Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOThỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật có thể khiến WTO suy yếu

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật có thể khiến WTO suy yếu

japan-usa

Vài tuần trước, bên lề hội nghị Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố hoàn thành một thỏa thuận thương mại mới như những gì được mong đợi.

Thỏa thuận này, theo miêu tả của hai nước và các chuyên gia, là một hiệp định tạm thời, với một số ưu đãi thuế quan – chủ yếu cho hàng nông nghiệp xuất khẩu từ Mỹ và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp xuất khẩu từ Nhật – và một khuôn khổ các cam kết đã được thống nhất trong vấn đề thương mại kỹ thuật số. Hiệp định này đã thu hút rất nhiều sự chú ý – suy cho cùng, nó là một kết quả hiển nhiên sau khi chính quyền Trump rời bỏ hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định với một loạt cam kết sâu hơn và rộng hơn giữa Mỹ và Nhật Bản. Và mặc dù nhiều nhà phân tích nhắc đến câu hỏi rằng liệu thỏa thuận này có tuân theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bình luận của họ thường bị lu mờ trước những phân tích về lợi ích to lớn dành cho nông dân Mỹ, hoạt động xuất khẩu ô tô của Nhật, và một chiến thắng của Trump trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.

Thực tế, một vấn đề quan trọng hơn cần quan tâm đó là hiệp định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của hệ thống thương mại đa phương. WTO đã bị tấn công liên tục từ nhiều phía kể từ khi chính quyền Trump xuất hiện. Tổng thống Mỹ thường xuyên chỉ trích rằng WTO không bảo vệ lợi ích cho nước Mỹ, và Cơ quan Phúc thẩm của WTO thì đang tiếp tục phải chống đỡ một cuộc khủng hoảng đe dọa đến sự tồn vong. Tuy nhiên, hiện có một mối đe dọa mới còn nghiêm trọng hơn, mặc dù mối đe dọa đó đang tiến triển một cách chậm rãi. Nếu nước Mỹ có thể thông qua thỏa thuận cắt giảm thuế quan chỉ trong một phạm vi nhất định như trên, và các nước khác cũng áp dụng mô hình này vào các cuộc đàm phán thương mại của họ, WTO có thể đối mặt với nguy cơ xói mòn một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất của tổ chức – đó là nguyên tắc ưu đãi tối huệ quốc, hay nguyên tắc “MFN”.

Hệ thống thương mại đa phương ra đời từ năm 1947, và WTO đang là đại diện cho hệ thống này từ năm 1995. Nó được xây dựng trên một nền tảng đối xử công bằng giữa các nước thành viên. Nguồn gốc của nguyên tắc MFN trong thương mại đã tồn tại từ nhiều thế kỷ trước, và nguyên tắc này đã được củng cố bởi nhiều bằng chứng thuyết phục về mặt kinh tế và chính trị. Dưới góc độ kinh tế, MFN thúc đẩy một nền thương mại không bị kìm hãm, hướng đến tạo ra hiệu quả tối ưu. Trên lý thuyết, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, tốt hơn so với các dạng quan hệ thương mại song phương bị kìm hãm. Dưới góc độ chính trị, vì nguyên tắc MFN được thể chế hóa trên cơ sở đồng thuận đa phương trong hệ thống thương mại sau Thế chiến II, nên nó cũng giúp củng cố lòng tin lẫn nhau và cam kết chung giữa các nước thành viên về việc tuân thủ các quy tắc của hệ thống.

Theo các quy tắc WTO, có rất ít trường hợp ngoại lệ đối với MFN. Một trường hợp là thông qua miễn trừ áp dụng, nhưng phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên và thường giới hạn trong những lý do ngoại lệ rất đặc biệt, chẳng hạn như khi Mỹ quyết định ưu đãi nhiều hơn cho các nước Châu Phi cận Sahara hay cho Nepal khi nước này bị động đất tàn phá. Trường hợp thứ hai là thông qua các chương trình được thiết kế nhằm tạo ra lợi ích cao hơn cho các nước đang phát triển (hay còn gọi là Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập – GSP). Trường hợp thứ ba là thông qua các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương hoặc khu vực, và các liên minh thuế quan. Tuy nhiên trong 2 thập kỷ qua, các FTA đang trở nên thông dụng hơn, và làm dấy lên mối quan ngại rằng sự phát triển mạnh mẽ của chúng có thể đe dọa chủ nghĩa đa phương trong thương mại.

Nhằm kiểm soát số lượng những ngoại lệ đối với nguyên tắc MFN trong các FTA này, Chương 14 trong Hiệp định trọng tâm của WTO về thương mại hàng hóa có điều khoản quy định rằng, một FTA phải bao hàm “mọi lĩnh vực thương mại” giữa các quốc gia tham gia vào hiệp định. Mặc dù quy định này nghĩa là một hiệp định đủ tiêu chuẩn phải tạo ra ưu đãi thuế quan cho gần như mọi lĩnh vực thương mại giữa các nước, và bản thân quy định này có thể làm xói mòn việc áp dụng nguyên tắc MFN trên toàn cầu, nhưng nó cũng khiến việc đàm phán và hoàn tất những hiệp định toàn diện như thế này giữa các nước trở nên khó khăn hơn.

Nếu như các nước khác bắt đầu theo chân Mỹ và đàm phán những hiệp định chỉ cắt giảm thuế trong một phạm vi lĩnh vực hàng hóa nhỏ hơn, những điều khoản ngoại lệ với MFN trong hiệp định này sẽ dễ hoàn thành hơn. Và viễn cảnh này sau cùng có thể dẫn tới việc hệ thống MFN bị lu mờ bởi những ngoại lệ đi ngược với nguyên tắc trọng tâm của chủ nghĩa thương mại đa phương. Khi quy tắc về đối xử công bằng giữa tất cả các thành viên bị những ngoại lệ này vượt qua, thì đến một lúc nào đó, sự công bằng cũng sẽ gần như không còn tồn tại trong hệ thống.

Vấn đề trọng tâm hiện tại là hệ thống thương mại đa phương đang phải đối mặt với những mối đe dọa từ nhiều phía, và điều quan trọng là những người bảo vệ hệ thống này cần nhận thức được độ phức tạp của những mối đe dọa và tìm cách để vượt qua chúng, nếu muốn duy trì tầm ảnh hưởng của hệ thống này trong nền thương mại toàn cầu trong tương lai. Có nhiều cách để chống lại những mối nguy này, chẳng hạn như: xây dựng những cơ chế giải quyết tranh chấp chống lại những biện pháp và hiệp định có nội dung vi phạm quy tắc của hệ thống; tìm những cách tiếp cận mới trong đàm phán quy tắc thương mại, như nhiều nước đang làm từ sau sự chết yểu của Vòng đàm phán Doha; đảm bảo rằng những hành vi xấu bị lên án, và nỗ lực khuyến khích các nước khác không làm theo.

Tuy nhiên, những lời tuyên bố và lên án một cách sáo rỗng sẽ không đủ hiệu quả để ngăn cản những chiến lược nguy hiểm mà một số nước thành viên WTO đang theo đuổi. Những ai muốn bảo vệ và mở rộng hệ thống thương mại đa phương sẽ cần phải phản hồi cứng rắn hơn bằng những hành động và ý tưởng cải cách sáng tạo. Nếu không, họ sẽ buộc phải thích ứng với một thế giới mà hệ thống thương mại đa phương dần bị xói mòn và sụp đổ.

Nguồn: Atlantic Council

Từ khóa: Hội nhập kinh tế, tự do thương mại, hệ thống thương mại đa phương, WTO.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394153
Go to top