Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Chiến lược RCEP phù hợp cho Ấn Độ

C2

Ấn Độ có thể xây dựng chiến lược RCEP mà không cần chính thức là thành viên của Nhóm. Ấn Độ có thể cân nhắc các FTA theo từng ngành đặc trưng với các quốc gia có sự bổ sung phù hợp cho nhau, đồng thời nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn và cắt giảm chi phí logistics hơn nữa.

Tháng 11 năm 2020 đã diễn ra ​​sự kiện ký kết Hiệp định thương mại đa phương quan trọng, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), giữa 15 quốc gia — bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN, cùng với Trung Quốc, Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ấn Độ, một trong những thành viên sáng lập, đã rút khỏi Hiệp định vào tháng 11 năm 2019, vì cho rằng việc trở thành thành viên của RCEP sẽ gây tổn hại cho nhiều ngành hàng cạnh tranh trong nước. Tuy nhiên, 15 thành viên còn lại đã quyết định cánh cửa vẫn sẽ “rộng mở” để New Delhi có thể tham gia RCEP vào một thời điểm nào đó trong tương lai nếu như Ấn Độ đổi ý.

Trở thành thành viên của RCEP luôn là một chủ đề gây tranh cãi ở Ấn Độ kể từ khi hiệp định được đề xuất lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2011. Một số chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp, học thuật và trong giới chính trị đã chỉ trích việc Ấn Độ trở thành thành viên của RCEP vì cho rằng RCEP là một hiệp định bị dẫn dắt bởi Bắc Kinh để nước này bành trướng kinh tế tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cùng lúc đó, những người ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên của Hiệp định này ca ngợi lợi ích của việc được hội nhập với các thị trường ở phương Đông bằng cách trở thành một phần của chuỗi giá trị trong khu vực.

Sự mâu thuẫn trong nước xung quanh Hiệp định RCEP xuất phát từ bất đồng quan điểm của Ấn Độ đối với hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung - dù rằng Ấn Độ, trong hai thập kỷ qua, đã ký hơn 65 FTA ưu đãi, bao gồm một số hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với các đối tác thương mại quan trọng. Điều quan trọng là, mặc dù lập trường của Ấn Độ về FTA còn chưa rõ ràng, RCEP là hiệp định đầu tiên mà Ấn Độ chủ động rút khỏi các cuộc đàm phán mặc dù là thành viên sáng lập.

Sự thay đổi lập trường của Ấn Độ vào tháng 11 năm 2019 đã thể hiện quan điểm rõ ràng về vị trí mà New Delhi đang hướng tới trong các mối quan hệ song phương. Nỗ lực theo đuổi các FTA của Ấn Độ bắt đầu dưới thời của Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee, khi Ấn Độ quyết định thực hiện các chính sách “Hướng Đông” và cảm thấy rằng cách tốt nhất để hội nhập với các thị trường này là sử dụng con đường kinh tế thông qua các FTA. Tuy nhiên, trước sự công kích mãnh liệt gần đây của Trung Quốc trong khu vực - cả về kinh tế và quan trọng hơn là quân sự - Ấn Độ dường như muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia có liên quan trong khu vực dựa trên những lo ngại về an ninh cũng như là chống lại việc có các thỏa thuận kinh tế bị hạn chế mà không dẫn đến lợi nhuận thương mại đáng kể.

Được thúc đẩy bởi xu hướng bảo hộ gia tăng trên toàn cầu trong vài năm gần đây, Ấn Độ đã chọn hướng phát triển theo con đường Atmanirbharta (Ấn Độ Tự Lực). Tuy nhiên, Thủ tướng Narendra Modi đã nói rõ rằng, mặc dù Ấn Độ sẽ “tập trung vào nội địa”, nhưng nước này sẽ tiếp tục tham gia với thế giới về thương mại và đầu tư. Chính phủ, thông qua một số giải pháp chính sách gần đây, bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu đối với một số sản phẩm, đã thể hiện mục đích nhấn mạnh hơn nữa trong việc thu hút các khoản đầu tư vào nước này thay vì áp dụng mô hình thương mại tự do. Thương mại hiện đang được coi là một thành phần để xây dựng khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực cần nhập khẩu nguyên liệu thô hoặc sản phẩm trung gian, chứ không phải là một cách thức để tăng cường ngoại giao kinh tế hoặc để tăng sự hiện diện của Ấn Độ trong chuỗi giá trị khu vực.

Điều quan trọng cần lưu ý là RCEP mới chỉ được ký kết và bây giờ các quốc gia sẽ phải phê chuẩn nó trước khi hiệp định được thực thi. Điều này có thể cho Ấn Độ thêm thời gian để cân nhắc xem liệu nước này có nhận lời đề nghị tham gia RCEP vào giai đoạn sau đó hay không.

Theo phân tích của Văn phòng Luật sư APJ-SLG (ASL) về Hiệp định RCEP, tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước RCEP là 64 tỷ USD trong năm 2019, trong đó 25 sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất đã chiếm đến 31 tỷ USD, tương đương gần 50% . Điều quan trọng là không phải tất cả các sản phẩm này đều nhận được lợi ích về thuế quan theo các hiệp định thương mại hiện có mà Ấn Độ đã ký kết với các quốc gia này.

Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm này sẽ được áp dụng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định RCEP, do đó sẽ mang lại lợi ích về thuế quan cho các nước thành viên RCEP hơn so với Ấn Độ. Các ưu đãi thuế quan theo RCEP sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian từ 3-20 năm, điều này có thể giúp Ấn Độ có thời gian để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong các lĩnh vực này. Trong bối cảnh này, nghiên cứu của NITI Aayog về các FTA đã chỉ ra điểm quan trọng là: xuất khẩu của Ấn Độ phản ứng nhanh hơn đối với những thay đổi về thu nhập thay vì những thay đổi về giá cả; và do đó việc cắt giảm thuế quan không nhất thiết phải thúc đẩy xuất khẩu của Ấn Độ một cách đáng kể.

Nếu hệ sinh thái chính sách như hiện tại vẫn duy trì, thì Ấn Độ dự kiến ​​sẽ không nhận lời đề nghị tham gia RCEP. Tuy nhiên, Hiệp định cung cấp cho Ấn Độ cơ hội tập trung vào một số khía cạnh quan trọng, đảm bảo rằng nước này vẫn kết nối với các thị trường toàn cầu. Ấn Độ có thể xây dựng chiến lược RCEP mà không cần chính thức tham gia Nhóm.

Trước hết, Ấn Độ cần tiếp tục việc xây dựng các tiêu chuẩn trên các lĩnh vực. Chính phủ đã xác định được gần 500 sản phẩm mà họ đang tạo ra các tiêu chuẩn bắt buộc và danh sách này cần được mở rộng. Thứ hai, cần phải cắt giảm chi phí logistics trong giao dịch thương mại trong và ngoài nước. Nghiên cứu của NITI Aayog chỉ ra rằng chi phí logistics trung bình ở Ấn Độ là khoảng 15% GDP, trong khi mức chi phí như vậy ở các nước phát triển là khoảng 8%. Thứ ba, cân nhắc các FTA theo ngành đặc trưng với các quốc gia có sự bổ sung phù hợp cho nhau, vì những FTA này có thể có lợi hơn các FTA toàn diện. Cuối cùng, đừng xem các FTA như một công cụ ngoại giao mà hãy sử dụng những FTA này để xây dựng khả năng cạnh tranh giữa các lĩnh vực.

Nguồn: Financial Express

Từ khóa: hiệp định RCEP, Ấn Độ

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387294
Go to top