Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOCải cách WTO phải bắt đầu lại từ đầu

Cải cách WTO phải bắt đầu lại từ đầu

07.08-14

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo mới. Cuộc đua đã khởi động từ tháng 7 khi nhóm các ứng cử viên đầu tiên cho vị trí tổng giám đốc đã có dịp gặp gỡ với đại diện của các chính phủ thành viên WTO tại Geneva. Những cuộc gặp gỡ như trên sẽ diễn ra trong suốt mùa hè nhằm chọn lựa được người thay thế cho Tổng giám đốc hiện tại là ông Roberto Azvêdo khi ông sẽ kết thúc công việc vào mùa thu. Tổng giám đốc tân nhiệm sẽ được chọn thông qua bỏ phiếu theo nguyên tắc đồng thuận của chính phủ các nước thành viên. Tuy vậy, trong thực tế, sẽ có một vài quốc gia đóng vai trò mấu chốt, trong đó có Hoa Kỳ. Kết quả lựa chọn người kế nhiệm vị trí này sẽ có ý nghĩa to lớn đối với tương lai của WTO và rộng hơn là đối với thương mại toàn cầu.

Theo truyền thống, việc lựa chọn tổng giám đốc là một quá trình gây tranh cãi, phản ánh những ưu tiên khác nhau giữa các quốc gia đang phát triển với các quốc gia phát triển thịnh vượng. Song, lần này có phần hơi khác. Cuộc đua năm nay diễn ra trong bối cảnh kinh tế khá hỗn loạn, xung đột chính trị gia tăng, đặt ra vấn đề về khả năng tồn tại lâu dài của chính WTO. Sau khi tổng thống Donald Trump đắc cử, lần đầu tiên, WTO đã phải tranh cãi với chính quyền Hoa Kỳ liên quan tới vấn đề giảm các rào cản thương mại quốc tế. Sự hoài nghi càng lúc càng khiến Nhà Trắng thất vọng đối với cách xử lý tranh chấp thương mại của WTO, từ đó dẫn tới việc nước này từ chối bổ nhiệm các thẩm phán vào Cơ quan phúc thẩm, khiến cơ quan này bị tê liệt vì không đủ điều kiện thành lập hội đồng giải quyết tranh chấp. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây ra những gián đoạn kinh tế và cản trở tiến trình toàn cầu hóa, ông Azevêdo tuyên bố ý định từ chức vào ngày 31 tháng 8 - một năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Nỗ lực của chính quyền của Trump nhằm ngăn trở WTO đã được xem là quay về với chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế, các hành động của Hoa Kỳ lại thể hiện sự tiếp nối   hơn là đi ngược lại các chính sách của chính quyền cũ. Trước đó, chính quyền Obama đã khởi xướng việc ngăn chặn các ứng cử viên vào Cơ quan phúc thẩm năm 2011 bằng cách từ chối cho phép tái bổ nhiệm ứng cử viên Hoa Kỳ. Năm 2016, Hoa Kỳ cũng từng ngăn chặn việc tái bổ nhiệm thẩm phán Hàn Quốc với lý do thẩm phán này đã có hành động vượt quá quyền hạn khi cách thay thế phán quyết của chính mình đối với văn bản và các bên trong tranh chấp thương mại, dẫn đến các phán quyết không chính xác và không cần thiết. Đây là hành động chưa từng có tiền lệ và vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ cộng đồng quốc tế.

Sự phản đối từ phía Hoa Kỳ có thể bắt nguồn từ hai vấn đề liên quan đến tổ chức này ngay từ lúc mới thành lập. Thứ nhất, đã có niềm tin sai lầm về việc khi chuyển hoạt động kinh tế sang các nước có chi phí sản xuất thấp hơn với hệ thống quy định yếu hơn, kinh tế nội địa sẽ được bù đắp bằng tăng trưởng và, trong một số trường hợp, sẽ hỗ trợ trực tiếp cho công nhân và ngành công nghiệp bị ảnh hưởng trước đó. Hệ thống WTO, không có tiêu chuẩn hoặc quy định thực thi nào liên quan đến lao động hoặc môi trường, được xem là chất xúc tác chính cho xu hướng chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Chính sự dịch chuyển sản xuất tới những nơi có chi phí lao động và chi phí pháp lý thấp hơn đã làm gia tăng sự bất ổn kinh tế khi đại dịch xảy ra.

