Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Malaysia sẽ được hưởng lợi từ RCEP, nhưng phải dè chừng sự cạnh tranh từ Việt Nam và Indonesia

RCEP TEM1346 20201126214451 theedgemarkets

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp của Malaysia vì thỏa thuận thương mại tự do này sẽ giảm thiểu các rào cản để hàng hóa và dịch vụ của đất nước gia nhập thị trường Đông Á.

Với việc hạ thấp các rào cản thị trường và sắp xếp lại các quy tắc xuất xứ, các nước phát triển trong RCEP dự kiến sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các nước kém phát triển hơn trong khu vực này, trong đó có Malaysia.

Mặc dù điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế của Malaysia, nhưng cũng có nghĩa là Malaysia sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để thu hút được các nguồn vốn đầu tư này, đặc biệt là khi các điểm đến với chi phí thấp hơn như Việt Nam và Indonesia cũng đang được chú ý tới.

Asean là điểm đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại châu Á, xếp thứ hạng cao hơn cả Trung Quốc trong năm 2019. Với quy mô rộng lớn của khu vực thương mại tự do này, theo lẽ tự nhiên, các nhà máy sản xuất sẽ dịch chuyển vào khu vực RCEP để phục vụ cho thị trường rộng lớn này. Tuy nhiên, Malaysia sẽ đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt từ các thành viên trong khối ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Indonsia, Suan Teck Kin, giám đốc điều hành và trưởng bộ phận nghiên cứu thuộc UOB Global Economics & Markets Research cho biết.

Gần đây Indonesia đã thông qua luật thị trường lao động Omnibus, với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của đất nước nhằm đón đầu làn sóng tái xây dựng lại chuỗi cung ứng.

RCEP là một hiệp định FTA lớn bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và các đối tác thương mại lớn nhất trong khối ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Trước đó, Ấn Độ cũng tham gia hiệp định thương mại này những đã rút lui vào cuối năm 2019.

Hiện nay, RCEP là FTA lớn nhất trên thế giới, vượt qua hiệp định FTA Mỹ - Canada – Mexico và Liên minh châu Âu. RCEP có thị trường 2,2 tỷ người, chiếm gần 1/3 trong tổng GDP của thế giới và có dòng chảy thương mại trị giá 12 nghìn tỉ USD (49,1 nghìn tỷ RM).

Các chuyên gia kinh tế cho biết, Malaysia sẽ được hưởng lợi từ RCEP. Danh sách các ngành có thể được hưởng lợi từ việc trở thành đối tác của FTA này rất đa dạng, từ viễn thông đến tài chính ngân hàng, điện và điện tử (E&E), hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản phẩm cao su, sản phẩm nhựa và máy móc thiết bị.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước sản xuất có chi phí thấp hơn trong khu vực RCEP như Việt Nam. Ngành gỗ và sản phẩm gỗ cũng sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối tác khác.

Imran Yusof, trưởng nhóm nghiên cứu của MIDF Research cho biết, lợi ích tích lũy cho Malaysia trong RCEP lớn hơn so với chi phí. Bởi vì các doanh nghiệp Malaysia đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để cạnh tranh với các đối thủ của họ trong khu vực, trong khi doanh nghiệp của các nước đối thủ thì không.

Chẳng hạn như, vị trí của Malaysia trong chuỗi cung ứng toàn cầu E&E đã được thiết lập từ rất lâu. Tuy sẽ có những rủi ro liên quan, nhưng điều quan trọng hơn các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã sẵn sàng và củng cố năng lực để có thể cạnh tranh, ông nói.

“Với việc chuỗi cung ứng ngày càng được toàn cầu hóa, chúng tôi tin rằng Malaysia sẽ là nước được hưởng lợi vì sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các công ty địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hóa này.”

Bên cạnh đó, Malaysia vẫn sẽ phải làm tốt hơn để thu hút đầu tư, ngay cả trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và ngành công nghiệp E&E mà hiện nay nước này đang dẫn trước các đối thủ khác trong khu vực.

