Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnHiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO: liệu có thành công?

Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO: liệu có thành công?

 

Global1

Chúng ta vừa kỷ niệm một năm Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali, nơi các thành viên đã quyết định triển khai Hiệp định thuận lợi hóa thương mại. Sau nhiều tháng trì hoãn tại Geneva, Đại hội đồng WTO khép lại năm 2014 bằng việc phê chuẩn Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) với sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Sự kiện này đánh dấu một hiệp định đa phương đầy đủ đã được thông qua tại WTO sau 20 năm kể từ ngày tổ chức này ra đời.

TFA là một thỏa thuận mà theo đó chi phí trong chuỗi lưu thông hàng hóa xuyên biên giới giữa các quốc gia sẽ được cắt giảm. Đi kèm các hoạt động nhằm đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ phân loại hàng hóa tại cửa khẩu và các thủ tục hải quan khác. Đối với doanh nghiệp, TFA cam kết thủ tục sẽ nhanh hơn, đơn giản hơn, dễ dự đoán hơn và chi phí giao dịch thấp hơn. Đối với các chính phủ các nước, việc cải tiến quy trình theo TFA cho phép hải quan các nước tập trung vào các rủi ro lớn trong khi vẫn đẩy nhanh được tốc độ vận tải và nguồn thu của mình.

Với tính chất "cùng có lợi" này, các thành viên WTO đã thông qua TFA mặc dù trên thực tế vẫn còn một số vấn đề trong chương trình nghị sự đàm phán đa phương còn để ngỏ. Hiệp định TFA cuối cùng đã được thống nhất với ít tham vọng hơn, một số thành viên đã bỏ qua một số điều khoản so với chương trình nghị sự ban đầu và biến một số vấn đề thành "sẽ nỗ lực tốt nhất". Tuy nhiên, Tổ chức OECD vẫn kỳ vọng TFA có thể cắt giảm từ 12-15% tổng chi phí và mang lại lợi ích lớn nhất cho các nước đang phát triển.

Bằng cách nào các nước đang phát triển có thể đối phó với những thách thức khi thực hiện TFA? Theo đó TFA áp dụng cách tiếp cận 3 tầng: các thành viên sẽ chia các cam kết thành những nhóm có thể thực hiện ngay, nhóm cần thêm thời gian và nhóm cần có sự hỗ trợ kỹ thuật. Một số biện pháp đơn giản và ít tốn kém đã được triển khai nhờ vào sự hỗ trợ của các tổ chức đa phương. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta vẫn không thể hình dung một cách chính xác về tiến độ thực thi TFA sau một hoặc hai năm. Nhiều quốc gia và tổ chức đa phương đã sẵn sàng hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi, nhưng thách thức lớn nhất của TFA là nó sẽ không được triển khai một cách tự động.

Đàm phán đã hoàn tất. Đây là thời điểm để chính phủ các nước thực thi cam kết của mình và nhận ra rằng TFA là một chương trình "tự lực", không đơn thuần là các nghĩa vụ thương mại. Lý do chính là sự nổi lên của chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) và cách mà chuỗi giá trị tác động đến quá trình ra quyết định. GVCs là kết quả của tiến bộ công nghệ: đổi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin/ truyền thông và vận tải đã dẫn đến sự gắn kết xuyên biên giới lớn hơn và chuyên môn hóa cao hơn trong quá trình sản xuất. Theo UNCTAD, 80% dòng chảy thương mại hiện nay là giữa các công ty, điều này hàm ý rằng trọng tâm của chính sách thương mại là hỗ trợ cho sự gắn kết sâu hơn giữa các bên liên quan thay vì kiểm soát. Các biện pháp hải quan có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của các thành viên tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tại địa phương xét trên tỷ lệ giá trị gia tăng và hàm lượng nhập khẩu trong sản phẩm cuối cùng.

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, áp dụng các biệt pháp giúp giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn và có thể dự báo hơn có thể thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư, qua đó mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nội địa. Hơn nữa, hầu hết các biện pháp cải thiện điều kiện thương mại đều có tác động lan tỏa tích cực, ví dụ như việc giảm số lượng giấy tờ cần thiết có thể giúp giảm thời gian xử lý và hạn chế cơ hội tham nhũng cũng như phân biệt đối xử. Khi chuỗi giá trị trở nên nổi trội trong nền kinh tế, cải tiến hải quan sẽ góp phần đáng kể cho các mục tiêu ưu tiên phát triển.

Báo cáo triển vọng kinh tế hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy tất cả các nhóm nước đều được hưởng lợi từ cải thiện các biện pháp hải quan. Đánh giá của WEF dựa trên các tiêu chí tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng và hải quan biên giới cũng như đặt ra một loạt các tiêu chuẩn rõ ràng để cải thiện vấn đề hiệu suất. Tương tự, Hiệp hội chuyển phát nhanh toàn cầu cũng công bố dữ liệu năng lực hải quan của 139 quốc gia, chia thành các nhóm chỉ tiêu hoạt động. Đây là một trong 2 nguồn thông tin có thể giúp chính phủ các nước hiểu rõ vị trí hiện tại của mình và đẩy nhanh tốc độ cải cách.

Việc áp dụng các biện pháp mới không bao giờ là dễ dàng, ví dụ Mỹ lần đầu tiên áp dụng cơ chế hải quan một cửa dưới thời chính quyền Tổng thống Clinton - nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng những cải tiến này góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đáng để nỗ lực. TFA là thành tựu quan trọng đối với hệ thống thương mại toàn cầu. Việc đạt được TFA đã bảo toàn được danh tiếng của WTO. Chính phủ các nước biết họ đang ở đâu và cần thực thi những gì. Đã đến lúc tiến lên như Tiến sĩ Phil đã từng nói: "nhận thức mà không có hành động là vô giá trị".

Scott Miller là cố vấn cao cấp và William M. Scholl là thành viên Phòng Thương mại quốc tế, thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, Washington, DC.

Theo: http://www.ideaslaboratory.com - PC

Từ khóa: Hiệp định thuận lợi hóa thương mại, WTO, TFA, gói Bali

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402071
Go to top