Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

RCEP: Tương lai thương mại ở châu Á

thediplomat earth 2294995 1280

Nhà báo Mercy Kuo của Trans-Pacific View thường xuyên phỏng vấn các chuyên gia, các nhà thực hành chính sách và các nhà tư tưởng chiến lược trên toàn cầu về quan điểm của họ đối với chính sách Châu Á của Hoa Kỳ. Buổi trò chuyện dưới đây là với tiến sĩ Peter Petri – giáo sư ngành tài chính quốc tế tại Trường Kinh doanh Quốc tế Brandeis; thành viên cấp cao không thường trú tại Viện Brookings và Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton trực thuộc viện này; và là đồng biên tập của bài “Hướng tới hội nhập Đông Bắc Á” (sắp xuất bản năm 2020) - là tác phẩm thứ 250 trong “Loạt bài về cái nhìn xuyên Thái Bình Dương.”

Xin ông giải thích những điểm mạnh và điểm yếu của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đối với 15 quốc gia thành viên Châu Á - Thái Bình Dương.

RCEP thực sự là một thỏa thuận lớn. Nó sẽ làm giảm xung đột kinh tế giữa các quốc gia thành viên đang chiếm khoảng 30% dân số và 30% GDP toàn cầu. Theo báo cáo mà Michael Plummer và tôi công bố gần đây, RCEP hứa hẹn sẽ bổ sung 209 tỷ USD mỗi năm cho GDP toàn cầu và 500 tỷ USD cho thương mại thế giới đến năm 2030. Và các nước thành viên RCEP – gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và 10 quốc gia Đông Nam Á – sẽ là những đối tượng hưởng lợi chủ yếu.

Các nước thành viên RCEP rất đa dạng về thu nhập, diện tích và trình độ phát triển (có những nước rất phát triển và có những chỉ mới bắt đầu công nghiệp hóa). Để có thể dung hòa các mối quan tâm đa dạng này, những điều khoản trong RCEP (về cắt giảm thuế quan và các quy tắc thương mại) sẽ ít tham vọng hơn so với các điều khoản trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - một hiệp định quan trọng khác của khu vực Đông Á được ký kết dưới thời Donald Trump. Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định tiền nhiệm của CPTPP, nhưng Nhật Bản đã dẫn dắt 11 quốc gia còn lại hoàn tất thỏa thuận.

Bắc Kinh sẽ mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực thông qua RCEP như thế nào?

Đây là một câu hỏi quan trọng. Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất trong RCEP và sẽ định hình sự phát triển của hiệp định này. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, RCEP và CPTPP đều là những sự kiện làm tăng cường quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực Đông Á và nâng cao vị thế của khu vực này với tư cách là một trung tâm thương mại. Vai trò trung tâm của Trung Quốc trong RCEP sẽ được cả thế giới chú ý tới.

Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ giúp RCEP tạo ra mối quan hệ hợp tác kiểu mẫu, cùng có lợi - bằng cách mở cửa thị trường của riêng mình, kiềm chế xuất khẩu tràn lan, hỗ trợ đầu tư vào khu vực thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, và chào đón các thành viên mới. Nhưng Trung Quốc cũng có thể áp đảo các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và yêu cầu nhượng bộ chính trị bằng cách sử dụng đòn bẩy kinh tế. Ảnh hưởng dài hạn của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc nhiều vào chiến lược mà nước này theo đuổi.

Tác động của việc Ấn Độ vắng mặt trong RCEP đối với thương mại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là gì?

Chúng tôi ước tính rằng, nếu RCEP bao gồm cả Ấn Độ, hiệp định này sẽ làm tăng lợi nhuận toàn cầu khoảng 25%. Nhưng vì hầu hết những lợi ích này sẽ đổ về Ấn Độ, sự vắng mặt của nước này không ảnh hưởng đáng kể đến các thành viên còn lại. Ấn Độ được đưa vào RCEP để giúp cân bằng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc. Nước này rời RCEP vì lo ngại phải mở cửa thị trường, đặc biệt là mở cửa cho Trung Quốc. Tôi nghĩ họ đã đưa ra một quyết định không mấy sáng suốt; tham gia RCEP sẽ là con đường nhanh nhất để Ấn Độ tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và nâng cấp các ngành công nghiệp trong nước.

RCEP sẽ định hình tương lai thương mại ở châu Á như thế nào?

RCEP, cùng với CPTPP, sẽ giúp làm giảm chi phí thương mại và tạo khuôn khổ hợp tác giữa các quan chức thương mại trong khu vực. Các nước thành viên sẽ có thể liên kết thế mạnh của mình về công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế của các nước vì thế sẽ trở nên hiệu quả hơn, nếu xét riêng lẻ, và sẽ trở nên cạnh tranh hơn với toàn cầu, nếu xét trên toàn khối. Khu vực Đông Á cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và đối tác thương mại từ Châu Âu và Châu Mỹ Latinh. RCEP cũng sẽ kéo theo các thỏa thuận với mức độ mở cửa sâu sắc hơn, chẳng hạn thỏa thuận giữa 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hoa Kỳ cũng có thể sẽ quay trở lại hiệp định CPTPP nếu nước này có thể vượt qua được tình hình chia rẽ chính trị nội bộ. Nhưng dù thế nào, ảnh hưởng của Mỹ cũng sẽ khiêm tốn hơn.

Ông đánh giá thế nào về các tác động địa chính trị và kinh tế của RCEP đối với vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương?

Các chính sách của Hoa Kỳ ở Đông Á cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế đang thay đổi của khu vực. Các xu hướng thay đổi chính bao gồm: vai trò kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, hội nhập Đông Nam Á thông qua ASEAN ngày càng chín muồi, và lo ngại ngày càng tăng về độ tin cậy của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Trump, Hoa Kỳ đã không nhận ra những vấn đề này, và vì vậy, cũng không tập trung giải quyết chúng. Nước này đã gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, rút ​​khỏi CPTPP và chỉ trích gay gắt các đối thủ cũng như đồng minh của mình. Hoa Kỳ chỉ tập trung chủ yếu vào Quad, một liên minh an ninh bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Do đó, các nước Đông Á ngày càng cảm thấy bị áp lực khi phải lựa chọn giữa mối quan hệ kinh tế đang gia tăng với Trung Quốc và mối quan hệ an ninh lâu đời với Mỹ. Như Lee Soo-hyuk, đại sứ Hàn Quốc tại Hoa Kỳ, gần đây đã nói: “Chỉ vì Hàn Quốc đã chọn Hoa Kỳ cách đây 70 năm không có nghĩa là họ cũng phải chọn Hoa Kỳ trong 70 năm tới”.

Xác định lại chiến lược Đông Á của Mỹ là thách thức chính sách đối ngoại lớn nhất dành cho Tổng thống mới đắc cử Biden. Trung Quốc sau khi vượt qua thời đại Donald Trump đã trở nên mạnh mẽ hơn và tự tin hơn, và xây dựng mối quan hệ ngày càng bền chặt với các nước Đông Á khác. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ở khu vực này vẫn muốn Hoa Kỳ tiếp tục cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Để làm được điều này, chính quyền Biden sẽ phải phát triển mối quan hệ bền vững với Trung Quốc, tái gia nhập các cuộc đối thoại và mạng lưới kinh tế ở Đông Á, đồng thời tạo ra một thế trận an ninh nhằm ổn định khu vực hơn là phá vỡ khu vực. Và không một nhiệm vụ nào ở trên là dễ thực hiện.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: quan hệ kinh tế, chính sách đối ngoại, mạnh mẽ và tự tin, bền chặt, ổn định khu vực

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391963
Go to top