Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnĐầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp các nước đang phát triển: Cả thế giới nói Có, WTO nói không!

Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp các nước đang phát triển: Cả thế giới nói Có, WTO nói không!

lua-my1

Nông dân, các nhà hoạt động phát triển và những người ủng hộ an ninh lương thực đều thống nhất rằng cần phải để đẩy mạnh các hệ thống thực phẩm sinh thái nông nghiệp địa phương nhằm có thể đạt được Quyền có thực phẩm (Right to Food).

Vẫn còn đó những hạn chế quốc tế để đạt được mục tiêu này, trong đó có các quy tắc toàn cầu chi phối lớn đến ngành nông nghiệp, không chỉ về mặt thương mại mà còn về mặt sản xuất trong nước –đã được thiết lập trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và họ lo sợ rằng chúng không công bằng và lạc hậu.

Nhưng chúng ta đang có cơ hội tốt nhất trong 20 năm để thay đổi các quy định của WTO đang có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến nông nghiệp: đó là các quy định nghiêm cấm các nước đang phát triển đầu tư cho nông dân của mình.

Lạc hậu và không công bằng của các quy định WTO

Hiệp định về Nông nghiệp, hiệp định đã trở thành một phần nền tảng của WTO, đã được thực thi từ năm 1994. Tại thời điểm này, các thành viên đã đồng ý rằng trợ cấp nông nghiệp sẽ được giới hạn ở mức độ tại chính thời điểm đó, và sẽ được duy trì và giảm dần. Quy định này chủ yếu và nhằm vào vấn đề trợ cấp cho thực phẩm xuất khẩu, nhưng nó cũng được áp dụng cho các khoản trợ cấp khác, trừ các trường hợp có quy định khác.

Cốt lõi của của việc thiếu công bằng là thực tế mức độ trợ cấp sản xuất nông nghiệp của các nước giàu tại thời điểm đó là khá cao, trong khi các nước đang phát triển lại đang trong tình trạng quá nghèo, hay đang phải chịu hạn chế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới về trợ cấp nông nghiệp.

Một số ý kiến cho rằng các quốc gia đang phát triển này nên tập trung sản xuất các loại cây công nghiệp như cà phê hoặc mía để xuất khẩu, và sau đó mua thực phẩm trên thị trường toàn cầu với giá thành rẻ mà họ sản xuất trong nước.

Nhưng mọi thứ không diễn ra theo cách đó. Nhiều quốc gia sản xuất cùng một mặt hàng dẫn đến dư thừa nguồn cung và mất giá. Cùng với việc bãi bỏ quy định có ảnh hưởng tiêu cực đến nông nghiệp và củng cố các chuỗi bán lẻ đã giúp xì hơi áp lực giảm giá trên toàn cầu. Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nạn hạn hán mà ngay cả Ngân hàng Thế giới cũng nhận định là ngày cảng tồi tệ hơn. Xu hướng tài chính hóa và đầu cơ ở thị trường hàng hóa đã tạo nên giá lương thực thế giới các biến động mạnh, điều này chỉ mang lại sự giàu có cho các nhà đầu cơ, những nông dân nghèo trồng cây lương thực vẫn phải chấp nhận mức giá thấp. Những vấn đề này cộng hưởng với nhau đã làm cho giá lương thực tăng vọt, khủng hoảng lương thực toàn cầu gây ra nạn đói lan rộng và gây rối loạn trong khi nó lại giúp làm đầy túi cho các nhà sản xuất kinh doanh nông nghiệp xuyên quốc gia và các nhà cung cấp.

