Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOCải cách WTO: Trung Quốc sẽ là một phần vấn đề hay là một phần giải pháp?

Cải cách WTO: Trung Quốc sẽ là một phần vấn đề hay là một phần giải pháp?

19.11.2019-10

Mô hình kinh tế quản lý tập trung của Trung Quốc tiếp tục đặt ra thách thức cho hệ thống thương mại quốc tế. Liệu Bắc Kinh sẽ nhận ra thực tế đó?

Trung Quốc gần đây chủ trì một “cuộc họp bộ trưởng mini” gồm 30 nước thành viên WTO bên lề hội chợ nhập khẩu quốc tế tổ chức ở Thượng Hải. Bề ngoài, mục đích của cuộc họp khá rõ ràng và hoàn toàn mang tính xây dựng: đó là để thảo luận về hệ thống thương mại quốc tế và các giải pháp để cải tổ WTO, với hi vọng sẽ tạo đà cho một kết quả tích cực tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 diễn ra tại Kazakhstan vào tháng 6/2020.

Hệ thống thương mại quốc tế tiếp tục chao đảo, và một số vấn đề về thương mại còn khẩn cấp hơn cả việc cải tổ WTO. Khả năng tiếp tục hoạt động của WTO đang bị đe dọa, và bất kỳ cuộc đối thoại hữu ích nào, như cuộc đối thoại tại Thượng Hải dưới sự dẫn dắt của Trung Quốc, cũng đều được hoan nghênh.

Tuy nhiên, có một đề tài phụ mà về dài hạn, có vẻ sẽ quan trọng không kém, nếu không muốn nói là quan trọng hơn các chủ đề chính của cuộc họp lần này. Khi Mỹ tiếp tục rút lui khỏi vai trò lịch sử của mình là lãnh đạo hệ thống thương mại toàn cầu, Trung Quốc đang từng bước vạch rõ lại bản chất và các thông số cho vai trò mà nước này dự định đảm nhận.

Vì vậy, có hai câu chuyện riêng biệt nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau được hé mở: 1) Bộ trưởng từ các nước thương mại lớn đang không ngừng nỗ lực để tìm ra các giải pháp cần thiết để cải tổ WTO, và 2) Trung Quốc đang dần dần định nghĩa lại vị thế và vai trò của mình trong hệ thống quản trị toàn cầu.

Diễn biến ở mỗi câu chuyện trên có liên hệ chặt chẽ với nhau và củng cố cho nhau: Nếu Trung Quốc có thể đóng góp tích cực vào việc kích thích các cải cách hữu ích ở WTO, nước này sẽ đánh bóng được tên tuổi của mình như một người bảo vệ chính yếu cho hệ thống thương mại toàn cầu. Nhưng đồng thời, nếu Trung Quốc ngày càng được xem là người bảo vệ hệ thống thương mại, nước này sẽ phải tăng cường năng lực của mình để đủ sức dẫn dắt quá trình cải tổ đó.

Điều này dẫn đến một câu hỏi rõ ràng và then chốt: Trung Quốc có thể, và nên, giữ vai trò gì trong quá trình cải cách WTO?

Vào những năm cuối của thập niên 1940, khi thế giới bắt đầu đặt các nền móng đầu tiên cho hệ thống thương mại quốc tế thời hiện đại, Trung Quốc lúc đó còn là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn và cô độc, đã không có mặt trên bàn đàm phán. Nước Mỹ, ngược lại, chiếm đến 50% GDP toàn cầu, và các triết lý của Mỹ (như kinh tế thị trường, tự do thương mại, mở cửa cho đầu tư nước ngoài, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, và siết chặt quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - gọi chung là các nguyên tắc Đồng thuận Washington) là các tư tưởng chiếm ưu thế thời bấy giờ.

Bởi vì sự vượt trội của Mỹ, cấu trúc thương mại thời hậu chiến (đầu tiên là dưới sự hậu thuẫn của GATT và tiếp theo đó là WTO) được xây dựng dựa trên các nguyên tắc Đồng thuận Washington, với giả thiết rằng tất cả các quốc gia thương mại lớn khác chắc hẳn sẽ phải tán thành các nguyên tắc này. Và giả thiết này chắc chắn cũng đã được đặt ra cho Trung Quốc vào thời điểm nước này gia nhập WTO năm 2001.

