Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnKhi giải quyết tranh chấp của WTO không dựa trên lợi ích của tất cả các thành viên

Khi giải quyết tranh chấp của WTO không dựa trên lợi ích của tất cả các thành viên

 

phapdinh6

Giải quyết tranh chấp WTO thông qua Thỏa thuận được áp dụng từ năm 1995. Kể từ đó đã có 400 tranh chấp giữa các thành viên WTO được giải quyết ổn thỏa. Trước thành công này, Tổng Giám đốc của WTO, Pascal Lamy, tự hào tuyên bố "Hệ thống giải quyết tranh chấp được coi là viên ngọc quý trên vương miện của WTO "(Lamy 2009). Ông lập luận rằng "Không một nhà đàm phán nào muốn tham gia một cuộc đàm phán mà không có sự đảm bảo rằng các thỏa thuận thương lượng có một hệ thống giải quyết tranh chấp đáng tin cậy" (Lamy 2009).

Một khi tiến trình Giải quyết tranh chấp WTO thông qua Thỏa thuận được áp dụng, thì các tranh chấp thương mại này sẽ được giải quyết mà không bị ràng buộc bởi luật pháp riêng rẽ của các thành viên. Các luật gia cho rằng việc tạo ra Thỏa thuận hay thỏa hiệp là một phần không thể thiếu của xu hướng hướng tới một hệ thống thương mại thế giới dựa trên luật pháp, điển hình là vụ Jackson năm 1997). Đối với các chuyên gia kinh tế, giải quyết tranh chấp đóng một vai trò quan trọng trong vai trò tự thực thi của WTO (Bagwell và Staiger 2010). Câu hỏi đặt ra là liệu WTO có mong muốn các thành viên của mình giải quyết tranh chấp bằng mọi cách, bất chấp các nguyên tắc và mục tiêu của giải quyết tranh chấp và không xem xét đến nguyên nhân gốc rễ của sự tranh chấp hay không?

Tranh chấp có nghĩa vụ phải được giải quyết tại WTO như thế nào?

Các quy định Giải quyết tranh chấp WTO thông qua Thỏa thuận có đề cập đến tranh chấp được giải quyết như thế nào?. Điều 3.7 quy định: "Mục đích của cơ chế giải quyết tranh chấp là để đảm bảo có được một giải pháp tích cực. Một giải pháp mà các bên tranh chấp đều có thể chấp nhận được và phù hợp với các hiệp định rõ ràng sẽ được khuyến khích áp dụng.

Cùng một lúc, nên cùng có nhiều giải pháp để đối chiếu và xem chúng có phù hợp với các quy định hay không. Hơn nữa, khoản 4 của điều khoản thỏa thuận quy định: "Các khuyến nghị hoặc quyết định được thực hiện bởi các cơ quan Giải quyết tranh chấp phải nhằm đạt được một cách giải quyết tốt nhất, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo sự thỏa thuận này và theo các hiệp định."

Tuy nhiên, không phải tất cả giải pháp đôi bên cùng có thể chấp nhận đều được hai bên chấp nhận được. Khoản 5 của Thỏa thuận quy định: "Tất cả các giải pháp cho vấn đề nêu ra đều phải nằm trong quy định tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định, [...] phải phù hợp với các thỏa thuận và không xoá bỏ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bất kỳ thành viên nào của hiệp định, cũng không cản trở việc đạt được bất kỳ mục tiêu của hiệp định. Điều này phù hợp với các quy định chung rằng "Các khuyến nghị và phán quyết của cơ quan Giải quyết tranh chấp không thể thêm hay bớt các quyền và nghĩa vụ quy định trong các hiệp định." (Khoản 1 Điều 3). Những quyền này bao gồm quyền của tất cả các thành viên WTO mà không phải là các bên tranh chấp.

Để bảo vệ sự minh bạch, và đặc biệt là sự quan tâm của các bên thứ ba, Điều 3.6 quy định rằng "Các giải pháp đôi bên cùng đồng ý tuân thủ quy định tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định phải được thông báo cho cơ quan Giải quyết tranh chấp WTO thông qua Thỏa thuận và các Hội đồng và Ủy ban có liên quan".

