Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnChương trình hậu Bali của WTO: Bảo vệ lợi ích của các nước kém phát triển

Chương trình hậu Bali của WTO: Bảo vệ lợi ích của các nước kém phát triển

 

WTO

Các nước kém phát triển (LDCs) tạo thành một nhóm quan trọng trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 34 trong 49 nước kém phát triển là thành viên của WTO trong tổng số 160 thành viên tổ chức này. 8 nước LDCs khác cũng đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Do đó, điều quan trọng là các cuộc đàm phán trong WTO cần phản ánh được mối quan tâm của nhóm nước LDCs về tăng cường hội nhập toàn cầu. Đảm bảo lợi ích của các nước LDCs trong chương trình công tác hậu Bali và các cuộc đàm phán tại Geneva là nhiệm vụ quan trọng của WTO.

Cho đến nay nhiều vấn đề thương mại liên quan đến các nước kém phát triển vẫn đang được thảo luận và chưa được giải quyết, đặc biệt là các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) cho các nước kém phát triển.

Đàm phán Doha (DDR) khởi động với nhiều hứa hẹn cùng một chương trình làm việc đầy tham vọng đã bị đình trệ vì sự khác biệt to lớn giữa các thành viên WTO trên các vấn đề quan trọng. Sau 5 năm bế tắc, gói Bali đã được cứu vãn trong nỗ lực duy trì vị trí của WTO là diễn đàn đàm phàn và là điểm tựa của hệ thống thương mại đa phương.

Gói Bali gồm 4 trụ cột: Vấn đề của các nước LDCs, Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA), Nông nghiệp và Bông. Nhiều người kỳ vọng rằng Chương trình làm việc hậu Bali sẽ đạt được các giải pháp cho lợi ích của các nước LDCs, tuy nhiên 1 năm sau khi quyết định 10 điểm được thông qua, hầu như chưa có dấu hiệu nào cho thấy vấn đề sẽ được giải quyết.

Vấn đề của các nước LDCs trong gói Bali

Các vấn đề của nhóm nước LCDs trong gói Bali tập trung vào bốn vấn đề: (a) miễn thuế và miễn hạn ngạch (DF-QF) khi tiếp cận thị trường, (b) Ưu đãi và xuất xứ, (c) Triển khai các dịch vụ miễn trừ và (d) Cơ chế giám sát thực hiện đối xử đặc biệt và khác biệt. Các nước LDCs hy vọng quyết định chắc chắn sẽ được đưa ra trong các lĩnh vực này, tuy nhiên cuối cùng kết cục đã không như mong đợi.

Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA)

TFA là nhân tố mới quan trọng trong gói Bali. Mục tiêu chính của TFA bao gồm: đẩy nhanh thủ tục hải quan; giảm chi phí; mang lại sự rõ ràng, hiệu quả và minh bạch trong giao dịch hải quan; giảm thiểu quan liêu, tham nhũng; và thúc đẩy sử dụng các công cụ và công nghệ hiện đại tại các điểm thông quan.

Trong khi đó một số vấn đề liên quan đến khái niệm "tại biên giới" và "sau biên giới" vốn có thể hạn chế khả năng hưởng lợi của các nước kém phát triển vẫn chưa được giải quyết. Nhiều nước LDCs e ngại rằng những quy định trong TFA ngược lại sẽ trở thành những cam kết tốn kém. Một vài nước đang phát triển có khả năng xuất khẩu yếu cũng lo ngại TFA sẽ làm gia tăng nhập khẩu và do đó ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của họ. Hơn nữa, TFA không đóng góp gì nhiều vào việc giảm các chi phí thương mại chẳng hạn như chi phí vận chuyển nội bộ, tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu tổ chức và quản trị thương mại yếu - các khoản mục chiếm phần lớn trong tổng chi phí thương mại.

