Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnSự cần thiết của việc bảo vệ tri thức truyền thống trên cơ sở WTO

Sự cần thiết của việc bảo vệ tri thức truyền thống trên cơ sở WTO

Tritue

Trước khi thảo luận về những gì TRIPs có thể (và những gì nên) làm để bảo vệ TK phải làm rõ khái niệm này. Theo truyền thống, có sự khác biệt giữa TK theo nghĩa hẹp, văn hóa truyền thống hay tri thức dân gian (TCEs) và tài nguyên di truyền GRs. Hai loại tri thức này có liên quan và góp phần hình thành cái gọi là TK theo nghĩa rộng (Pires de Carvalho 2007,  trang 243). Tri thức truyền thống dùng để nói các loại tri thức như những kiến ​​thức thu được từ hoạt động trí tuệ trong bối cảnh truyền thống, bao gồm các bí quyết, phương pháp, kỹ năng và sáng tạo. TCEs bao gồm các biểu hiện cụ thể của kiến thức của chính nó, ví dụ như: âm nhạc, múa, nghệ thuật, biểu diễn, nghi lễ, thủ công mỹ nghệ và các biểu thức nghệ thuật, văn hóa dân gian khác. Cuối cùng, có lĩnh vực tài nguyên di truyền (GRs), trong đó có các vật liệu di truyền (thực vật, động vật, vi sinh vật hoặc khác) có giá trị thực tế hoặc tiềm năng (WIPO, TK trực tuyến).

Tuyên bố Doha, được thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2001, bằng văn bản, dựa trên các tài liệu từ Hội nghị Bộ trưởng WTO 2001. Đặc biệt, trong các đoạn văn bản từ 17-19, thể hiện sự hiểu biết rõ ràng về những thách thức hiện hành của pháp luật IP, bao gồm tiếp cận các loại thuốc chữa bệnh, tăng cường bảo vệ chỉ dẫn địa lý, và bảo tồn các TK và GRS. Ý tưởng thiết lập một hệ thống bảo vệ TK nằm trong bộ quy định của WTO là rất hấp dẫn vì hai lý do chính - một vùng đất riêng cho một phạm trù riêng. Lý do đầu tiên là WTO đã có một cơ quan giải quyết tranh chấp có khả năng ràng buộc tất cả các thành viên và thực thi pháp luật của WTO, đây là cái mà diễn đàn WIPO không thể làm được . Lý do thứ hai, kẻ thù tồi tệ nhất của TK là sự lạm tiêu, có nghĩa là khai thác cho mục đích thương mại đối với các hoạt động phi vật thể, bí quyết hoặc các hình thức tri thức hữu hình khác mà không tôn trọng và bảo tồn gìn giữ. Do đó, TK bị lạm dụng khi nó được biến thành, hoặc là cơ sở tạo thành hàng hóa tiêu dùng và được bán trên thị trường mà không phải trả chi phí cho chủ sở hữu hợp pháp. Hiện tượng này đã khiến các quốc gia đang phát triển mất đi khoảng 5 tỷ USD tiền bản mỗi năm (Dagne 2012, p.154). Do đó, Tuyên bố Doha là phù hợp. Việc bảo vệ TK là một vấn đề liên quan đến thương mại và WTO cần thực hiện.

Mối liên hệ giữa TK và GIs: ý tưởng hay nhưng thất bại

Điều 22 (1) của TRIPs đưa ra định nghĩa về GIs như sau: "Chỉ dẫn địa lý là, (...), chỉ dẫn để xác định một sản phẩm có xuất xứ tại lãnh thổ của một thành viên, hoặc một khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, mà chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của hàng hoá chủ yếu do nguồn gốc địa lý của nó. Cũng không bất ngờ rằng khoản 18 của Tuyên bố Doha kêu gọi viết lại các điều 22-23-24 của TRIPs, phần dành riêng cho GIs. Trong thực tế, có hai cấp độ đối với hệ thống bảo vệ. Đầu tiên, theo Điều 22(2), ràng buộc  với các nước thành viên để ngăn chặn bất kỳ một hành động nào mà sử dụng chỉ dẫn địa lý theo cách thức lừa dối công chúng hoặc trong một cách mà có thể tạo thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bởi vậy sử dụng sai cũng chưa đủ mà người tố cáo phải chứng minh được hành vi trên đã tạo nên sự nhầm lẫn trên thị trường.

Thay vào đó, Điều 23 lại quy định về cái gọi là "bảo vệ tuyệt đối.", theo đó, chỉ được bảo vệ "như vậy" sau khi phân tích ngữ cảnh và không có bằng chứng về hành vi không lành mạnh hoặc gây hiểu nhầm. Bạn đã sử dụng một dấu hiệu chỉ dẫn mà không được phép, vì vậy bạn phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc bảo vệ mạnh mẽ này chỉ áp dụng cho cho hàng hóa là rượu vang và rượu mạnh.

Việc tạo ưu đãi cho rượu vang và rượu mạnh mà không áp dụng cho các sản phẩm khác, ví dụ: các loại phô mai, cũng thiết lập hệ thống bảo vệ hai cấp độ cho nó là sự  phi lý và không được giải thích rõ ràng bởi các tài liệu chính thức của Vòng đàm phán Uruguay (Kasturi Das 2010, p.456 và Gangjee 2012, p.237). Có thể là lý do duy nhất giải thích tại sao điều 23 TRIPs đã được soạn thảo theo cách của Cục Rượu, Thuốc Lá và Súng của Mỹ và EC cũng áp dụng quy định tương tự để thiết lập cơ chế bảo vệ cao hơn cho những loại sản phẩm này, do đó nó dễ dàng đi đến một thỏa thuận hạn chế như vậy (Taubman et al. 2012, p.88). Tuy nhiên, cũng rất khó để tìm thấy bất kỳ lý do lũng đoạn chính sách để có thể phủ nhận quy định này hoặc đề xuất mở rộng nó.

Nhiều học giả đồng ý rằng giữa TK và Gis có mối liên hệ chặn chẽ. Đầu tiên, cả TK và GIS hầu như luôn luôn sở hữu tập thể; thứ hai, chúng là vĩnh viễn, ít nhất là cho đến khi có một người có thể tạo ra những điều tốt đẹp hơn; thứ ba, không giống như sở hữu trí tuệ điển hình, chỉ dẫn địa lý không công nhận sự độc đáo, sáng tạo và khác biệt mà là đại diện bởi một sản phẩm truyền thống nhất định, do đó, chúng đặc biệt thích hợp để bảo vệ TK. Mối liên quan giữa TK và GIs cũng là hiển nhiên đối với phần lớn các thành viên WTO.

Theo ssrn.com - PT

Từ khóa: cần thiết, TRIPS, WTO, tri thức, truyền thống, bảo vệ

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402098
Go to top