Ngày nay, nhờ phần lớn vào tư cách thành viên WTO, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia thương mại hàng đầu thế giới và sở hữu một nền kinh tế công nghệ cao trị giá 14 nghìn tỷ USD. Thành công của Trung Quốc được hậu thuẫn bởi một hệ thống kinh tế quản lý tập trung, trái ngược với nhiều khái niệm của chủ nghĩa tư bản phương Tây, và các nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại dựa trên luật lệ. Đi ngược với sự kỳ vọng, hệ thống tư bản chủ nghĩa do nhà nước định hướng của Trung Quốc ngày càng trở nên cực đoan hơn bao giờ hết.

Khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc tiếp tục mở rộng, sự không tương thích giữa hệ thống kinh tế của nước này với hệ thống dựa trên luật lệ của WTO càng trở nên rõ ràng.

Các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ, được chính phủ hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp, đang cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp tư nhân bị ràng buộc bởi các thực tế thị trường. Các luật bất thành văn và các quy tắc ngầm giữa doanh nghiệp và chính phủ có thể ngăn cản các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc mặc dù họ được hứa hẹn rằng cánh cửa thị trường luôn rộng mở. Chính quyền tỉnh và chính quyền trung ương có thể sử dụng quyền lực để “khuyến khích” doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ. Và bộ máy Trung Quốc thường xuyên đưa ra các quyết định then chốt không dựa trên sự thật khách quan mà chỉ dựa trên các ưu tiên kinh tế của nước này.

Quy định của WTO – ít nhất như hiện nay – đã tỏ ra bất lực trong việc phân xử một cách thỏa đáng các bất đồng và xung khắc mang tính hệ thống này.

Đồng thời, ngoài các thách thức do hệ thống kinh tế của Trung Quốc đem lại, WTO còn đang phải vật lộn với một mối đe dọa “sống còn” liên quan đến khả năng hoạt động của mình. Bế tắc trong việc bổ nhiệm các thẩm phán mới cho cơ quan phúc thẩm là vấn đề cấp thiết nhất, nhưng không phải là vấn đề duy nhất mà tổ chức này đang phải đối mặt. Sự thất bại của WTO trong việc kết thúc các vòng đàm phán (một trong những chức năng chính của WTO) kể từ khi ra đời vào năm 1995 đến nay đang khiến các nước thành viên phải suy nghĩ lại về việc liệu cấu trúc quản trị hiện hành có đủ sức để phục vụ số lượng thành viên lớn và đa dạng – mà thường trái chiều nhau – như hiện nay.

Các thách thức chủ yếu mà WTO hiện đang đối mặt rất khác nhau, và không thể bắt bất kỳ một quốc gia nào chịu trách nhiệm cho tình cảnh thảm khốc hiện nay của WTO. Thay vào đó, tình hình này phản ánh một thất bại tập thể, không riêng gì các quốc gia thương mại lớn.

Khi chúng ta hướng tới cuộc đại tu lớn nhất đối với kiến trúc thương mại toàn cầu đã tồn tại hơn 7 thập kỷ qua, Trung Quốc chắc chắn sẽ có chân trong bàn đàm phán, ở một vị thế là một nước lớn và một cường quốc về thương mại.

Mặc dù thách thức không chỉ nằm ở việc điều chỉnh hệ thống thương mại của Trung Quốc cho tương thích với các quy tắc thương mại toàn cầu, nhưng quá trình cải tổ WTO không thể thành công trừ phi tất cả các bên liên quan nhận thức rõ ràng về các căng thẳng mang tính hệ thống nổi cộm do sự nổi lên của Trung Quốc. Phần lớn các trục trặc thương mại chúng ta chứng kiến hiện nay – đặc biệt là xung đột Mỹ-Trung – là do chúng ta chúng ta đã làm không tốt phần việc trong quá khứ, đó là xây dựng các quy định và thể thức có khả năng dung hòa các khác biệt về hệ tư tưởng và hệ thống kinh tế giữa các nước.

Một số xung đột trên có thể dung hòa được. Nhưng có khả năng, một số khác biệt còn lại là không thể điều chỉnh. Thật khó tưởng tượng Trung Quốc sẽ chịu gỡ bỏ hoàn toàn hoạt động trợ cấp nhà nước và từ bỏ các chính sách công nghiệp đã được định hướng.