Việc bồi thường có thể được áp dụng trong trường hợp "Khi thiếu vắng một giải pháp phù hợp với cả hai bên, mà mục tiêu đầu tiên của cơ chế giải quyết tranh chấp là để rút bỏ các biện pháp liên quan nếu chúng được xác định là không phù hợp với các quy định của bất kỳ hiệp định nào. Việc bồi thường chỉ được tính đến khi việc rút bỏ ngay các biện pháp là không thể thực hiện và nó đóng vai trò như là một giải pháp tình thế trong thời gian chờ rút bỏ các biện pháp mà đã được xác định là không phù hợp với các hiệp định"

Tóm lại, một phán quyết chấp thuận của Cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ không xác định một tranh chấp sẽ kết thúc như thế nào. Kết quả đàm phán giữa các bên sẽ xác định phán quyết sẽ được tuân thủ như thế nào và khi nào. Tuy nhiên, bất kỳ quyết quyết nào cũng phải đáp ứng ít nhất ba tiêu chí:

- Phù hợp với các hiệp định WTO,

- Không gây thiệt hại cho quyền lợi của các thành viên khác, và

- Chỉ được phép áp dụng việc bồi thường nếu việc thu hồi ngay các biện pháp vi phạm là không thể thực hiện và chỉ được duy trì trong thời gian chờ rút bỏ biện pháp vi phạm.

Hai vụ việc giải quyết tranh chấp WTO phát sinh chi phí cho bên thứ 3 trongtrong tháng 10 năm 2014 và được coi là không bình thường, đó là: Khiếu nại của Indonesia về lệnh cấm thuốc lá đinh hương của Mỹ và khiếu nại của Brazil đối với trợ cấp ngành bông của Mỹ. Trong cả hai trường hợp Mỹ đều thua kiện và bên chiến thắng đã chuẩn bị tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại đối với Mỹ. Tuy nhiên mức độ trả đũa vẫn còn hạn chế.

Đối với vụ tranh chấp về trợ cấp ngành bông, Mỹ và Barazin đã nhanh chóng ký một thỏa thuận mới thay thế cho thỏa thuận gây khiếu kiện năm 2010 và đã tạm thời giải quyết các tranh chấp bằng việc Mỹ tài trợ cho một quỹ gọi là Quỹ hỗ trợ Kỹ thuật và Xây dựng Năng lực thuộc viện Bông Brazil. Việc giải quyết tranh chấp cuối cùng được dời thời hạn tới ngày 30/9/2018 với các cam kết như sau:

- Mỹ giải ngân một lần số tiền 300 triệu USD cho Viện Bông Brazil để tiến hành các hoạt động cụ thể.

- Mỹ sẽ không bảo lãnh tín dụng xuất khẩu đối với các khoản vay dài hơn 18 tháng.

- Brazil sẽ không khởi động tiến trình tham vấn giải quyết các tranh chấp liên quan đến chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu bông của Mỹ và chương trình trợ cấp nội địa hiện hành khác hoặc chính sách cụ thể để hỗ trợ ngành bông (có thể gọi đây là điều khoản hòa bình).

Ngược với tranh chấp ngành bông, kết quả giải quyết tranh chấp lệnh cấm thuốc lá đinh hương giữa Indonesia và Mỹ đã không được hai bên công bố. Tuy nhiên, theo các nguồn tin, chi tiết giải quyết tranh chấp này gồm:

- Mỹ sẽ không phân biệt đối xử chống lại xì gà và xì gà điếu nhỏ có hương vị đinh hương của Indonesia. Lệnh cấm chỉ áp dụng cho thuốc lá điếu hương vị đinh hương. Nếu Indonesia đóng gói lại thuốc lá loại này dưới dạng xì gà và xì gà điếu nhỏ thì cũng không bị cấm.

- Mỹ sẽ không đưa vụ việc Indonesia hạn chế xuất khẩu khoáng sản và sản phẩm khai thác khoáng sản lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

- Mỹ sẽ xem xét gia hạn ưu đãi thương mại cho sản phẩm cụm dây đánh lửa, mặt hàng mà trước đây Indonesia đã đề xuất nhưng bị Mỹ từ chối.