Thứ hai, khuôn khổ của WTO chưa chú trọng đúng mức vào các vấn đề liên quan tới cạnh tranh công bằng. Sự thiếu sót này đã gây ảnh hưởng lớn tới sự cân bằng giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, ví dụ, làm dẫn tới tình trạng độc quyền ở cả quy mô quốc gia và xuyên quốc gia. Cũng chính sự thiếu sót này đã cho phép Trung Quốc gặt hái những lợi ích to lớn từ việc tham gia vào một hệ thống thương mại toàn cầu hóa sau khi gia nhập WTO vào năm 2001 trong khi vẫn duy trì các hoạt động cạnh tranh không công bằng. WTO đã thất bại trong việc hạn chế các tập quán thương mại của Trung Quốc, như lũng đoạn tiền tệ, bán rẻ bất động sản, các vấn đề về năng lượng, đào tạo hoặc các khoản trợ cấp, hay việc cưỡng chế nhằm đảm bảo an toàn cho chuỗi cung ứng đầu tư và công nghệ tiên tiến trong nước. Đây chính là những lợi thế cạnh tranh đáng kể đối với các nhà sản xuất Mỹ cũng như các quốc gia tiên tiến khác.

Khi đối mặt với những xu hướng này, Trump và các cố vấn đã biện minh hành động đe dọa thuế quan của mình cũng như thái độ thù địch của Mỹ đối với các thể chế thương mại là nhằm bảo vệ người lao động Mỹ khỏi những nguy cơ trong tương lai. Các khuyết điểm nêu trên của WTO rất khó tương thích với chương trình nghị sự kinh tế trong nước của Nhà Trắng khi quốc gia này vốn đã ủng hộ mạnh mẽ việc bảo vệ lợi ích và quyền lực của doanh nghiệp bên cạnh chi phí của người lao động, người tiêu dùng và môi trường. Thậm chí ngay cả những người phản đối khó tính nhất cũng khó lòng mà phê phán cách ông Trump tranh cử khi chạy đua vào Nhà Trắng với các tuyên bố khá được lòng người dân Mỹ. Tuy vậy, những tuyên bố của ông Trump cũng không nói lên điều gì, vì hàng triệu gia đình thuộc tầng lớp lao động và trung lưu ở các quốc gia khác đang phải trải qua tình trạng phân hóa kinh tế khi hệ thống thương mại toàn cầu luôn ưu tiên sự lưu chuyển tự do của hàng hóa và vốn.

Người kế nhiệm Trump có thể sẽ theo đuổi quan điểm ít cứng rắn hơn đối với các thể chế đa phương, bao gồm cả WTO. Tuy nhiên, việc đưa tổ chức này trở lại nguyên trạng như trước thời của Trump là điều không khả thi, cũng không phù hợp với mục tiêu chính trị. Thậm chí, các nhà lập pháp của cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đang thúc đẩy việc rút lại sự phê chuẩn của nghị viện đối với các luật thi hành theo nguyên tắc của WTO. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sự tham gia của Hoa Kỳ vào hệ thống WTO sẽ không còn hiệu lực. Ngoài ra, những lo ngại về hội nhập kinh tế gần như chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử ở Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.

Do đó, việc lựa chọn tổng giám đốc tiếp theo của WTO sẽ tạo cơ hội cho các thành viên của tổ chức bắt đầu một quá trình tái cấu trúc và cải cách có ý nghĩa cho toàn hệ thống cùng với những cách tiếp cận tiến bộ hơn. Nếu các nước thành viên bầu chọn một tổng giám đốc theo xu hướng ủng hộ hiện trạng hoặc hạn chế điều chỉnh các vấn đề kỹ thuật hiện tại, thì tổ chức này gần như chắc chắn sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trước sự phản đối mang tính chính trị mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển khác, bởi lẽ, các thách thức lớn về cơ cấu đòi hỏi phải có những đề xuất mang tính táo bạo.