Các sản phẩm thực phẩm không giống như các sản phẩm trang trí, và hầu hết mọi người đều cần đến nó, và do đó chúng không nên phụ thuộc vào các quy tắc tương tự trong WTO - các quy tắc mà được thiết kế giành cho mục đích tăng cường thương mại thực phẩm hơn là giúp cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Cuộc chiến về an ninh lương thực gần đây cho thấy sự bất hợp lý cốt lõi của các quy định WTO. Các quy tắc chi phối thương mại toàn cầu đã được thiết lập trong thời điểm cả thế giới đang tràn ngập tư tưởng cách tân, bãi bỏ quy định và mức độ tư nhân hóa cao, cùng với sự kiện Liên bang Xô viết sụp đổ. Kể từ sau đó, những chính sách này đã dẫn đến các cuộc khủng khoảng kinh tế, tài chính, khủng hoảng lương thực, và khủng khoảng khí hậu toàn cầu, và nó lại trở nên phức tạp hơn. Và phải thừa nhận rằng khu vực kinh tế tư nhân và khu vực công đều có một vai trò riêng của nó, và rằng các vấn đề như nhân quyền, an ninh lương thực, ổn định tài chính, và khí hậu phải được giải quyết thông qua các cuộc thảo luận công khai với quan điểm quan tâm đến lợi ích cộng đồng, và không nên được quyết định bởi lòng tham của doanh nghiệp.

Đồng thuận toàn cầu: Đầu tư vào sản xuất trong nước

Tất cả các tổ chức quốc tế mà có dính líu đến sản xuất nông nghiệp đều nhận ra sự cần thiết phải ưu tiên an ninh lương thực hơn là xúc tiến thương mại. Trong khi ban đầu Tuyên bố Rome năm 1996 về An ninh Lương thực lại nói việc đảm bảo an ninh lương thực phải thông qua cơ chế thị trường và đến Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2009 về An ninh Lương Thực vẫn nhấn mạnh quan điểm này thay vì đầu tư vào nông nghiệp quốc gia. Liên minh châu Phi quyết định trong "Tuyên bố Maputo" trong năm 2004 về cam kết của mỗi thành viên đầu tư 10% ngân sách quốc gia cho sản xuất nông nghiệp, và điều này cũng được nhắc lại năm ngoái bằng việc tổ chức"năm An ninh Lương thực ".

Trong bài báo của mình, "WTO và chương trình cho hậu khủng hoảng Lương thực toàn cầu: An ninh lương thực ưu tiên hàng đầu trong hệ thống thương mại quốc tế", tác giả Olivier de Schutter, cựu đặc phái viên Liên Hợp Quốc(UN) về quyền lương thực, đã trình bày chi tiết về những điểm không phù hợp với Quyền Lương thực trong các chính sách của WTO, và gợi ý cụ thể về những thay đổi cần phải được thực hiện, bài báo này đã gây chấn động tại WTO. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng phải duy trì dự trữ lương thực của nước đang phát triển cũng như tầm quan trọng trong việc bảo vệ thị trường của các nước này trước sự bất ổn của thị trường quốc tế.

Đề xuất về các mục tiêu phát triển bền vững đang được đàm phán tại UN, vấn đề về nhu cầu được đầu tư vào sản xuất lương thực của các nước đang phát triển phải được coi là ưu tiên hàng đầu đã được đưa ra nhiều lần. Các báo cáo về yêu cầu sự thay đổi các quy tắc của WTO trong vấn đề về trợ cấp nông nghiệp.

Một số nước đang phát triển đang hành động. Ấn Độ, với hơn một nửa dân số phụ thuộc vào nông nghiệp,và hầu hết các trang trại đều nhỏ lẻ, manh mún và có diện tích không quá vài mẫu, đang có hàng trăm triệu người thiếu đói và không có đầy đủ thức ăn; một nửa số trẻ em dưới năm tuổi trong nước lâm vào tình cảnh suy dinh dưỡng kéo dài. Đạo luật An ninh lương thực của Ấn Độ được xây dựng với mục tiêu giảm đói nghèo cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Theo đạo luật này, chính phủ sẽ bỏ tiền mua lương thực từ nông dân nghèo trồng lúa với một Mức giá Hỗ trợ tối thiểu (MSP), và sau đó phân phối lại cho người nghèo thông qua hệ thống phân phối công cộng (PDS) và bị coi là chương trình dự trữ công, hoặc dự trữ lương thực vì nó động chạm đến WTO.

