Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtEVFTAPhân tích đánh giá tác độngEVFTA, IPA: Cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp Việt

EVFTA, IPA: Cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp Việt

EVFTA

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam, EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU) và IPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh Châu Âu) với những tiêu chuẩn cao nhất sẽ là động lực rất quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phát triển vì đã đáp ứng yêu cầu tự do cao nhất và công bằng nhất.

Đón cơ hội vượt thách thức

Theo các chuyên gia kinh tế, việc ký kết chỉ là bước khởi đầu, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực để tận dụng hiệu quả các lợi ích của hiệp định. Do đó, điều cần làm là các doanh nghiệp phải hành động ngay từ bây giờ, cụ thể là phải nâng cao chất lượng hàng hoá theo các tiêu chuẩn của Châu Âu. Sau khi thực hiện EVFTA, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay lập tức với 85,6 dòng thuế. Tương đương với 70,3% kim gạch xuất khẩu Việt Nam - EU. Điều này nghĩa là 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam - EU được thực hiện dòng thuế bằng không (0).

Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực thì EU cam kết xóa bỏ 97% dòng thuế vào EU, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - EU. Với 0,3% kim ngạch thuế quan còn lại, EU cam kết sẽ mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch bằng 0 với phần thuế quy định trong hạn ngạch. Đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Cùng đó, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ ngay 48,5% dòng thuế trong biểu thuế, tương đương với 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam. Trong vòng 7 năm cam kết xóa bỏ 91,8% dòng thuế trong biểu thuế. Như vậy, sẽ tiến tới một nền tảng trao đổi thương mại thuế bằng không (0) với các mặt hàng. Đây là cơ hội lớn cho 2 bên tăng cường quan hệ thương mại vì sẽ không còn trở ngại khi tham gia vào các trường hợp này và trong tương quan so sánh với các đối tác quốc tế thì chúng ta có lợi thế hơn hẳn vì lộ trình giảm thuế của Hiệp định này là cao nhất trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hiện nay.

Theo đại diện VCCI, hiện các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký thì ưu đãi thuế quan chỉ tận dụng 40% và trong 40% ưu đãi này thì doanh nghiệp FDI lại tận dụng đến 70%. Điều này cho thấy, lợi ích mà các doanh nghiệp Việt giành được không đáng kể. Do đó, nâng cao năng lực trong nước là vấn đề trung tâm trong thực hiện của các hiệp định thương mại tự do cần phải thành lập hội đồng doanh nghiệp trên cơ sở diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - EU đã có từ trước đây và chúng ta sẽ nâng cấp và thành lập hội đồng doanh nghiệp hỗn hợp. Nhưng các cam kết thương mại đầu tư của EU với Việt Nam còn cao hơn cam kết của EU trong WTO và tương đương với mức cao nhất trong các FTA gần đây và ngược lại các cam kết của Việt Nam với EU cũng là cam kết hơn cả các cam kết trong WTO và tương đương với mức cao nhất của EU trong các FTA gần đây.

Thị trường thông cần thể chế thoáng

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU là cơ hội lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt, sự thành công là của người dân lao động đã tạo ra việc làm và các hàng hóa có chất lượng. Giá trị gia tăng khi doanh nghiệp Việt tham gia vào thị trường này. Bên cạnh việc bảo đảm những nguyên tắc về tự do và công bằng thương mại, hai bên còn có tầm nhìn chung về phát triển bền vững.

Hiện Việt Nam đang hướng tới một thế hệ FDI mới chất lượng hơn, có công nghệ cao hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn, thân thiện với môi trường hơn. Do đó, EVFTA là cơ hội để các doanh nghiệp Việt bước vào thị trường EU. Nhưng để tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo uy tín, các doanh nghiệp Việt lớn lên phải nâng cấp trình độ quản trị doanh nghiệp, nâng cao việc đầu tư máy móc thiết bị công nghệ phục vụ SXKD để trưởng thành và phát triển bền vững lợi thế lớn nhất của các sản phẩm Việt Nam vào thị trường EU là không có cạnh tranh trực tiếp. Do đó, không mở cửa thì các doanh nghiệp Việt cũng phải cạnh tranh để phát triển. Để hàng hoá Việt vào thị trường EU cũng có nhiều thách thức như: Quy tắc xuất xứ hàng hóa; Rào cản kỹ thuật; An toàn vệ sinh dịch tễ và các chi phí tuân thủ (lao động và môi trường…). Do đó rất cần sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới SXKD, đầu tư công nghệ và đặc biệt là đào tạo nâng cao chất lượng lao động… “Thị trường đã thông nhưng cần thoáng về thể chế để nâng cấp doanh nghiệp, vì hiện năng lực quản trị của doanh nghiệp Việt rất yếu. Để đáp ứng được vấn đề này cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao để tận dụng cơ hội và thách thức” - ông Vũ Tiến Lộc nói.

Nguồn: Báo Lao Động

Từ khóa: EVFTA, IPA, cơ hội, thách thức, doanh nghiệp Việt

Chuyên mục EU-VN FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403269
Go to top