Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnWTO cần giữ vững lập trường trước sự bắt nạt của Nhà Trắng

WTO cần giữ vững lập trường trước sự bắt nạt của Nhà Trắng

wto2308

Khó mà tìm được một tổ chức đa phương có thể làm hài lòng ông Donald Trump. Vị Tổng thống Mỹ với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” sẽ sẵn sàng đạp đổ các thể chế toàn cầu, kể cả khi những thể chế này từng được đất nước ông góp sức xây dựng để tạo ra một hệ thống trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Đòn đánh mới nhất của ông là nhắm vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hệ thống phân loại và ưu đãi thương mại cho “những nước đang phát triển”. Mục tiêu chính của ông là Trung Quốc. Trump cho rằng Trung Quốc từ lâu đã đánh lừa hệ thống nhờ vào đặc quyền “nền kinh tế đang phát triển” của mình.

Mỹ phàn nàn rằng Trung Quốc đang lợi dụng quyền được đối xử đặc biệt theo quy định của WTO để áp thuế quan và trợ giá xuất khẩu, nhằm bảo hộ cho các ngành nghề trong nước. Thực tế, tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, đều thừa nhận rằng WTO cần được cải cách. Nhưng quá trình cải cách phải được thực hiện trong một khuôn khổ đa phương và dựa trên sự đồng thuận của các thành viên, chứ không phải chỉ theo ý muốn của Washington. Nếu không làm như vậy, thì sự tồn tại của WTO cũng không còn ý nghĩa.

Nhà Trắng đã cho WTO thời hạn 90 ngày để thay đổi hệ thống phân loại đối với các nền kinh tế đang phát triển, với mục tiêu hàng đầu là chấm dứt đặc quyền đó của Trung Quốc. Nếu không, Mỹ đe dọa sẽ đơn phương xóa bỏ mọi ưu đãi thương mại dành do Trung Quốc theo quy định của WTO. Hành động bắt nạt này là không thể chấp nhận được. WTO cần phải giữ vững lập trường.

Dù vậy, vấn đề mà Mỹ đưa ra vẫn đáng được ca ngợi; điều đáng buồn là cách thức mà họ theo đuổi để giải quyết vấn đề. Với quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong thời gian gần đây, những phương thức phân loại đơn giản chắc chắn sẽ dẫn đến sai lầm. Ở một vài phương diện, Trung Quôc rõ ràng là đã phát triển; nhưng trên một vài khía cạnh khác, họ vẫn còn tụt hậu rất xa.

Thâm Quyến và Thượng Hải nổi bật với những tòa nhà trọc trời và hệ thống tàu điện cao tốc. Nhưng đối lập với những thành phố giàu có ở các tỉnh ven biển phía đông nam là một vùng đất nghèo nàn và kém phát triển ở phía tây.

Trung Quốc có những người giàu nhất và các tập đoàn lớn nhất thế giới. Đây có thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng GDP bình quân đầu người của nước này chỉ đạt 7.594 USD vào năm 2014, đứng thứ 79 trong 183 quốc gia. Ngân hàng Thế giới phân loại những nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 12.275USD là một nền kinh tế đang phát triển.

Dĩ nhiên là Washington và Bắc Kinh sẽ phải cùng nhau chọn ra những phương thức đánh giá nền kinh tế Trung Quốc sao cho phù hợp với chương trình nghị sự của họ. Một hệ thống phân loại đa dạng phải miêu tả được các nước đang thuộc nhóm thu nhập “thấp, trung bình thấp, trung bình cao, hoặc cao”, cũng như điều chỉnh một cách tương xứng những ưu đãi và quy tắc thương mại.

Thật vô lý khi xem nền kinh tế Trung Quốc ngang hàng với những nước đang phát triển như Indonesia, theo quy định của WTO. Nhưng cũng không đúng khi xem họ ngang hàng với Mỹ. WTO cần có một hệ thống phân loại tốt hơn, nhưng quá trình cải cách WTO phải được thực hiện trên tinh thần đa phương.

Nguồn: SCMP

Từ khóa: Chiến tranh thương mại, WTO, nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404945
Go to top