Mặc dù đã có sự đồng thuận toàn cầu, các quy tắc thực tế của WTO vẫn không có gì thay đổi trong nhiều thập kỷ qua. Quy định của WTO không cho phép các nước đang phát triển mà không có chính sách trợ trợ cấp năm 1994 cung cấp các khoản trợ cấp vượt quá giá trị "de minimis" (Nghĩa Latin là "quá nhỏ không đáng theo dõi") đã định trước. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu hàng năm lại được phép chi hàng chục tỷ USD trợ cấp bóp méo thương mại công khai cho các sản phẩm xuất khẩu, và chưa thực hiện việc bãi bỏ những khoản trợ cấp mà họ đã đồng ý hơn 10 năm trước đây.

Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề chính. Các khoản trợ cấp được tính không phải là sự chênh lệch giữa MSP và giá thị trường hiện hành mà phải tính theo "giá tham chiếu" theo quy định của WTO, và thật là nực cười giá này lại là giá trung bình thế giới trong giai đoạn 1986-1988. Như vậy giá gạo hay lúa mì của 25 năm lại được xem như giá thị trường hiện nay. Trong khi đó các nước đang phát triển lại có tỷ lệ lạm phát cao hơn nhiều các nước phát triển, điều này khiến "giá tham chiếu" trở nên bất công hơn bao giờ hết, cựu Đại sứ Ấn Độ Jayant Dasgupta phát biểu tại WTO.

Trong khi các nước đang phát triển phải sử dụng giá tham chiếu này để tính toán các khoản trợ cấp cho các chương trình mua dự trữ lương thực, những yêu cầu này lại không áp dụng với các quốc gia phát triển, trong đó có Mỹ, trong báo cáo Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng bổ sung của mình (SNAP). Trợ cấp cho người tiêu dùng để mua thực phẩm trên thị trường không áp dụng quy tắc này, mặc dù rất nhiều người khẳng định rằng loại trợ cấp này cũng làm "méo mó thị trường" giống như các chương trình dự trữ lương thực.

Các quốc gia như Bangladesh, Botswana, Cameroon, Ai Cập, Ghana, Kenya, Malawi, Morocco, Nepal, Senegal, Tanzania, Tunisia, Zambia, Zimbabwe, và nhiều nước khác có chương trình dự trữ công, phù hợp các cam kết với Liên minh châu Phi và đề nghị toàn cầu SDG. Nhiều quốc gia khác cũng đang phát triển theo hướng này.

Về bản chất, vì những nước này đang nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho cả người tiêu dùng và người sản xuất, các chương trình này của họ đang đi ngược với các quy định của WTO và chống lại các nguyên tắc tính toán trợ cấp vô lý. Trong khi các nước như Mỹ lại được quyền trực tiếp bóp méo thị trường thông qua trợ cấp xuất khẩu, và có quyền cung cấp các khoản trợ cấp không giới hạn thông qua SNAP. Nghịch lý này đã cho phép các công ty vận động hành lang và công nghiệp lu loa rằng Ấn Độ và các nước đang phát triển khác chi cho trợ cấp nhiều hơn cả các khoản đầu tư.

Nhiều nông dân và các nhóm khác, chẳng hạn như ActionAid Quốc tế và Đồng minh cho chủ quyền Thực phẩm châu Phi, đang đẩy mạnh ở các cấp độ trong nước để đảm bảo rằng các khoản đầu tư đang hướng đến các giải pháp hỗ trợ nông nghiệp sinh thái hơn là nhập khẩu hóa chất đầu vào, doanh nghiệp hóa và lấn đất. Nhưng các quy định vẫn phải được thay đổi để cho phép các loại hình đầu tư này.

Ngoài ra, các nước gặp tình trạng lương thực "nhập khẩu tăng độ biến" do được trợ cấp xuất khẩu có thể dẫn đến giá lương thực giảm mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước. Tình trạng này thường xảy ra với các nước đang phát triển nhập khẩu ròng lương thực. Trong khi hầu hết các quốc gia phát triển có thể sử dụng cơ chế bảo hiểm giá và các điều khoản Tự vệ An toàn Đặc biệt (SSG) của WTO (điều khoản cho phép một số quốc gia tăng thuế tạm thời để tự vệ trước tình trạng nhập khẩu tăng đột biến), thì các nước đang phát triển và nông dân của họ không có quyền tham gia vào các cơ chế này. Các quốc gia đang phát triển trong WTO đã yêu cầu có một cơ chế Tự vệ Đặc biệt (SSM) được thiết kế phù hợp với sự năng động của thị trường và nhu cầu của họ, cũng giống như SSG được thiết kế từ thập kỷ trước phù hợp với sự năng động ở các nước phát triển.

