Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnChính sách thương mại thất bại của Trump về Trung Quốc và WTO có thể là chiến thắng cho Biden

Chính sách thương mại thất bại của Trump về Trung Quốc và WTO có thể là chiến thắng cho Biden

960x0

Nếu dựa trên thước đo của cựu Tổng thống Donald Trump, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã thất bại. Người đứng đầu Nhà Trắng giai đoạn 2016-2020 bị ám ảnh bởi thâm hụt thương mại – vốn gia tăng trong suốt nhiệm kỳ cầm quyền của ông – hiện tượng này, tuy nhiên, không gây nhiều bất ngờ đối với những chuyên gia kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng, thâm hụt thương mại đương nhiên sẽ phải mở rộng do nhu cầu về hàng nhập khẩu thường cao hơn tăng trưởng xuất khẩu. Hãy hy vọng rằng đội ngũ nhân sự mới của Tổng thống Biden sẽ từ bỏ chính sách ngờ nghệch này.

Có thể nói, đội ngũ chuyên gia thương mại của tân Tổng thống có thể làm được nhiều hơn thế: họ nên triển khai sớm các cuộc thảo luận về hoạt động trợ cấp, qua đó, cứu Tổ chức Thương mại thế giới khỏi vũng lầy tranh cãi.

Trong một động thái không được mong đợi, Trưởng đại diện Thương mại mỹ dưới thời Tổng thống Trump, Robert Lighthizer đã rời nhiệm sở và giao trách nhiệm đàm phán những vấn đề về trợ cấp thương mại cho người kế nhiệm mình – chủ đề đang rất cấp thiết tại thời điểm hiện tại. Khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, các nước thành viên WTO đã không thay đổi quy định về trợ cấp. Thời điểm đó, các nước đều đồng thuận rằng khi buộc Trung Quốc tuân thủ những quy tắc giao thương toàn cầu sẽ khuyến khích nước này phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường. Phần lớn mọi người (trừ Robert Lighthizer) nghĩ rằng những quy định về chống trợ cấp và chống bán phá giá hiện hành còn phù hợp và khá đầy đủ.

Ngoài việc cho phép áp thuế nhập khẩu, qua đó làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu, những quy định hiện hành về trợ cấp khó làm thay đổi hành vi của Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, sự thao túng của chính quyền đối với nền kinh tế trở nên ngày càng rõ rệt trong khi đó số lượng doanh nghiệp nhà nước tại nền kinh tế số 2 thế giới – một trong những biểu hiện kỳ dị nhất của hoạt động trợ cấp – vẫn không đổi từ thời điểm 2001. Trong số 109 doanh nghiệp xứ Trung được xếp hạng bởi tổ chức Global Fortune 500, chỉ 15% trong số đó là công ty tư nhân.

Những doanh nghiệp nhà nước thường khá cồng kềnh, kinh doanh kém cỏi, và là mối lo của toàn cầu. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu cho thấy sự xuất hiện của ngân hàng nhà nước đang ngày càng phổ biến tại các nền kinh tế thuộc Liên bang Xô viết trước đây. Những ngân hàng loại này không chỉ có kết quả hoạt động bết bát mà còn nguy hiểm về mặt chính trị, khi kìm hãm nguồn vốn chảy đến tay những đối tượng cần và sử dụng phù hợp.

Doanh nghiệp nhà nước có thể gây biến dạng nền kinh tế thế giới. Hai tác giả Caroline Freund và Dario Sidhu đã có những nghiên cứu chuyên sâu về sự mâu thuẫn trong hoạt động công nghiệp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Họ nhấn mạnh rằng 4 công ty xây dựng lớn nhất thế giới hiện tại là những công ty Trung Quốc có bóng dáng can dự của chính quyền. Kỹ thuật và xây dựng là các yếu tố có tác động lan tỏa đến giao thương.

Lấy dự án cơ sở hạ tầng với tên gọi Vành đai và Con đường trị giá hơn 1000 tỷ USD có sự tham gia của 34 quốc gia làm ví dụ. Có thể hình dung như sau, khi bạn tham gia một dự án xây dựng lớn như vậy, bạn cần những nguyên liệu như dầu, thép, nhôm, sản phẩm kỹ thuật dân dụng, nguồn lực đất đai, hệ thống viễn thông cùng hàng loạt dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc lại thường chọn những nhà cung ứng với cùng mô hình tại chính quốc, qua đó khiến các công ty tư nhân ít có cơ hội tham gia những công trình lớn.