Về điểm này, thách thức sẽ là tìm ra một giải pháp chấp nhận được cho cả hai để dùng hòa các khác biệt này, và không cho phép xung đột này gây thiệt hại ở mức khó chấp nhận lên các thành viên khác của hệ thống. Hầu hết đều đồng ý rằng, quyền tự chủ của từng quốc gia trong việc đưa ra các lựa chọn chính sách của riêng mình là điều cần được tôn trọng. Nhưng khi những chính sách này vi phạm các nguyên tắc cốt lõi dẫn đến thành công to lớn của hệ thống thương mại quốc tế, và tạo ra sự cạnh tranh không công bằng, thì không thể bắt các quốc gia còn lại hứng mũi chịu sào.

Để cứu sống và duy trì hoạt động của bộ quy tắc thương mại toàn cầu mà các nước đã tự nguyện tham gia, không một nước nào được phép thúc đẩy xuất khẩu ồ ạt và giả tạo thông qua sự chỉ đạo và hỗ trợ từ chính phủ. Không nước nào được phép ngăn cản tiếp cận thị trường thông qua các hành vi phân biệt và các hạn chế ngầm. Và không một nước này được giành lấy các tiến bộ công nghệ thông qua các phương thức không chính đáng.

Để đưa hệ thống kinh tế của Trung Quốc về với các tiêu chuẩn của hệ thống thương mại quốc tế hiện nay là điều không dễ dàng. Kiềm hãm Trung Quốc tiến hành các chính sách như trên (chính phủ trợ cấp và chỉ đạo) là một giải pháp lý tưởng nhưng không khả thi. Nếu biện kiềm chế là không thể thực hiện trong thời gian tới, vậy thì giải pháp thực tế là yêu cầu Trung Quốc thừa nhận rằng các tập quán trước đây của nước này đã gây thiệt hại cho các đối tác thương mại của mình, và những đối tác này có quyền rút lại các lợi ích thương mại mà Trung Quốc được hưởng ở mức độ tương xứng. Trung Quốc khi đó sẽ được tự do quyết định liệu mình có muốn duy trì các chính sách trên hay không.

Khi Mỹ tiếp tục rút lui khỏi vai trò lãnh đạo lâu đời của mình, giới chức Trung Quốc đã liên tục đưa ra những luận điệu ủng hộ hệ thống thương mại dựa trên nguyên tắc của WTO. Tuy nhiên, chính phủ các nước khác và doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh ở Trung Quốc thì ngày càng nhận ra khoảng cách rộng lớn giữa lời nói và hành động thực tế của nước này.

Vị trí lãnh đạo thương mại thực sự đòi hỏi nhiều hành động thiết thực hơn là những phát biểu tẻ nhạt. Để đảm nhận vai trò này, Trung Quốc cần phải cam kết đảm bảo sự ổn định lâu dài cho hệ thống, thậm chí phải chấp nhận hi sinh một số lợi ích của bản thân trong ngắn hạn.

Trung Quốc đã hưởng lợi to lớn từ một loạt các chính sách và tập quán mà, nói một cách nghiêm túc, nước này không nên được phép thực hiện ngay từ ban đầu. Dù sao thì đó đã là quá khứ. Trong tương lai, liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi và bảo vệ các chính sách này – và không đoái hoài đến các tác động có hại của nó đến các quốc gia đối tác?

Nếu quy tắc thương mại không đủ để quản trị sự ức hiếp hoặc bất công khi các hệ thống kinh tế khác nhau ngự trị trong cùng một sân chơi, chúng ta sẽ chứng kiến hành vi phớt lờ luật lệ và các hành động trừng phạt đơn phương ngày một tăng. Không ai trong hai nước - Mỹ và Trung Quốc – hay bất kỳ một nước nào khác trong WTO, sẽ được hưởng lợi từ viễn cảnh trên.

Khi các nước đang nỗ lực tìm ra giải pháp cải tổ trước thềm cuộc họp Bộ trưởng WTO vào năm tới tại Kazakhstan, Trung Quốc sẽ phải đưa ra một quyết định: đó là nước này mong muốn trở thành một phần của vấn đề hay trở thành một phần của giải pháp?

Nguồn: the Diplomat

Từ khóa: Cải cách WTO, Trung Quốc, vai trò, thách thức

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394140
Go to top