Vấn đề là có những thay đổi đơn giản mà rất cần phải được thực hiện cùng với các quy tắc thương mại toàn cầu, điều này chỉ đơn giản là cho phép các nước đang phát triển cung cấp các khoản đầu tư vào sản xuất nông nghiệp để thế giới thấy được sự cần thiết đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Đề xuất hướng tới một giải pháp cho an ninh lương thực, và chống đạo đức giả

Những thay đổi cần thiết đang được thực hiện. Một nhóm 46 nước đang phát triển được ủng hộ bởi 100 quốc gia đến từ các nhóm Châu Phi và một số khu vực khác, đã trình lên WTO một đề xuất thay đổi các quy tắc, cho phép các nước đang phát triển đầu tư vào nông nghiệp nhằm mục đích đảm bảo an ninh lương thực nội địa.

Với sự đồng thuận toàn cầu, một giải pháp cho vấn đề này là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, đang có rất nhiều sự ngăn cản. Năm 2013, Mỹ đã đóng băng toàn bộ các đề xuất đàm phán về vấn đề an ninh lương thực. Mỹ vô tư lập luận rằng Ấn Độ đang tìm cách "phá vỡ các cam kết" hay là việc mua lại các sản phẩm của người nghèo phân phối lại cho dân nghèo là hành động bóp méo thị trường toàn cầu.

Những lập luận này là vô lương tâm và đạo đức giả, bởi vì Mỹ là nước có trợ cấp nông nghiệp lớn nhất thế giới. Năm 2011, Mỹ đã chi 139 tỷ USD tiền trợ cấp cho ngành nông nghiệp của mình – và thật ngạc nhiên, con số này gấp hai lần so với tiền trợ cấp năm 1995. Phần lớn các khoản tiền trợ cấp thể hiện dưới dạng phiếu thực phẩm phát cho người nghèo. Tuy nhiên, Mỹ vẫn được quyền chi 15 tỷ USD để trợ cấp bóp méo thương mại một cách công khai. Trong khi EU công bố giá trị trợ cấp nông nghiệp năm 2011 của mình là 79 tỷ USD, mặc dù con số này vẫn còn cao nhưng đã có giảm đáng kể so với năm 1995. Trong thực tế, các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã chi tổng cộng 258 tỷ USD cho trợ cấp nông nghiệp năm 2013.

Mỹ đã thua kiện trong một số vụ việc tại WTO về trợ cấp nông nghiệp không công bằng và tạo sân chơi mất bình đẳng. Ví dụ trường hợp Mỹ đơn phương trợ cấp bông - làm giàu cho hàng ngàn nhà sản xuất bông – đã làm cho giá bông toàn cầu giảm sút nghiệm trọng nên Brazil đã kiện Mỹ lên WTO và Mỹ đã phải nhượng bộ. Tuy nhiên, thay vì thay đổi các khoản trợ cấp, Mỹ lại dàn xếp bồi thường cho Brazil hàng trăm triệu đô la. Thật không may, kết quả dàn xếp này lại không có các nông dân nhỏ ít quyền lực hơn tại các quốc gia như Benin, Burkina Faso, Chad, Mali, và các quốc gia sản xuất bông châu Phi khác, những người đã phải chịu đựng sự bẩn thỉu này trong nhiều năm qua.

Trước cuộc họp cuối cùng của WTO tại Bali, Indonesia vào tháng 12 năm 2013, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền Lương thực đã một lần nữa kêu gọi nên giành cho các nước đang phát triển quyền tự do sử dụng biện pháp dự trữ lương thực để giúp đảm bảo thực thi quyền Lương thực mà không bị đe dọa trừng phạt. "Quy tắc thương mại phải được hình thành xung quanh các chính sách an ninh lương thực mà các nước đang phát triển cần", chuyên gia này nói. Nông dân Ấn Độ kêu gọi chính phủ của mình không lùi bước và chính phủ này cũng đang nhận được sự ủng hộ của hơn 286 tổ chức xã hội dân sự quốc tế. Liên minh an ninh lương thực trong WTO, dẫn đầu là Ấn Độ đang có một trận chiến khó khăn với Mỹ .

