Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOSự chủ quan có thể khiến WTO sụp đổ, nhưng các giải pháp thay thế chưa chắc đã tốt hơn

Sự chủ quan có thể khiến WTO sụp đổ, nhưng các giải pháp thay thế chưa chắc đã tốt hơn

wto 2

Theo thường lệ, Thủ tướng Úc Scott Scottison tiếp tục ủng hộ Donald Trump trong vấn đề Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lên tiếng chỉ trích phía Trung Quốc khi quốc gia này tiếp tục tự xác lập mình là "nước đang phát triển".

Tuy nhiên, phe chỉ trích sự can thiệp của Úc cho rằng, việc duy trì trạng thái "đang phát triển" không giúp Trung Quốc được hưởng nhiều lợi ích hơn, và nước Úc tốt hơn hết không nên đứng về phía ai.

Các cuộc tranh luận sáo rỗng cứ tiếp diễn, chẳng khác nào cuộc tranh luận về những chiếc ghế trên tàu Titanic.

Nếu ông Trump không thay đổi lập trường của mình thì WTO sẽ chấm dứt tồn tại trong vài tuần tới.

Và nhiều khả năng là, một khi ngưng hoạt động, tổ chức này sẽ không bao giờ trở lại.

Sự chủ quan…

WTO được thành lập để thay thế Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) năm 1995 khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay dài ngày.

WTO ra đời đúng vào giai đoạn mà chủ nghĩa thị trường tự do đang giành chiến thắng, nổi bật là hàng loạt cuốn sách ra đời minh họa cho điều này, như cuốn Sự kết thúc của Lịch sử của Fukuyama hay cuốn Chiếc Lexus và Cây Ô liu của Thomas Friedman.

WTO lúc ấy được coi là thành quả đáng kiêu ngạo của thời đại.

Theo một trong các Tổng giám đốc của WTO - Renato Ruggiero, nhiệm vụ của tổ chức này là "soạn thảo hiến pháp cho một nền kinh tế chung toàn cầu ".

Trong bối cảnh đó, tổ chức như WTO có thể vượt lên trên các quốc gia trong việc tác động tới những vấn đề thương mại quốc tế, đặc biệt là các chính sách liên quan tới môi trường.

Nổi tiếng nhất, WTO đã ra phán quyết bác bỏ quyết định của Hoa Kỳ khi nước này yêu cầu cá ngừ và tôm được bán ở Mỹ (dù là được bán bởi các công ty hoặc nhà nhập khẩu Hoa Kỳ) phải tuân theo các chỉ dẫn bảo vệ cá heo và rùa.

Sự kiện này trở thành ví dụ điển hình minh họa việc các chính phủ nhà nước dân chủ cũng trở nên bất lực khi muốn đi ngược lại xu hướng và sức mạnh chung của nền kinh tế toàn cầu. Năm 1999, tại Seattle, các cuộc phản đối, gồm biểu tình và bạo loạn, đã xảy ra sôi nổi trước thềm hội nghị của WTO.

Mặc dù an ninh đã được thắt chặt sau "Trận chiến Seattle" năm đó, danh hiệu bất khả chiến bại của WTO cũng đã bị ảnh hưởng.

…và nguy cơ sụp đổ

Vòng đàm phán Doha, bắt đầu từ năm 2001 nhằm mở rộng thương mại tự do sang các lĩnh vực như mua sắm chính phủ, đầu tư và cạnh tranh, đã thất bại. Một khi được thông qua, những chính sách thị trường tự do trên sẽ được áp dụng trên toàn thế giới. Đó là lý do nội dung đàm phán vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ.

Sau khi lây lất qua hơn một thập kỷ, các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận phạm vi hẹp tại Bali năm 2013.

Trong khi đó, Hoa Kỳ - từng là quốc gia thúc đẩy chính trong việc tạo nên một mô hình WTO dựa trên các quy tắc trên toàn thế giới - đã chuyển trọng tâm sang các hiệp định song phương, như FTA Úc - Mỹ. Điều này giúp Hoa Kỳ không bị cản trở bởi các quy tắc, đồng thời tận dụng được lợi thế sức mạnh vượt trội của mình trong các cuộc thương lượng.

Trong tất cả các thỏa thuận này, bao gồm cả thỏa thuận Úc-Mỹ, Hoa Kỳ hầu như không nhượng bộ chút nào trong các vấn đề như bảo hộ nông nghiệp, nhưng đổi lại, Hoa Kỳ lại ép các nước nhượng bộ mình trong các vấn đề như sở hữu trí tuệ và đối xử đặc biệt cho các nhà đầu tư Mỹ.