Điều này không có nghĩa là tổng giám đốc mới của WTO cần phải nghiêng hẳn về một phía của chủ nghĩa bảo hộ hoặc chủ nghĩa cô lập. Song, để đảm bảo hiệu quả thì tổng giám đốc tân nhiệm cần áp dụng chủ nghĩa thực dụng lành mạnh dựa trên kinh nghiệm đúc kết từ những thất bại trong quá khứ cũng như những lời hứa trong tương lai của WTO. Với tầm nhìn trên, tổng giám đốc tiếp theo có thể sẽ giúp tạo ra một trật tự kinh tế công bằng hơn, phân phối lợi ích của thương mại rộng rãi không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các nhóm kinh tế - xã hội. Nói một cách chính xác hơn, muốn nâng cao giá trị tư cách thành viên WTO thì tổ chức này cần tìm một nhà lãnh đạo thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào những điểm mù và lỗ hổng lớn trong hệ thống WTO hiện tại liên quan đến phúc lợi của người lao động, tới sự tập trung quá mức vào lợi ích kinh tế cũng như sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chẳng có gì là quá sức khi yêu cầu một tổng giám đốc WTO thừa nhận các quy tắc của tổ chức này đã cản trở việc thực hiện những quy định về môi trường. Ví dụ, thừa nhận rằng các hiệp định thương mại hiện nay thiếu các tiêu chuẩn lao động và môi trường, từ đó dẫn tới hệ quả là sự thịnh vượng và bền vững sẽ ngày càng suy yếu; hoặc thừa nhận rằng WTO đã không giải quyết được vấn đề cạnh tranh thiếu công bằng phát sinh từ cả chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc hay sự gia tăng quyền lực độc quyền ở phương Tây. Một sự cởi mở và thẳng thắn như vậy là vô cùng cần thiết khi xem xét lại nền tảng tư tưởng của toàn cầu hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của WTO, thay vì chỉ sửa chữa từng lỗi kỹ thuật nhỏ lẻ và ngắn hạn hiện nay. Chương trình nghị sự hiện nay bao gồm các thay đổi đối với thủ tục của Cơ quan phúc thẩm, trong đó giới hạn quyền quyết định của các thẩm phán và tạo ra một cơ quan giải quyết tranh chấp thay thế trên cơ sở tự nguyện tham gia. Chương trình như vậy có nguy cơ sẽ làm thay đổi cách thức của WTO, từ vai trò là một diễn đàn đàm phán sang một loại cơ quan tư pháp chỉ được khởi động khi có tranh chấp xảy ra.

Thay vào đó, một loạt các ý tưởng mới nên được xem xét. Các tổ chức về lao động, môi trường và một số tiêu chuẩn cạnh tranh công bằng trong cách tính toán thuế chống bán phá giá chỉ là những cách khắc phục đơn giản, được ví như việc tạo ra các "nền kinh tế kém bền vững" và chủ đích trừng phạt các hành vi không tuân theo tiêu chuẩn nhất định. Một cách tiếp cận rộng hơn, được mô phỏng theo Hiến chương Havana sau Thế chiến II, sẽ giúp liên kết các quy định về ưu tiên đối xử của WTO với việc thực thi tiêu chuẩn lao động quốc tế, môi trường, tiền tệ cũng như các tiêu chuẩn liên quan khác.

Ngoài ra, các thành viên WTO cũng có thể tham khảo các mô hình thương mại cũ nhưng hoạt động hiệu quả với thể chế phù hợp, từng được thành lập từ thời tiền “toàn cầu hóa cấp tiến” (pre-hyperglobalization). Ví dụ như Hiệp định Dệt may đa phương MFA năm 1974 nhằm chống lại xu hướng tập trung của thị trường bằng cách sắp xếp phân bổ thị phần dệt may toàn cầu theo quốc gia, trong khi đó, các hiệp định về thương mại hàng hóa lại nhắm vào xung đột thương mại nông nghiệp và xu hướng giảm áp lực độc quyền lên thu nhập của nông dân phát sinh từ sự dư thừa cơ cấu.

Hiện tại, chưa có ứng cử viên nào bày tỏ quan điểm rõ ràng về cách WTO có thể vạch ra một con đường dẫn đến một mô hình thương mại bền vững hơn. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Rốt cuộc, vẫn còn một số quốc gia có ảnh hưởng nói chung hài lòng với cách hoạt động của hệ thống WTO hiện tại và những lợi ích mà hệ thống này đang mang lại. Tuy nhiên, nếu tổ chức này ngày càng kém hiệu quả và vẫn không tìm ra được cách tiếp cận nào tiến bộ hơn, thống nhất hơn thì đã đến lúc thế giới này không còn cần các công ước mà WTO từng thiết lập nữa - rõ ràng là Trump đang thúc đẩy điều đó.

Trevor Sutton là thành viên nghiên cứu về Chính sách quốc tế và an ninh quốc gia tại Trung tâm Vì sự Tiến bộ Hoa Kỳ. Andy Green là giám đốc điều hành nhóm Chính sách kinh tế tại Trung tâm Vì sự Tiến bộ Hoa Kỳ.

Nguồn: American Progress

Từ khóa: cải cách, WTO, bắt đầu lại, từ đầu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403050
Go to top