Điều khoản hòa bình tạm thời.

Cuối cùng họ cũng đã có thể đạt được một cam kết cho các cuộc đàm phán trong tương lai; Các thành viên WTO sẽ cố gắng tìm một giải pháp lâu dài thông qua các cuộc đàm phán trong tương lai, và thời hạn này là bốn năm. Trong thời gian đó, một điều khoản Hòa Bình sẽ có hiệu lực tạm thời. Đổi lại, các nước đang phát triển sẽ giúp các nước giàu kết thúc "Hiệp định tạo thuận lợi thương mại," như là một phần của gói Bali.

Kết quả này tuy nhỏ, nhưng có thể được coi như thành quả "thu hoạch sớm" đầu tiên trong vòng đàm phán Doha – khi các nước đang phát triển chỉ đồng ý với yêu cầu của các nước giàu khởi động vòng đám phán trên cơ sở một vòng "phát triển" - một thỏa thuận mà chủ yếu làm giàu các tập đoàn vận tải và hậu cần xuyên quốc gia chứ không phải để kích thích sự phát triển.

Theo khoản Hòa bình, các nước có chương trình trợ cấp hiện tại không là đối tượng của một vụ kiện bởi một thành viên WTO, nếu họ tuân thủ các yêu cầu báo cáo nghiêm ngặt và chứng minh rằng được rằng trợ cấp của họ không bóp méo thị trường (điều mà Hoa Kỳ không phải thực hiện đối với trợ cấp của mình). Không có các chương trình mới được xúc tiến, và không có gì đảm bảo rằng một giải pháp lâu dài sẽ có sau thời hạn bốn năm.

Tuy nhiên, có một vấn đề là trong các văn bản quy phạm pháp luật mơ hồ không nói rõ rằng điều khoản Hòa Bình sẽ vần còn hiệu lực cho đến khi có một giải pháp lâu dài, hay chỉ có hiệu lực trong thời hạn bốn năm. Vì vậy, khi chính phủ mới của Ấn Độ nhậm chức vào mùa xuân năm ngoái, đã yêu cầu làm rõ điều khoản Hòa Bình sẽ vẫn còn hiệu lực cho đến khi một sự thay đổi lâu dài các quy tắc đã được thống nhất. Một lần nữa, Mỹ từ chối làm rõ vấn đề này – điều này cho thấy rằng Mỹ chỉ muốn điều khoản Hòa Bình tự hết hạn sau bốn năm mà không cần có một thỏa thuận mới thay.

Ấn Độ phản đối bằng cách đe dọa đóng băng việc thực thi các chương trình khác trong gói Bali, cho đến khi vấn đề đơn giản này được làm rõ. Mỹ luôn đổ lỗi cho Ấn Độ là kẻ phá hỏng gói Bali, nhưng lại từ chối trả lời yêu cầu của Ấn Độ. Nông dân Ấn Độ tiếp tục áp lực lên chính phủ của mình, và xã hội dân sự toàn cầu hỗ trợ Ân Độ. Vấn đề trở nên bế tắc, và các công ty Mỹ không muốn thỏa thuận thúc đẩy thương mại đình trệ lâu hơn nữa đã chiến thắng - và cuối cùng Mỹ đã phải đồng ý cho phép các khoản hòa bình duy trì hiệu lực cho đến khi có được một giải pháp lâu dài. Các thành viên WTO cũng đồng ý "nỗ lực bằng mọi cách để thông qua được một giải pháp lâu dài về vấn đề dự trữ cho mục đích an ninh lương thực trước 31 tháng 12 năm 2015". Điều này có nghĩa rằng một quyết định cần phải được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng sắp diễn ra tại Nairobi, Kenya, vào tháng 12 năm nay.

Là một phần của gói Bali, các quốc gia thành viên WTO cũng đồng ý tái khởi động vòng đàm phán Doha, bao gồm mở rộng các thỏa thận WTO về thương mại hàng hóa, dịch vụ và nông nghiệp. Vòng đàm phán này cũng nên tập trung vào việc sửa chữa những vấn đề xung đột với các luật lệ hiện nay của WTO; các cuộc đàm phán có thể sẽ phải kéo dài trong nhiều năm.