Ông Suan thuộc Ngân hàng UOB cho biết, điển hình như Indonesia là nước xuất khẩu nội dung ICT thấp nhất trong số các nền kinh tế Đông Nam Á và có thể trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực này nếu các điều kiện của nước này phù hợp. Theo dữ liệu tổng hợp của UOB Global Economics & Markets Research, tỷ trọng sản phẩm ICT trong tổng thương mại hàng hóa của Indonesia chỉ chiếm 2,9% trong năm 2018, trong khi của Malaysia và Việt Nam là 33%.

Vấn đề về sự công bằng

Bên cạnh việc giảm các rào cản thị trường, để một nước kém phát triển có thể hưởng lợi từ các khoản đầu tư còn cần đến việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Bank Islam Malaysia Bhd, Tiến sĩ Afzanizam Abdul Rashid cho biết.

Ông nói rằng các vấn đề nảy sinh trong thương mại quốc tế luôn là vấn đề công bằng trong đối xử áp dụng đối với các nước kém phát triển. Nếu việc mở cửa nền kinh tế thực hiện một cách thiếu thận trọng, nó có thể tạo ra nhiều xích mích và bất hòa giữa các đối tác.

“Việc chuyển giao công nghệ cần phải diễn ra, tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho các nước kém phát triển có thể bắt kịp nhằm mang lại lợi ích cho nền kinh tế thông qua năng suất và hoạt động có giá trị gia tăng cao. Ví dụ, công nghệ hiện đại của Trung Quốc có thể được chuyển giao cho các công ty E&E tại Malaysia để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường.Như việc Trung Quốc đầu tư vào Proton và các sản phẩm tung ra đã được người dân Malaysia đón nhận”, theo Afzanizam.

Vấn đề thương mại công bằng luôn được đưa ra khi đàm phán FTA và thông thường các nước sẽ phải hy sinh việc bảo hộ thị trường đối với các ngành mà họ đang cố gắng phát triển, để đổi lấy việc tiếp cận thị trường cho các ngành mà có lợi thế cạnh tranh.

Tại Malaysia, ngành công nghiệp ô tô là ngành được nhắc đến mỗi khi thảo luận về bảo vệ thị trường. Mặc dù đất nước đã nới lỏng rất nhiều các rào cản thương mại và đầu tư trong ngành công nghiệp này, nhưng đây vẫn là một trong những lĩnh vực luôn được chính phủ cố gắng hỗ trợ thông qua thuế quan.

Liệu RCEP có tự do hóa hơn nữa ngành công nghiệp ô tô trong nước? Và nếu đúng như vậy, ngành công nghiệp này có sẵn sàng cạnh tranh trên trường quốc tế không? Để làm được điều này, các khoản đầu tư và chuyển giao công nghệ của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài sẽ là chìa khóa để phát triển ngành công nghiệp ô tô Malaysia có sức cạnh tranh.

Lee Heng Guie, giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Xã hội của Malaysia (SERC) cho biết: “Ngành công nghiệp ô tô Malaysia hiện đang ở một bước ngoặt. "Các nhà sản xuất ô tô trong nước phải đạt được quy mô và năng lực công nghệ cũng như bí quyết để bảo vệ mô hình thử nghiệm nội địa và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới."

Hiện tại, khoản đầu tư của Zhejiang Geely Holding Group Co Ltd vào Proton Holdings Bhd đã giúp nhà sản xuất ô tô của đất nước nâng cao mức độ cạnh tranh về công nghệ và chất lượng. Đối với RCEP, hy vọng sẽ có thêm nhiều khoản đầu tư vào ngành sản xuất ô tô và linh kiện để nâng cao mức độ cạnh tranh, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế, ông Lee cho biết.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải cạnh tranh

Tự do hóa thương mại cũng có nghĩa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia, cũng như các công ty cùng ngành ở các nước có chi phí thấp hơn.