Đỉnh cao của các thỏa thuận thương mại tự do chính là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - gồm 12 quốc gia thành viên, với mục tiêu địa chính trị là kiềm hãm sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong các hiệp định thương mại quan trọng.

Hiệp định TPP được Hillary Clinton ca ngợi là tiêu chuẩn vàng của các thỏa thuận quốc tế. Tuy nhiên, tổng thống Trump sau đó đã quyết định rút Mỹ khỏi TPP. 11 quốc gia thành viên còn lại vẫn tiếp tục thông qua thỏa thuận này, nhưng có vẻ sự vắng mặt của Mỹ khiến hiệp định có phần vô nghĩa.

Một thế giới gồm một số quy tắc

Như trong các lĩnh vực chính sách khác, đòn thuế quan của Trump thường được coi là một sự phá vỡ triệt để các quy tắc cũ, nhưng đồng thời cũng có thể được coi là sự tiếp nối của các xu hướng mới.

Những nỗ lực của Trump trong việc lấy sức mạnh kinh tế Mỹ để đổi lấy các nhượng bộ không phải một chiến thuật quá mới. Vấn đề là, các mục tiêu được Trump lựa chọn, gồm Trung Quốc và Liên minh châu Âu, là các thế lực quá lớn, thế nên Trump không thể sử dụng WTO để chống lại.

Để đối phó, Trump đã làm tê liệt WTO bằng cách từ chối bổ nhiệm các thẩm phán mới vào hội đồng xét xử phúc thẩm của tổ chức này.

Đến tháng 12 sẽ chỉ còn một thẩm phán và WTO sẽ không thể giải quyết các vụ kiện mới.

Để chuẩn bị cho tình huống trên, EU đã thiết lập các cấu trúc cho phép trả đũa Mỹ ở quy mô lớn hơn nhiều so với trong các quy định được WTO cho phép.

Trung Quốc cũng đang cố gắng làm điều tương tự bằng cách sử dụng hiệp định RCEP, trong đó Úc - chứ không phải Mỹ - sẽ là một thành viên. Ngoài các hạn chế thương mại, Trung Quốc còn dùng đến các biện pháp khác, bao gồm cảnh báo khách du lịch và doanh nghiệp Trung Quốc không nên đến Mỹ.

Cuộc chiến thương mại gần đây có dấu hiệu bớt căng thẳng, có thể tạm thời ngăn chặn sự leo thang mới, nhưng tiếc là không thể đảo ngược tình hình.

…các bên đã lên kế hoạch

Nếu Trump tái đắc cử tổng thống vào năm 2020, WTO sẽ thực sự kết thúc trên thực tế.

Các quy tắc thương mại sẽ quay trở lại giống với các quy định của GATT trước đây vì điều này mang lại nhiều quyền lực hơn cho các quốc gia lớn như Hoa Kỳ.

Ngay cả khi Trump không đắc cử tổng thống, thì tình hình cũng không khác đi. Vì các ứng viên khác của Đảng Dân chủ, chẳng hạn như Elizabeth Warren, đều không ủng hộ thương mại tự do.

Và các nước khác, sau khi đã sẵn sàng vũ khí để đáp trả Mỹ, khó có khả năng buông bỏ.

Và một câu hỏi thú vị được đặt ra cho những người ủng hộ Brexit cứng, vì từ trước đến nay họ luôn lập luận rằng sau khi rời khỏi EU Anh Quốc sẽ dựa vào các quy tắc của WTO.

Bộ trưởng thương mại Vương quốc Anh Liz Truss nói rằng bà ủng hộ Trump trong chiến dịch cải tổ WTO, tuy nhiên những cải cách mà ông Trump đang nói đến sẽ khiến cho các quy tắc được áp dụng phổ biến trước đây trở nên yếu hơn. Vào thời điểm Vương quốc Anh nổi lên trên thị trường thế giới, có rất ít quy tắc có thể bảo vệ cho quốc gia này trong các hoạt động giao dịch với Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU, dù cho các hoạt động này có công bằng hay không.

Những nội dung tương tự cũng đúng với trường hợp của Úc. Để ủng hộ Trump chống lại Trung Quốc, chính phủ Úc (có lẽ là vô tình) đã trở thành một đối tác giúp đỡ việc dỡ bỏ trật tự dựa trên các quy tắc của WTO.

Việc chuẩn bị các kế hoạch tương lai là thực sự cần thiết, nhưng cũng rất khó để thực hiện.

Nguồn: the Conversation

Từ khóa: WTO, giải pháp, thương mại, thay thế.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394173
Go to top