Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtEVFTAPhân tích đánh giá tác độngEVFTA - hiệp định tiềm năng, toàn diện, cân bằng lợi ích hai bên

EVFTA - hiệp định tiềm năng, toàn diện, cân bằng lợi ích hai bên

VietnamEU

Hiệp định FTA giữa EU và Việt Nam là một hiệp định đầy tiềm năng và tương đối toàn diện, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.. Đây là một cơ hội vàng đối với Việt Nam vì hàng hóa EU sản xuất ra đa phần không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, thay vào đó, hàng hóa hai bên sẽ bổ sung cho nhau.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2014, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt hơn 36,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt gần 28 tỷ đô la, và nhập khẩu từ EU đạt gần 9 tỷ USD. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam.

Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); Quy tắc xuất xứ; Hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); Đầu tư; Phòng vệ thương mại; Cạnh tranh; Doanh nghiệp nhà nước; Mua sắm của Chính phủ; Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý); Phát triển bền vững; Hợp tác và xây dựng năng lự và các vấn đề pháp lý.

Xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các loại hàng hóa

Cụ thể, đối với hàng hóa xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế nhập khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá. Việt Nam đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 - 10 năm với xe ô tô. Riêng xe máy có dung tích xi lanh trên 150 cm3 sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu 7 năm. Các sản phẩm rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà cũng sẽ được Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm. Tất cả hàng xuất khẩu dệt may vải vóc của EU sẽ được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực. Tương tự, thực phẩm cũng sẽ được miễn thuế sau bảy năm, ví dụ như rượu và thức uống có cồn và thịt heo đông lạnh.

Đối với thuế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. 

EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Riêng với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng. 

EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Cụ thể,10 nghìn tấn với gạo hương, 25 nghìn tấn đối với gạo xay xát, 30.000 tấn gạo sữa, mức thuế 0% với 30.000 tấn cho 1 năm. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm. 

Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh, về cơ bản sẽ được EU xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. EU cũng sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với sản phẩm mật ong nhập khẩu từ Việt Nam.

Liên minh EU cũng sẽ bãi bỏ các mức thuế suất với lộ trình thực hiện lâu hơn (đến bảy năm) đối với một số mặt hàng nhạy cảm, đặc biệt là ở lĩnh vực quần áo dệt may và giày dép.Việc loại bỏ thuế quan sẽ tiếp tục cho phép Việt Nam đạt được thị phần vào thị trường châu Âu.

Tác động tới ngành dệt may, giày dép, thủy sản

Dệt may, giày dép, thủy sản là ba ngành được hưởng lợi nhiều nhất.

Dệt may: EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 1,54 tỷ USD trong nửa đầu năm 2015, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan sẽ rất có lợi cho các doanh nghiệp dệt may. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may cần phải chú ý tới những quy định nghiêm ngặt của hiệp định về xuất xứ của mặt hàng may mặc. Bởi vì, để được hưởng mức thuế suất 0% các DN dệt may phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ kép tức là ít nhất vải và việc may mặc phải được làm tại Việt Nam hoặc với một ngoại lệ duy nhất được nêu ra đối với các loại vải được sản xuất tại Hàn Quốc, một đối tác hiệp định FTA khác của liên minh EU. Trong khi đó, nguyên liệu xuất xứ hàng dệt may Việt Nam hiện nay vẫn nhập khẩu 88%, trong đó chủ yếu là nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Như vậy chắc chắn sẽ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi tham gia hội nhập. Tuy nhiên, do các mặt hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu từ EU không phải nguyên phụ liệu mà chủ yếu là hàng thời trang có giá thành cao, khó cạnh tranh với sản phẩm nội địa.

Song điều này có nghĩa rằng một số doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may từ các quốc gia mới nổi khác ở châu Á, có thể được khuyến khích để di chuyển một số khâu sản xuất đến Việt Nam để tận dụng lợi thế của hiệp định FTA.

Giày dép: Hiện nay EU là thị trường tiêu thụ giày dép lớn thứ hai trên thế giới với khoảng 2,8 tỷ đôi/năm, trung bình 5,8 đôi/người/năm. Việt Nam hiện là nước cung cấp giày dép lớn thứ hai vào thị trường EU sau Trung Quốc. EU là một trong hai thị trường tiêu thụ hàng giày dép lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khi Hiệp định thương mại Việt Nam-EU có hiệu lực, hàng rào thuế quan đối với giày dép Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ giảm về 0% theo lộ trình. Lúc đó Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để tăng kim ngạch và thị phần xuất khẩu tại EU. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.

Bên cạnh đó, EVFTA có hiệu lực sẽ tăng khả năng cạnh tranh mặt hàng giày da so với các nước, từ đó thu hút nhiều đơn hàng, tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu hút nhiều lao động; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu.

Song việc EVFTA thực thi cũng sẽ khiến ngành giày da có ít lợi nhuận hơn và hạn chế sự năng động của doanh nghiệp khi tỷ lệ sản xuất gia công cao, chiếm đến 70%.

Thủy sản: Hiện có 461 DN thủy sản Việt Nam đủ điều kiện được cấp phép xuất khẩu vào EU, chỉ đứng sau Trung Quốc. Do đó, FTA với EU được nhận định sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành mở rộng thị phần tại EU. Các DN thủy sản Việt Nam sẽ có lợi thế hơn các nước khác chưa ký FTA với EU.

Tuy nhiên, những tiêu chuẩn trong FTA không chỉ là chất lượng sản phẩm như chứng nhận xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, chất lượng, an toàn thực phẩm, mà còn là những yêu cầu khắt khe với DN  như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, sử dụng lao động... nên đây sẽ là thách thức không nhỏ cho ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam.

Ngay cả khi EU áp hạn ngạch thì đây cũng là cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Vì ngoài lượng hàng xuất khẩu chịu mức thuế theo quy định, sẽ có một lượng hàng nhất định xuất theo hạn ngạch sẽ được hưởng thuế suất 0%. Đây chính là cơ hội cho DN thủy sản tận dụng ưu đãi giảm thuế để giảm giá bán sản phẩm trên thị trường.

Theo đánh giá của Dự án Mutrap (thuộc EU), xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng mạnh 30-40% sau khi hiệp định được thực thi.  Xét từ khía cạnh tăng trưởng đầu tư thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều do xu hướng tăng đầu tư FDI của EU vào Việt Nam.

Tính đến hết năm 2014, đã có 23 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 37 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ.

Theo bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, EU đang dành ưu đãi thuế suất lớn với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, gạo và cà phê. Việc còn lại là các doanh nghiệp Việt nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, kĩ thuật của phía EU.

Ông Lê Triệu Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, EVFTA sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng thêm 0,5% GDP và XK tăng từ 4-6% mỗi năm. Như vậy, nếu chúng ta tiếp tục duy trì đà tăng trưởng XK sang EU như hiện nay thì tới năm 2020, XK của Việt Nam sang EU nhờ có FTA sẽ tăng thêm 16 tỷ USD.

Nguồn: Asemconnectvietnam

Từ khóa: EVFTA, hiệp định, tiềm năng, toàn diện, cân bằng lợi ích, hai bên

Chuyên mục EU-VN FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404599
Go to top