Thời khắc đưa vấn đề chương trình an ninh lương thực ra khỏi nguyên tắc của WTO

Các cơ hội để có một thỏa thuận để đưa vấn đề chương trình an ninh lương thực ra khỏi nguyên tắc của WTO vào tháng 12 năm 2015 là hoàn toàn có thể. Nhiều người cho rằng Ủy ban An ninh lương thực của FAO mới là cơ quan đưa ra các quy tắc nông nghiệp toàn cầu, chứ không phải là WTO, bởi vì chức năng chính của FOA là đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu và quyền lương thực, còn WTO chỉ đơn thuần tập trung vào vấn đề gia tăng thương mại. Tuy nhiên lại không có thành viên nào đề xuất loại bỏ vấn đề nông nghiệp ra khỏi WTO, và cũng có rất nhiều người cho rằng loại bỏ nông nghiệp ra khỏi WTO sẽ chỉ làm cho thương mại nông nghiệp toàn cầu thậm chí ít công bằng hơn.

Nhưng loại bỏ những trở ngại WTO đối với an ninh lương thực - cho phép các nước đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của riêng mình, và cung cấp đủ thức ăn người dân của họ, để giảm sự phụ thuộc vào viện trợ lương thực toàn cầu - nên được thực hiện. Điều này sẽ liên quan đến việc cho phép các nước đang phát triển thực hiện dự trữ cho mục đích an ninh lương thực; bảo vệ thị trường của họ chống lại nhập khẩu tăng vọt qua một cơ chế tự vệ đặc biệt khả thi, và cấm trợ cấp xuất khẩu mà làm thiệt hại sản xuất trong nước của các nước khác.

Để đạt được sự thay đổi này sẽ loại bỏ nhiều quy tắc nguy hiểm hiện nay của WTO, cũng như các quy tắc thương mại toàn cầu phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo cho nông dân nghèo và trên 800 triệu người đói trên toàn thế giới. Điều này sẽ làm cho các quy tắc WTO trở nên phù hợp hơn với sự đồng thuận toàn cầu về đầu tư nông nghiệp và an ninh lương thực. Nó cho phép các nước được tự phát triển bền vững. Cho phép nhiều quốc gia nghèo để đạt được mục tiêu quan trọng nhất trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) đó là Xóa đói giảm nghèo. Giúp nhiều trong số 99 triệu trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng và thiếu cân. Mặc dù sẽ không giải quyết hết được nạn đói toàn cầu; nhưng giúp loại bỏ những trở ngại chính của WTO để tạo cơ hội cho các nước trong việc giảm đói ở đất nước mình.

Để giành được thành công thì sự thống nhất giữa các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (LDCs) là rất cần thiết. Mỹ đang áp dụng chiến thuật bẻ đũa từng chiếc, như việc tung tin thất thiệt và gây hiểu nhầm về các chương trình dự trữ lương thực của Ấn Độ để dọa các nước kém phát triển trong WTO. Bên cạnh đó, cần tranh thủ tình cảm của châu Âu và các quốc gia phát triển với người nghèo đói. Các tổ chức quốc tế cần lên tiếng về an ninh lương thực, như cựu đặc phái viên của Liên Hợp Quốc đã nói rằng WTO phải thích nghi "để đảm bảo khả năng tương thích với các hành động dự trữ lương thực", và lưu ý rằng điều này cần được "đồng ý ngay lập tức và bằng các nhượng bộ thương mại. "

Nó có thể được thực hiện. Thời gian không còn nhiều, đừng bỏ qua cơ hội này.

Tác giả là Deborah James, Giám đốc Chương trình Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Washington, DC (www.cepr.net), cùng với sự hỗ trợ của mạng xã hội dân sự Thế giới của chúng tôi không phải để bán (OWINFS).

Theo http://saverwww.alternet.org - PT

Từ khóa: Đầu tư, lĩnh vực nông nghiệp, nước đang phát triển, WTO, thế giới

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402098
Go to top