Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTin tứcVì sao Nhật Bản nhường Chile chủ trì buổi ký kết CPTPP?

Vì sao Nhật Bản nhường Chile chủ trì buổi ký kết CPTPP?

0308N Chilean foreign minsiter article main image11 nước còn lại trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ký kết Hiệp định phiên bản mới tại Chile vào trưa thứ năm theo giờ địa phương (nhằm sáng thứ 6 ngày 9/3 theo giờ Việt Nam). Và việc chọn Chile làm nơi ký kết nằm trong chiến lược ngoại giao của Nhật Bản.

Nhật là nước đi đầu trong cuộc cuộc giữ lửa cho TPP sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lựa chọn rút lui vào năm ngoái. Nước này đã đứng ra chủ trì 4 trong 5 phiên đàm phán và lẽ ra sẽ chủ trì luôn buổi lễ ký kết, thế nhưng, Nhật Bản đã nhường lại vinh dự này cho Chile. Đổi lại, Chile đã giúp thuyết phục Canada – thành viên còn đang lưỡng lự – đồng ý ký kết hiệp định vào đầu tháng Ba.

Nhật Bản đang chạy đua với thời gian để kịp đệ trình hồ sơ pháp lý của TPP trong phiên làm việc đang diễn ra của Quốc hội, nhằm có thể nhanh chóng thông qua hiệp định. Bằng bước đi này, Nhật Bản hi vọng có thể khích lệ các nước còn lại cũng khẩn trương phê duyệt Hiệp định. Nhờ đó, TPP mới có khả năng đi vào hiệu lực vào năm 2019.

Nhưng Canada đang muốn kéo dài thời gian và thúc giục các nước khác không nên vội vã. Thủ tướng Justin Trudeau dường như miễn cưỡng ký kết hiệp định một phần vì không muốn đem lại thành tựu cho người tiền nhiệm – cựu thủ tướng Stephen Harper.
Vì vậy, Nhật Bản đã chọn Chile với hi vọng “kết thúc động thái trì hoãn” của Canada, theo một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho hay.

Chile tỏ ra nhiệt tình với ý tưởng chủ trì việc ký kết vì đây được xem là một thắng lợi cho chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Michelle Bachelet, người vừa mới mãn nhiệm kỳ vào thứ Bảy tuần trước. Trong cuộc họp với ngài Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Chính sách tài khóa và Kinh tế Nhật Bản, Bộ trưởng Thương mại Chile Heraldo Munoz đã bày tỏ lòng biết ơn vì cơ hội được chủ trì buổi lễ và vì sự quan tâm của truyền thông khắp nơi trên thế giới dành cho Chile. Ông Motegi cũng cảm ơn Chile vì đã giữ đúng cam kết.

Nhật Bản đã nhận ra, chọn Chile để thuyết phục Canada là phù hợp hơn cả. Ông Munoz – một nhà ngoại giao kỳ cựu từng đảm nhiệm chức chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là người rất được tôn trọng trên khắp châu Mỹ. Hơn nữa, cả Chile và Canada đều có Đảng tự do đang nắm chính quyền, và ông Monoz rất hiểu rõ về Bộ trưởng Chrystia Freeland bên phía Canada. Khi ông Motegi đề xuất kế hoạch trên với ông Munoz trong một cuộc điện đàm hồi đầu tháng 1, Bộ trưởng Chile đã hoan nghênh đề nghị trên và ngay sau đó đã gọi điện cho các quan chức cấp cao của Canada.

Đồng thời, Nhật Bản cũng nhờ sự giúp sức của Mexico để cô lập Canada. Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Kinh tế Ildefonso Guajardo vào đầu tháng 1 tại Mexico, ông Motegi đã đề nghị Mexico ủng hộ Nhật Bản, lập luận rằng Canada sẽ cứ tiếp tục trì hoãn trừ phi chúng ta làm gì đó.

Mặc dù Mexico luôn sát cánh cùng Canada để đối phó với Hoa Kỳ trong quá trình đàm phán lại NAFTA, Bộ trưởng Guajardo cũng đã hứa sẽ ủng hộ Tokyo trong vấn đề TPP.

Tại cuộc họp các trưởng đoàn đàm phán 11 nước TPP ở Tokyo vào ngày 22/1 năm nay, Canada vẫn còn thể hiện thái độ do dự. Ngày thứ 2 tại cuộc họp, các nước bắt đầu gây sức ép lên Canada bằng cách đề xuất ngày ký kết để ấn định, không cần biết các bên đồng ý ký kết là ai. Mexico đã giữ đúng lời hứa ban đầu với Nhật Bản – thể hiện ủng hộ dành cho TPP ngay cả khi không có Canada. Trước sức ép trên, Canada cuối cùng đành xuống nước.

Trong vai trò dẫn dắt, Nhật Bản đã có thể đưa TPP trở thành hiện thực và nắm được át chủ bài trong chiến lược kinh tế. Các chính sách kinh tế bảo hộ đang cắm rễ khắp nơi trên thế giới, được minh họa rõ nét nhất bằng thông báo mới đây của Trump sẽ đánh thuế lên thép và nhôm. Trong bầu không khí này, một vài người nhận định, TPP – hiện nay dưới tên gọi là CPTPP – là ngọn đuốc soi đường cho tương lai của thương mại tự do.

Sắp tới đây, 11 nước thành viên mong muốn hiệp định phải được mở rộng theo một chiến lược rõ ràng, thay vì chỉ đơn giản là bổ sung thêm thành viên. Các quan chức của chính phủ Nhật Bản nhận định, kết nạp thêm Hàn Quốc và Đài Loan – 2 quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập – sẽ giúp kiềm chế bớt tham vọng xây dựng trật tự kinh tế mới tại châu Á của Bắc Kinh.

Nguồn: Asia Nikkei – TQ

Từ khóa: Nhật Bản, CPTPP, Chile, chủ trì ký kết, Canada, Mexico, trì hoãn, chiến thuật 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394564
Go to top