Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnHiệp định WTO về việc Áp dụng các biện pháp Vệ sinh Dịch tễ

Hiệp định WTO về việc Áp dụng các biện pháp Vệ sinh Dịch tễ

 

WTO

Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) cùng với các thỏa thuận khác nằm trong gói Văn kiện hoàn chỉnh của Vòng Uruguay về thỏa thuận Thương mại Đa biên là một phần của Hiệp định Marrakesh của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thỏa thuận này có liên quan đến các lĩnh vực:

1. An toàn thực phẩm

2. Quy định Kiểm dịch Thú y

3. Các quy định kiểm dịch thực vật.

Thỏa thuận này bao gồm các quy định mà có phạm vi điều chỉnh là cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật và cây trồng. Thất bại của Chương trình nghị sự phát triển Doha (Doha Development Agenda) đã dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ có đất phát triển ở tất cả các quốc gia. SPS đang được các quốc gia áp dụng như một công cụ hạn chế thương mại.

Hiệp định SPS khuyến khích các chính phủ sử dụng biện pháp SPS phải phù hợp với các hướng dẫn, khuyến nghị và tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả những yêu cầu này thường được gọi là "hài hòa". WTO tự nó không và sẽ không phát triển các tiêu chuẩn này. Trên thực tế, hầu hết các chính phủ thành viên của WTO đều tham gia xây dựng và bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn này trong các cơ quan tổ chức quốc tế khác nhau. Các tiêu chuẩn được xây dựng phát triển bởi các nhà khoa học hàng đầu và các chuyên gia bảo vệ sức khỏe của các chính phủ; quá trình này đều phải chịu sự giám sát và đánh giá quốc tế.

Tiêu chuẩn quốc tế thường cao hơn so với yêu cầu của phần lớn các quốc gia, trong đó có cả các nước phát triển. Hiệp định SPS cho phép các chính phủ có quyền không sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế,. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu chuẩn đang áp dụng của một quốc gia mà bị cáo buộc là hạn chế thương mại thì quốc gia này có nghĩa vụ phải chứng minh bằng khoa học rằng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan là chưa đủ để bảo vệ sức khỏe cho công dân của nước mình.

Điều 1 về phạm vi áp dụng: Hiệp định SPS được áp dụng cho tất cả các biện pháp SPS mà trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại quốc tế.

Tài liệu EC-Banana III thuộc Trường hợp Máy nông cụ Italylà tài liệu duy nhất giải thích thuật ngữ "trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại quốc tế". Về cơ bản nó có nghĩa là không cần thiết phải định lượng sự ảnh hưởng. Một khi chứng minh được rằng nó đã vi phạm Hiệp định SPS thì không cần tham chiếu điều 1.1. Cần lưu ý rằng các biện pháp SPS chỉ áp dụng đối với hàng hoá (Phụ lục 1A của Hiệp định Marrakesh).

Ví dụ như tại Úc –Các biện pháp Ảnh hưởng đến việc Nhập khẩu Cá hồi, biện pháp này đã được nêu lên trong Điều 13, việc chính phủ các nước áp dụng các biện pháp này phải được xác định nằm trong phạm vi cho phép của Hiệp định SPS. Điều này cũng có nghĩa rằng các thành viên phải có trách nhiệm chấp hành các nghĩa vụ cam kết theo Hiệp định SPS và phải đưa ra các biện pháp tích cực để thực hiện Hiệp định SPS.

Theo Hiệp định SPS, khía cạnh về thời gian áp dụng một biện pháp có thể bị hồi tố.

Mục tiêu của các biện pháp vệ sinh dịch tế trong hiệp định WTO

Một biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch thực vật là gì? Là biện pháp được áp dụng để:

(a) bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe động vật hay thực vật trong lãnh thổ của nước thành viên trước các rủi ro phát sinh từ việc xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu bệnh, dịch bệnh, các sinh vật mang bệnh hoặc sinh vật gây bệnh - Điều XX có áp dụng ngoài lãnh thổ.