Nông nghiệp: Dự trữ công vì an ninh lương thực

Thỏa thuận Bali về nông nghiệp tập trung vào 4 lĩnh vực khác nhau: mở rộng không tranh luận danh mục các dịch vụ chung; hạn ngạch thuế quan; trợ cấp xuất khẩu; dự trữ lương thực. Trong bảy năm qua, giá cả nông sản và thực phẩm ở mức cao và biến động do sự thiếu hụt nguồn cung, vấn đề thời tiết và các khủng hoảng khác. Dự trữ lương thực là vấn đề quan trọng đối với các nước LDCs khi hầu hết đều phải nhập khẩu ròng lương thực. Năm 2013, nhập khẩu lương thực chiếm 15% tổng giá trị nhập khẩu của các nước LDCs, trong khi đó các mặt hàng nguyên liệu nông nghiệp và thực phẩm chiếm tới 1/3 tổng giá trị nhập khẩu của các nước LDCs trên toàn thế giới. Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, việc điều chỉnh sản lượng dự trữ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đối phó với tình trạng biến động giá cả của các mặt hàng thực phẩm cơ bản. Theo các quy định hiện hành của WTO, sự hỗ trợ và các chi phí phát sinh của chính phủ đối với dự trữ lương thực bị xem là một trong những hành vi bóp méo thương mại. Tổng lượng dự trữ (AMS) trong WTO được giới hạn trong khoảng 5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của một nước, tỷ lệ này là 10% đối với các nước đang phát triển. Việc tính toán con số này trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận. Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 9 của WTO (MC-9), Ấn Độ cho rằng, chương trình trợ giá nên phù hợp với chính sách "green box" - hỗ trợ không tác động (hoặc tác động ít) đến thương mại, và không bị giới hạn. Hơn nữa, các quy định của WTO không nên can thiệp sâu vào quyền an ninh lương thực của các quốc gia thành viên. Ngược lại với quan điểm trên, các nước phát triển (và một vài nước đang phát triển) bày tỏ lo ngại rằng trợ cấp nông nghiệp sẽ gây ảnh hưởng đến các điều kiện cơ bản của chính sách "green box" (gồm các biện pháp theo hướng không trợ cấp cho nhà sản xuất); trong khi đó, các thành viên khác cũng cho rằng những chương trình tương tự sẽ gây ra tình trạng dự trữ dư thừa. Lượng lương thực thừa này cuối cùng sẽ được bán phá giá tại thị trường thế giới. Hành vi này sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng biến động giá cả lương thực và ảnh hưởng đến sản xuất của các nước thứ ba. Trong thỏa thuận Bali, các thành viên WTO quyết định lựa chọn một giải pháp tạm thời trong khuôn khổ "điều khoản hòa bình" cho vấn đề trên và cam kết đến năm 2017 sẽ tìm được một giải pháp lâu dài.

Thực tế cho thấy, có sự khác nhau về lợi ích giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển. Hầu hết các nước kém phát triển đều là những nước phải nhập lương thực ròng. Tính riêng trong năm 2013, các mặt hàng thực phẩm chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này. Như vậy, các nước kém phát triển có lợi ích ở cả hai khía cạnh "phòng thủ" và "tấn công" trong lĩnh vực này. Nếu mức trợ cấp vượt ngưỡng AMS có thể dẫn đến tình trạng giá lương thực tại các nước đang phát triển bị kéo giảm. Do đó lợi ích xuất khẩu của các nước kém phát triển có thể bị ảnh hưởng. Trong chương trình Hậu Bali, các thành viên đã đề xuất một số ý kiến hướng tới một giải pháp lâu dài. Một là, cho phép các nước xem xét tác động của lạm phát khi tính toán mức trợ giá; hai là có thể xem xét giá tham chiếu dựa trên những số liệu giá cả thị trường gần đây hoặc xem xét 3 năm một lần (thay vì phải sử dụng giá tham chiếu giai đoạn 1986-1988). Nếu giá tính toán bằng hoặc thấp hơn giá thị trường thế giới thì không bị coi là có trợ giá và như vậy sẽ tương thích với chính sách "green box". Các nước kém phát triển sẽ cần phải xem xét một cách đầy đủ những ảnh hưởng có thể từ các giải pháp được đưa ra trên cơ sở lợi ích của mình.