Về vấn đề này, chính phủ Malaysia sẽ phải xác định đất nước đang nằm ở đâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu và các lĩnh vực cạnh tranh, đại biểu quốc hội Klang Charles Santiago cho biết. Chính phủ nên thực hiện phân tích chi phí – lợi ích, trong đó nêu ra một số lợi thế và sức mạnh của hiệp định đối với nền kinh tế Malaysia, giống như nghiên cứu về lợi ích của quốc gia trong việc kí kết hiệp định.

Những ngành công nghiệp nào tại Malaysia có thể cạnh tranh và những ngành nào cần được bảo vệ phải được vạch ra. Điều quan trọng là phải biết chính xác các ngành này đang ở đâu trong chuỗi cung ứng.

Với RCEP, các ngành công nghiệp nào của Malaysia sẽ cạnh tranh với các nhà sản xuất có chi phí thấp hơn hoặc cao hơn nào trong chuỗi cung ứng? Malaysia có thể cạnh tranh với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc trong phân khúc E&E từ góc nhìn về công nghệ không?

Nếu cạnh tranh về chi phí, thì cấu trúc chi phí của Malaysia có tốt hơn so với các nhà sản xuất E&E tại Việt Nam, Thái Lan và Philippines không? Đây là những vấn đề mà chính phủ Malaysia cần phải giải quyết thông qua phân tích chi phí – lợi ích và các nghiên cứu về lợi ích quốc gia.

Đồng thời, Malaysia cũng đã kí các FTA song phương và đa phương với tất cả các thành viên của RCEP. Vì vậy, cần xác định là RCEP sẽ mang lại cho Malaysia những lợi thế lớn hơn nào so với các FTA đã kí trước đó.

Suan thuộc ngân hàng UOB cho biết, đây là một trong những câu hỏi thường gặp khi nói đến RCEP. Trong khi ASEAN đã có các hiệp định thương mại song phương với tất cả 5 thành viên còn lại, thì Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lại không có bất kì hiệp định chung nào trước khi kí RCEP.

Tất cả các quốc gia này đều nằm trong khu vực thương mại tự do. Có nghĩa là khả năng tiếp cận thị trường và cơ hội mở rộng cho tất cả các thành viên là ngang nhau.

Nếu không có RCEP, sẽ có nhiều bộ quy tắc xuất xứ mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng để được hưởng các ưu đãi thuế quan, Imran thuộc tổ chức Nghiên cứu MIDF cho biết, RCEP đơn giản hóa điều này, giúp xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và dễ dàng hơn.

Theo Suan, do RCEP có các quy tắc xuất xứ chung và hài hòa, hàng hóa của Nhật Bản sẽ được hưởng ưu đãi nếu được sản xuất và xuất khẩu trong khu vực RCEP, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng lại chuỗi cung ứng. Đây là cơ hội cho các nước thành viên như Malaysia, với lợi thế cạnh tranh trong các ngành, sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Theo Afzanizam, thuộc Bank Islam cho biết, các thỏa thuận thương mại luôn mang tính tích cực, đặc biệt khi nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kể từ năm 2018. “Thật không thể tưởng tượng được rằng thế giới thoát khỏi toàn cầu hóa và trở nên hướng nội hơn. Ở một phương diện nào đó, nếu điều này xảy ra thì có vẻ như thế giới đang đi lùi,” ông nói.

Và may mắn là kết quả bầu cử tổng thống Mỹ gần đây dường như dấy lên niềm hy vọng rằng thế giới sẽ bớt thù địch hơn đối với thương mại toàn cầu. Và việc ký kết RCEP sẽ mở đường cho quá trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh hơn”, theo Afzanizam.

Nguồn: The Edge Market

Từ khóa: RCEP, ưu đãi thuế quan, cơ hội mở rộng, xây dựng lại chuỗi cung ứng, hướng nội, thương mại toàn cầu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386687
Go to top