Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtEVFTAPhân tích đánh giá tác độngThu hút FDI từ châu Âu: Kỳ vọng và thách thức từ Hiệp định EVIPA

Thu hút FDI từ châu Âu: Kỳ vọng và thách thức từ Hiệp định EVIPA

evfta2

Được ký kết cùng định hướng thương mại tự do Việt Nam - EU (tại Hà Nội, ngày 30/6), hiện Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA đang trong quá trình chờ Nghị viện châu Âu và nghị viện các nước thành viên EU thông qua. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ là cú huých cho nền kinh tế đem đến luồng sinh khí mới từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài chất lượng của các quốc gia EU. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận cơ hội quý báu này, Việt Nam còn có nhiều việc cần phải làm.

Nâng cấp mình khi chơi với nước lớn

Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, việc ký kết EVIPA với những cam kết toàn diện và cân bằng hơn về bảo hộ đầu tư, cùng với những cam kết quan trọng về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ... theo quy định của EVFTA, được đánh giá sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng như nhà đầu tư EU nói riêng về tính hấp dẫn, an toàn, thân thiện và cạnh tranh cao hơn của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, với việc ký kết Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi thế khi nguồn vốn đầu tư có chất lượng cao từ các nước tiên tiến thuộc EU sẽ có điều kiện vào Việt Nam nhiều hơn, bên cạnh đó các DN Việt Nam cũng có thêm nhiều sự hiểu biết về môi trường đầu tư của các nước châu Âu để mở rộng đầu tư.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cũng khẳng định, việc ký kết EVIPA sẽ góp phần thu hút đầu tư với chất lượng cao từ các nhà đầu tư EU và tạo cơ hội tốt cho nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận thị trường EU. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tới. Theo đó, Việt Nam chủ trương chuyển hướng thu hút FDI từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và có tác động lan tỏa, gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, đồng thời phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.

Ông Nguyễn Văn Toàn cũng nhấn mạnh, nguồn vốn đầu tư từ EU sẽ góp phần làm cho xã hội minh bạch hơn, tiên tiến hơn, bởi để thu hút được nguồn vốn này, các quốc gia buộc phải chịu sức ép cải cách mạnh mẽ về thể chế. Bên cạnh đó, về công nghệ, hiện nay trào lưu cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển, đặc biệt là tại các nước châu Âu, vì thế, nếu quan hệ hợp tác với châu Âu phát triển thì Việt Nam sẽ tiếp cận được thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 nhanh chóng hơn.

Đánh giá về sức hút của Việt Nam đối với dòng vốn FDI từ EU khi Hiệp định được ký kết, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang trong quá trình phát triển cần rất nhiều vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghiệp kỹ thuật cao. Trong khi đó, EU có nhiều lợi thế về nguồn vốn, khi Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA được ký kết và thông qua sẽ tác động tới dòng vốn từ EU, được đánh giá là sạch hơn, chất lượng hơn, công nghệ tiên tiến hơn, sẽ đổ vào Việt Nam. Các DN FDI từ EU muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng giá trị, lợi thế của Việt Nam như nhân lực trẻ, nền kinh tế mở để xuất khẩu ngược trở lại, từ đó Việt Nam sẽ được nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư. Đây cũng là quá trình tái cơ cấu dòng vốn FDI theo hướng những dòng đầu tư Mỹ, Nhật, EU cần được khơi thông vì nó đi liền với nhiều công nghệ sạch, quy trình quản lý sạch.

Đứng trước nhiều thách thức

Về những khó khăn, thách thức trong quá trình Hiệp định này được phê chuẩn, chính thức đi vào thực tiễn, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết, thực tế thì hiệp định hợp tác thương mại, đầu tư với EU đã được tách làm hai hiệp định. Hiệp định EVFTA có thể sẽ nhanh chóng được thông qua và đi vào thực thi hơn so với Hiệp định EVIPA. EVIPA có thể sẽ khó khăn hơn do cần thủ tục để được các nước thuộc liên minh châu Âu xét duyệt. Khi EVIPA có hiệu lực sẽ sẽ bao phủ toàn bộ EU, thay thế hoàn toàn 21 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được ký kết trước đó, do đó thủ tục hành chính sẽ phức tạp hơn vì ngoài Nghị viện châu Âu thì nghị viện của từng nước thành viên EU cũng phải thông qua. Nếu các nước lớn như Pháp, Đức... thông qua trước thì sẽ tạo điều kiện tốt cho các nước nhỏ hơn mau chóng thông qua hiệp định này. Tuy nhiên, có những nước khác chưa hợp tác đầu tư nhiều vào Việt Nam nên họ sẽ cần có thêm thời gian để cân nhắc.

Bên cạnh đó, về sự chuẩn bị của Việt Nam để đón nhận dòng vốn đầu tư này, ông Nguyễn Văn Toàn cũng cho rằng, chúng ta đã có quá trình chuẩn bị nhưng có vẻ như chúng ta chưa chuẩn bị tốt, chưa sẵn sàng. “Sức ép của Hiệp định này lên Chính phủ là phải cải cách mạnh mẽ thể chế để đảm bảo tính minh bạch, bởi người châu Âu nói chung, DN châu Âu nói riêng rất coi trọng tính minh bạch. Châu Âu cũng là các quốc gia coi trọng pháp quyền, vì thế bất cứ vấn đề gì cũng thực hiện theo quy định của pháp luật, khác với cách xử lý “có lý, có tình” như ở Việt Nam. Điều này tạo sức ép lên Chính phủ, người dân, DN Việt Nam là phải làm theo quy định của Hiệp định đã được ký kết để tăng cường hội nhập tốt hơn với EU.

Khẳng định các cơ hội thu hút vốn đầu tư từ EU, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, Việt Nam cũng đang đứng trước một số thách thức trong quá trình thực thi Hiệp định như về thể chế, chính sách, cơ chế quản lý; hệ thống kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực; năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam...

Người đứng đầu Bộ KH&ĐT cho biết, để hiện thực hóa những cơ hội và lợi ích từ việc thực thi các Hiệp định này, Chính phủ đang chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách đầu tư, kinh doanh. Theo đó sẽ nghiên cứu, rà soát, đề xuất trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành một số đạo luật quan trọng như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Lao động và một số Luật về thuế... nhằm tiếp tục đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công, khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Chúng ta vẫn còn nhiều thách thức khi EVIPA đi vào thực thi như: Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ khá tràn lan tại Việt Nam, trình độ nhân lực, trình độ khoa học công nghệ của DN Việt... Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị, khi quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại với EU, chúng ta phải giải quyết tốt vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ, vì không được phép vi phạm bản quyền gây bất lợi cho DN châu Âu. Đồng thời, DN Việt phải tìm con đường để tiếp cận, nắm bắt công nghệ tiên tiến để phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ ở phân khúc công nghệ cao. Nếu không làm được thì giá trị gia tăng mà DN Việt được hưởng lợi từ chuỗi giá trị là rất thấp và con đường tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của DN FDI của DN Việt càng khó khăn.

Nguồn: Báo Hải Quan

Từ khóa: thu hút, FDI, châu Âu, kỳ vọng, thách thức, Hiệp định EVIPA

Chuyên mục EU-VN FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400856
Go to top