Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOMỹ gây khó cho quá trình thông qua ngân sách của WTO

Mỹ gây khó cho quá trình thông qua ngân sách của WTO

18.11.2019-10

Chính quyền Tổng thống Mỹ đã gia tăng áp lực lên Tổ chức thương mại thế giới bằng cách trì hoãn thông qua ngân sách 2 năm một lần cho tổ chức này, đồng nghĩa với việc dừng hoạt động của WTO từ năm tới.

Nguồn thạo tin tiết lộ, trong cuộc họp thường kỳ của Ủy ban Ngân sách WTO tại Geneva hôm Thứ Ba tuần trước, một đại biểu Mỹ đã bày tỏ lo ngại về các khoản chi trả của WTO cho cơ quan phúc thẩm – cơ quan mà chính phủ Mỹ cho rằng đã vượt quá thẩm quyền của mình.

Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về việc cấp ngân sách cho hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, khi mà cơ quan này gần đây lại đưa ra phán quyết có lợi cho EU, Canada và Nauy, nguồn tin này cho biết.

Bởi vì các quyết định của WTO phải được sự đồng thuận của tất cả 164 thành viên, vì vậy, động thái trên của Mỹ sẽ đe dọa đến khả năng vận hành của tổ chức đang chịu trách nhiệm giám sát các quy tắc thương mại toàn cầu. Các nước thành viên còn thời gian đến 31/12/2019 để thông qua ngân sách cho giai đoạn 2020-2021 và sẽ bàn bạc về vấn đề này lần nữa vào thứ Ba tuần nay.

Nếu Mỹ vẫn đơn phương bác bỏ dự thảo ngân sách, nước này có thể đẩy tương lai của WTO đến bờ vực, và buộc các nước phải suy nghĩ lại việc dựa vào WTO để đàm phán các thỏa thuận thương mại và giải quyết số lượng tranh chấp đang chất đống.

Phát ngôn viên của WTO và Đại diện Thương mại Mỹ từ chối bình luận về tin tức trên.

Bước đi trên đánh dấu một đợt leo thang mới trong cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với cơ quan thương mại mà Tổng thống Trump đã từng đe dọa sẽ rút khỏi hoàn toàn. Chính quyền Trump cũng đổ lỗi cho WTO vì đã góp phần giúp Trung Quốc phát triển thành một thế lực kinh tế đối đầu với Mỹ trong hai thập kỷ qua.

Theo số liệu từ WTO, trong số các thành viên, Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất cho ngân sách hàng năm của WTO – 22.7 triệu francs Thụy Sĩ (tương đương 22.8 triệu USD) trong năm 2019. Tổng ngân sách năm 2019 của WTO là 197.2 triệu francs, bằng với ngân sách của năm trước.

Tổng thống Trump, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và những người chỉ trích khác cho rằng, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đã đe dọa chủ quyền của nước Mỹ và vượt khỏi thẩm quyền của cơ quan này.

Mỹ dự kiến sẽ phát biểu về “các lo ngại có hệ thống liên quan đến việc bổ nhiệm thẩm phán cho cơ quan phúc thẩm” tại cuộc họp của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO vào ngày 22/11 tới, theo một tài liệu được WTO phát hành hôm thứ Ba tuần trước.

Trong hai năm qua, chính quyền Trump đã chặn đứng toàn bộ việc bổ nhiệm thẩm phán mới cho cơ quan phúc thẩm của WTO - cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng về việc ủng hộ, sửa đổi hoặc đảo ngược việc thực thi các nguyên tắc của WTO. Các phán quyền này thường ảnh hưởng đến một số công ty lớn nhất thế giới, và ảnh hưởng đến hàng tỷ đô la trong thương mại quốc tế.

Cơ quan phúc thẩm vốn dĩ có 7 thành viên thì giờ đây đang hoạt động chỉ với 3 thành viên, số lượng tối thiểu để có thể đưa ra phán quyết. Nhiệm kỳ của 2 trong số 3 thành viên còn lại cũng sẽ hết hạn vào ngày 10/12 tới.

Thomas Graham, một luật sư người Mỹ và là một trong những thành viên cuối cùng còn lại trong cơ quan phúc thẩm, gần đây cho biết mình có lẽ cũng sẽ rời khỏi đây khi kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 10/12 tới, thay vì ở lại để theo đuổi các vụ kiện đã được phân công trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Một trong những than phiền chính của chính quyền Trump đó là các thành viên trước đây trong tòa phúc thẩm sau khi hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục xem xét các vụ phúc thẩm đã được giao nhiệm vụ trước đó.

Sự ra đi của Graham sẽ khiến tất cả các vụ phúc thẩm hiện tại và tương lai rơi vào trạng thái lấp lửng, bởi vì sẽ không có đủ thẩm phán để giải quyết các vụ tranh chấp.

Hiện có khoảng 12 vụ kiện đang được xử lý, bao gồm tranh chấp liên quan đến các biện pháp hạn chế của EU đối với việc nhập khẩu khí tự nhiên từ Nga, và 2 tranh chấp giữa Mỹ và Canada liên quan đến giấy và gỗ mềm.

Canada, EU và Na Uy đã đồng ý thiết lập một kênh thay thế để giải quyết các tranh chấp thương mại nhắm dự phòng cho tình thế bế tắc sắp tới.

EU có kế hoạch tạo ra một cơ quan xét xử thay thế, kế thừa các “nguyên tắc và đặc điểm chủ yếu” của Tòa phúc thẩm WTO với một ban hội thẩm gồm các thẩm phán cũ tại WTO. Đây được xem là một biện pháp tạm thời cho đến khi Mỹ khơi thông điểm tắc nghẽn.

Ủy viên thương mại EU sắp mãn nhiệm kỳ bà Cecilia Malmstrom cho rằng bước đi là cần thiết để ngăn ngừa hệ thống thương mại quốc tế phát triển thành “luật rừng”.

Nếu không có luật lệ, mọi người có thể làm điều gì họ muốn. Điều đó sẽ thực sự, thực sự tồi tệ, đặc biệt là đối với các nước nhỏ và các nước đang phát triển”, bà Malmstrom nhận định.

Nguồn: Bloomberg

Từ khóa: Mỹ, ngân sách WTO, bổ nhiệm thẩm phán

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394495
Go to top