- Cả hai bên sẽ thỏa thuận một kế hoạch để bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn tại Indonesia. Gần đây, Mỹ đã đặt Indonesia vào danh sách "Ưu tiên theo dõi" - danh sách những quốc gia có tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đáng báo động trong báo cáo "Special 301".

Các quy định của WTO có còn được coi là tự thực thi?

Các quy định của WTO được áp dụng với hai vụ việc tranh chấp điển hình nêu trên, trong trường hợp không có thêm bằng chứng, có thể tóm tắt như sau:

Trong cả hai vụ tranh chấp, các biện pháp vi phạm vẫn được duy trì mà không có thời hạn chót cho việc phải rút bỏ nó.

Trong việc giải quyết đối với tranh chấp bông, tiền được đưa ra bồi thường để tiếp tục duy trì các biện pháp chỉ vì lợi ích của các bên khiếu nại. Các bên liên quan và yếu hơn, chẳng hạn như Burkina Faso, Benin, Mali, và Chad, vẫn sẽ phải đối mặt với những hậu quả do trợ cấp nông nghiệp của Mỹ, và việc trợ cấp này đã xác định là vi phạm các nghĩa vụ WTO.

Trong vụ việc tranh chấp về hương vị đinh hương - theo các phương tiện truyền thông – những cam kết bồi thường đã cho phép Mỹ không phải điều chỉnh biện pháp vi phạm của mình, mặt khác Mỹ đã lấy cam kết của mình về mở cửa thị trường và cung cấp chương trình ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển để làm mồi câu và lời hứa Mỹ không chống lại lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia hoặc có hành động khác để đối xử với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đây không phải là những trường hợp duy nhất mà các bên đã giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO trong khi vẫn duy trì các biện pháp vi phạm. Ví dụ như trong trường hợp Hormones, một giải pháp tạm thời đã đạt được giữa EU với Mỹ và Canada, theo đó các biện pháp vi phạm không được dỡ bỏ, và được bồi thường bằng hình thức áp dụng giải pháp tự do thương mại trong cùng một lĩnh vực cho các bên.

Theo một cách nhìn khác thì kết quả giải quyết đối với hai vụ việc bông và thuốc lá hương vị đinh hương là tối ưu khi mà các biện pháp vi phạm không được sửa chữa, và các quốc gia vi phạm đã trả tiền hoặc loại bỏ các mối đe dọa tranh chấp với bên khiếu nại. Đối với cộng đồng thì đây là là kết quả không mong muốn, ngoại trừ các bên liên quan tiếp tục được hưởng lợi từ việc bảo hộ hoặc trợ cấp. Điều này chắc chắn không phải là những gì những người xây dựng dự thảo giải về Giải quyết Tranh chấp thông qua Thỏa thuận dự tính.

Những kết quả giải quyết tranh chấp như thế này có rất nhiều ý nghĩa cho các nhà phân tích hệ thống thương mại thế giới. Hai vụ việc giải quyết tranh chấp giữa hai quốc gia thương mại đã đặt ra câu hỏi về cách giải quyết tranh chấp của WTO trong thực tế. Cũng từ hai vụ việc này chúng ta có thể tiên đoán có một sự thay đổi trong cán cân giữa pháp luật và ngoại giao trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại hay không? Hơn nữa, nếu hệ thống ít được dựa trên luật lệ hơn là đặc trưng của nó, thì các quốc gia lớn đàm phán xung quanh các quy tắc thương mại trong khi các quốc gia nhỏ hơn lại bắt buộc phải phục tùng các quốc gia lớn.

Hơn nữa, nếu đồng tình với cách giải quyết tranh chấp như hai vụ việc trên, thì đến mức độ nào để các quy định của WTO được coi là tự thực thi? hay đây chỉ là cái cớ để tiếp tục thỏa thuận mà bên thứ ba phải trả giá hoặc phù hợp với các quy tắc ngoài WTO? Có rất nhiều mối đe dọa đối với WTO - cả về lý thuyết và thực tiễn.

Theo www.voxeu.org - PT

Từ khóa: WTO, giải quyết tranh chấp, bồi thường, đàm phán, Mỹ

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401362
Go to top