(b) bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người hay động vật trong lãnh thổ quốc gia thành viên trước các rủi ro phát sinh từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc các sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi;

(c) bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người hay động vật trong lãnh thổ quốc gia thành viên trước các nguy cơ mắc bệnh từ động vật, thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu bệnh; hoặc

(d) ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại khác trong lãnh thổ quốc gia thành viên trước sự xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu hại.

Trong trường hợp táo ở Úc, người ta nói rằng mục tiêu và mục đích được xác định rõ ràng cho dù biện pháp cụ thể này có liên quan đến SPS hay không. Ngoài ra, các biện pháp SPS nên tồn tại dưới dạng quy định pháp luật trong nước.

Điều 2, được coi là "trái tim và linh hồn" của Hiệp định SPS. Nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:

1. Quyền tối thượng của từng mỗi quốc gia theo tiêu chuẩn hoặc các biện pháp SPS.

2. Nghĩa vụ thực thi hoặc chỉ duy trì những biện pháp SPS mà cần thiết để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của thực vật, động vật hoặc con người.

3. Tiêu chuẩn SPS phải được dựa trên các nguyên tắc khoa học.

4. Các biện pháp không được đưa ra tùy tiện và vô lý.

5. Mục tiêu là quốc tế hóa tiêu chuẩn SPS

Đánh giá rủi ro (Phụ lục A) - "Việc đánh giá khả năng xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền dịch bệnh do nhập khẩu trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia thành viên bằng các biện pháp vệ sinh động thực vật, và sự kết hợp giữa tiềm năng sinh học và hậu quả kinh tế; hoặc việc đánh giá khả năng tác động xấu đến sức khỏe con người hay động vật từ sự hiện diện của các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc các sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn động vật. "

Những điều cần lưu ý khi tiến hành đánh giá rủi ro:

1. Đánh giá rủi ro phải dựa vào biện pháp cụ thể

2. Mục đích là xác định các nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe con người hoặc động vật.

3. Xác định tần suất có thể xuất hiện.

4. Nguyên tắc phòng ngừa - Lệnh cấm phải có có thời hạn hợp lý và phải có những hành động để giảm thiểu những rủi ro đã được xác định.

Mức độ bảo hộ phù hợp (Phụ lục A)

1. Không bóp méo thương mại quốc tế.

2. Phải áp dụng các biện pháp thay thế nếu sẵn có

3. Nếu chưa có các biện pháp thay thế, thì cần phải xây dựng.

4. Không phân biệt đối xử.

Ngoài ra, các luận cứ khoa học do cơ quan được công nhận đưa ra sẽ là các luận cứ được chấp nhận. Không nên có bất kỳ những hạn chế trá hình nào. Nên có các biện pháp SPS để phát triển các tiêu chuẩn hiện hành.

Điều 3.1 quy định rằng "hài hòa các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật trên phạm vi rộng đến mức có thể, các thành viên đưa ra biện pháp vệ sinh kiểm dịch thực vật phải dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hay khuyến nghị"

Ngoài ra, Điều 3.1 bắt buộc "Các thành viên phải tham gia đầy đủ, trong khả năng nguồn lực của mình, vào các tổ chức quốc tế có liên quan và các cơ quan trực thuộc, đặc biệt là Ủy ban Codex Alimentarius, Văn phòng quốc tế Dịch bệnh động vật, và các tổ chức quốc tế và khu vực hoạt động trong khuôn khổ Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế, thúc đẩy các tổ chức này trong việc phát triển và xem xét định kỳ các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị liên quan đến tất cả các khía cạnh của các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật".

Theo www.carib-export.com - PT

Từ khóa: Hiệp định, WTO, vệ sinh dịch tễ, SPS, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thú y, động vật, cây trồng, vòng Doha

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402064
Go to top