Nhiều nước đã nỗ lực để giải quyết vấn đề trợ cấp nhưng có rất ít tiến triển đạt được về chủ đề này. Lấy sản phẩm thép làm ví dụ cụ thể. Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển đã thiết lập Ủy ban các vấn đề về sản phẩm thép. Cơ quan này, suốt 40 năm qua đã thảo luận để phát triển ngành công nghiệp thép. Chủ đề thường thấy chính là năng lực sản xuất quá lớn hoặc thời điểm nào nguồn cung sẽ vượt nhu cầu – kết quả hiển nhiên từ hoạt động trợ cấp. Có thể nói, rất khó để tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết tận gốc vấn đề. Nếu không có sự hỗ trợ từ WTO, mọi phương án đều bất khả thi.

Trợ cấp và doanh nghiệp nhà nước đang khiến vấn đề trở nên trầm trọng. Phản ứng của thị trường trước hành vi trợ cấp chính là khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa hơn từ những kẻ cung cấp các khoản trợ cấp. Nếu thiếu các biện pháp từ chính quyền, hiện tượng đã nêu sẽ tiếp diễn cho đến khi những quốc gia ủng hộ trợ cấp mệt mỏi với chính sách hiện tại của họ. Tuy nhiên chính các doanh nghiệp sản xuất cũng không mặn mà với việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ. Nếu được tổ chức tốt, những công ty nội địa có thể nhận được sự cảm thông thông qua chính sách của chính quyền. Đến cuối cùng, thật khó để phản bác lại quan điểm rằng “chúng ta có thể cạnh tranh với mọi người nhưng không thể đấu lại Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Để thực hiện cải cách, trước hết bạn phải thực đánh giá các chỉ số. Với sự ra đời của hệ thống Cảnh báo thương mại toàn cầu (GTA), những nhà quản lý tại nhiều nước sẽ nhanh chóng nhận được số liệu và thông tin về hoạt động trợ cấp tại bất kỳ nơi nào, bất kỳ lĩnh vực nào trên khắp thế giới. GTA là một tổ chức phi chính phủ có thể phát hiện những biện pháp hạn chế thương mại nhanh chóng và hữu hiệu hơn bất kỳ một thực thể nào tại hành tinh này; Giám đốc GTA Simon Evenett gần đây cũng cho biết đội ngũ của cơ quan vừa nêu đang làm tích cực làm việc để cho ra đời báo cáo hoàn chỉnh về chủ đề trợ cấp giao thương trước Hội nghị lãnh đạo các quốc gia khối G20 trong năm nay.

Trung Quốc có thể là tội đồ lớn nhất trong vấn đề giao thương quốc tế, tuy nhiên họ không phải là bên duy nhất đáng bị chỉ trích. Nếu nói về các khoản trợ cấp, tất cả quốc gia gồm cả châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và những nước khác đều nên tự nhìn lại mình, qua đó tiến hành những biện pháp chấn chỉnh phù hợp. Ngành công nghiệp toàn cầu dù kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào (dầu, khí, than đá, gạo, khí sinh học, nông sản, giấy, bột giấy, hóa chất, …) đều là đối tượng của hoạt động trợ cấp.

Phần các chính phủ đang liên tục tung ra hàng loạt trợ cấp cho doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh dịch COVID đang tàn phá nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên khi đại dịch bớt căng thẳng hơn, các quốc gia thành viên WTO cần cùng ngồi lại đàm luận với một tâm thế mở và sẵn sàng thiết lập những quy định mới về trợ cấp. WTO không thể được cứu nếu thiếu những thay đổi đối với chủ đề đã nêu.

Chủ nghĩa đơn phương do cựu Tổng thống Trump và Đại diện thương mại Lighthizer khơi mào là không hoàn hảo tuy nhiên điều đó lại giúp thế giới nhận ra một vấn đề khác – đó là trợ cấp giao thương. Đối với nhiều người, đội ngũ thương mại mới dưới thời Tổng thống Biden với bà Katherine Tai là người đứng đầu sẽ có cơ hội để đưa chủ đề đã nêu trở thành vấn đề thảo luận trọng tâm. Không phải quốc gia, ngành nghề nào cũng thích thú khi phải đàm phán về trợ cấp, tuy nhiên nền kinh tế Hoa Kỳ, nền kinh tế thế giới cùng hệ thống gia toàn cầu cần sự đồng thuận từ tất cả quốc gia để giải quyết vấn đề.

Nguồn: Forbes

Từ khóa: giao thương quốc tế, trợ cấp, đàm phán trợ cấp, tâm thế mở

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400896
Go to top