúp LDCs đạt được các mục tiêu an ninh lương thực, sinh kế và phát triển nông thôn. Điều này được thực hiện theo hai cách. Thứ nhất, đối với nông sản sản xuất từ mô hình nông nghiệp nhỏ tại gia – mô hình chiếm phần lớn ởLDCs- sẽ duy trì mức thuế nhập khẩu cao. Điều này rất quan trọng đối với việc đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực và sinh kế nông thôn. Thứ hai, mức trợ cấp dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu phải giảm nhằm ngăn chặn các nước này bán phá giá tại thị trường quốc tế. Nhưng sau 13 năm đàm phán, những điều trên vẫn chưa trở thành hiện thực, và do đó, những lo ngại về an ninh lương thực và sinh kế của nông dân nghèotại LDCs vẫn còn tồn tại.

Việc WTO thiếu sự nhạy cảmđối với vấn đề an ninh lương thực của các quốc gia thành viên trở nên nổi bật khi Đạo luật An ninh lương thực quốc gia của Ấn Độ bị phát hiện vi phạm các quy định của Hiệp định Nông nghiệp. Ấn Độ đề nghị rằng Hiệp định Nông nghiệp cần được sửa đổi nhằm cho phép quốc gia thành viên WTOcó quyền tự chủ trong việc cung cấp lương thực cho người nghèo, nhưng một số thành viên lớn khác của WTO đã phản đối đề nghị này. Cuối cùng, Ấn Độ tạm thời được phép thực hiện chương trình an ninh lương thực trong khi WTO xem xét cách thức sửa đổi Hiệp định Nông nghiệp.Để đạt được sự giải quyết tạm thời trên, Ấn Độ đãdùng việc hỗ trợ cho Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO làm điều kiện. Đây là Hiệp định thương mại đầu tiên được hầu hết các thành viên WTO đồng ý kể từ khi WTO được thành lập. Mặc dù các vấn đề trước mắt mà Ấn Độ phải đối mặt đã được giải quyết, hành động trên của Ấn Độ đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên trong WTO.

Khi hầu hết LDCsnhận thấy rằng khát vọng phát triển của họ chưa được thực hiện trong WTO, sự ủng hộ của các nước này đối với các chương trình tự do hóa thương mại do các cường quốc kinh tế lớn đề xuất cũng giảm dần theo thời gian. Điều này đã trở nên rõ ràng hơn kể từ sau khi Hội nghị Bộ trưởng Bali kết thúc năm 2013 – mở đầu cho một thời kỳ bế tắc trong quá trình đàm phán đa phương.

Nhưng điều đáng lo ngại cho tương lai của WTO không phải là sự bế tắc trong quá trình đàm phán đa phương, mà là sự xuất hiện của một số diễn đàn đàm phán đa phương khác. Các diễn đàn này, với sự tham gia của các nước tiên tiến nhất, đang cân nhắc về cách thức mở cửa thị trường đối với các sản phẩm công nghệ thông tin, hàng hóa và dịch vụ môi trường. Do đó, khả năng một nhóm nhỏ các thành viên WTO sẽ hợp lại và tự phát triển cách thức mở cửa thị trường, đồng thời thiết lập các quy tắc riêng cho các nước trong nhóm là rất lớn. Điều này sẽ khiến tính hợp pháp của WTO gặp phải một thách thức hết sức nghiêm trọng.

Theo http://swarajyamag.com – TV

Từ khóa: WTO, đối mặt, tương lai, không chắc chắn

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402071
Go to top