Vải sợi, bông

Vấn đề về vải sợi, bông là mối quan tâm hàng đầu của 4 nước Châu Phi xuất khẩu bông (C-4): Benin, Burkina Faso, Chad và Mali. Sáng kiến trong vấn đề này tập trung vào "sự gắn kết giữa các khía cạnh thương mại và phát triển": Các khía cạnh của thương mại bao gồm các thỏa thuận về rào cản thương mại, hỗ trợ và trợ cấp xuất khẩu trong nước; trong khi đó, các nội dung của phát triển bao gồm giúp đỡ các nhà sản xuất bông đối đầu với điều kiện thị trường và những nhu cầu khác có liên quan. Các quyết định được thông qua trong Chương trình đàm phán Bali cho thấy rằng WTO chưa đưa ra được các sáng kiến trong vấn đề bông, vải sợi. Thay vào đó, các thành viên trong WTO đã thống nhất các cuộc thảo luận trong lĩnh vực này sẽ được tổ chức định kỳ sáu tháng. Kết nối vấn đề này với các cuộc đàm phán lớn hơn trong lĩnh vực nông nghiệp, các thành viên WTO đã tái khẳng định, tuy chưa rõ thời điểm áp dụng nhưng các hình thức hỗ trợ và trợ cấp xuất khẩu sẽ được loại bỏ.

Những mối quan tâm có tính hệ thống

Sự bế tắc trong vòng đàm phán Doha đã khiến một số thành viên đi đến những hướng tiếp cận khác mới mẻ hơn, bao gồm việc sử dụng phương pháp tiếp cận đa phương. Về cơ bản, Hiệp định đa phương (PA) thúc đẩy cho một hướng tiếp cận chung trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO; theo đó một số quốc gia lớn sẽ thương lượng để đẩy nhanh tốc độ tự do hóa trong những lĩnh vực và khu vực cụ thể. Các thành viên khác được xếp ra khỏi nhóm có khả năng gia nhập. Thực tế có một lo ngại là các hiệp định đa phương sẽ dẫn đến sự thiệt hại đáng kể cho các nước thành viên có thu nhập thấp. Hơn nữa, nếu các cường quốc kinh tế tham gia các Hiệp định đa phương và thiết lập các quy tắc dựa trên cơ sở lợi ích của họ thì các nước kém phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia nhập. Để làm được gia nhập, các nước này buộc phải áp dụng các tiêu về chuẩn lao động, sở hữu trí tuệ và các tiêu chuẩn khác theo các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT) trong khuôn khổ WTO.

Kết luận

Cần phải thực hiện các cuộc thảo luận nghiêm túc nhằm thu hẹp những khác biệt trong nhóm các nước kém phát triển, đặc biệt liên quan đến việc tiếp cận thị trường miễn thuế và miễn hạn ngạch. Các nước kém phát triển nên tích cực theo đuổi vấn đề miễn trừ trong lĩnh vực dịch vụ và tham gia vào quá trình đàm phán, đưa ra yêu cầu một cách sáng suốt. Nên ưu tiên việc nhận diện các lợi ích liên quan cụ thể tới các thỏa thuận thúc đẩy thương mại và các hỗ trợ cần thiết, đặc biệt là các yếu tố nhóm C liên quan đến thâm hụt ngân sách. Thông qua việc này, các nước kém phát triển sẽ thể hiện nhu cầu và mối quan tâm của họ, đặc biệt đối với các tác động có thể có của Hiệp định đa phương đến lợi ích thương mại của họ.

Ngoài ra, cần phải duy trì mối quan tâm đáng kể đối với việc huy động nguồn lực thương mại dành cho các nước này. Từ nay cho đến Hội nghị bộ trưởng WTO sắp tới, các nước LDCs cần đặc biết chú ý tới vấn đề viện trợ thương mại và viện trợ thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại. Việc xây dựng liên minh và quan hệ đối tác sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy lợi ích của các nước kém phát triển trong cuộc đàm phán tại Geneva. Tóm lại, trong nỗ lực theo đuổi một tiếng nói lớn hơn tại WTO vì lợi ích của chính mình, các nước LDCs cần tận dụng lợi thế từ việc thực thi những quyết định đã được WTO đưa ra trước đó.

Tác giả:

- Giáo sư Mustafizur Rahman - Giám đốc điều hành của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD), Dhaka. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

- Ms Hosna Jahan - Nghiên cứu viên tại CPD. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Theo http://cpd.org.bd/ - PC

Từ khóa: Gói Bali, WTO, nước kém phát triển, LDCs, thương mại đa phương, vòng Doha, TFA, Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, an ninh lương thực

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402076
Go to top