Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPCập nhật tình hình đàm phán vấn đề tiếp cận thị trường hàng hóa trong TPP đến vòng thứ 16

Cập nhật tình hình đàm phán vấn đề tiếp cận thị trường hàng hóa trong TPP đến vòng thứ 16

 

Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến nay đã trải qua 16 vòng đàm phán với số thành viên lên tới con số 11. Sau hơn ba năm đàm phán, TPP hiện tại mới chỉ hoàn thành đàm phán ở một số lĩnh vực nhỏ, rất nhiều vấn đề lớn khác vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Dưới đây là một số thông tin tổng hợp về tình hình đàm phán vấn đề tiếp cận thị trường hàng hóa trong TPP cho đến vòng đàm phán thứ 16.

Đối với sản phẩm dệt may

Đây là một trong những vấn đề tốn nhiều thời gian và gây nhiều tranh cãi nhất trong TPP, đặc biệt đối với các nước có lợi ích liên quan, trong đó có Việt Nam.

Hoa Kỳ, nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, có ngành sản xuất nội địa tương đối nhỏ nhưng lại có tiếng nói vận động rất lớn, đã đưa ra đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn-forward) đối với hàng dệt may trong TPP (tức là một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi, phải được sản xuất tại các nước TPP). Theo nhiều nguồn tin, đề xuất này của Hoa Kỳ đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của tất cả các nước TPP trừ Mexico và Peru.

Việt Nam, với dệt may là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhưng nguyên liệu lại chủ yếu được nhập từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc, Hàn Quốc…), là nước phản đối mạnh mẽ nhất đề xuất trên của Hoa Kỳ. Việt Nam mong muốn áp dụng quy tắc xuất xứ “cắt và may” (“cut and sew”) trong TPP để cho phép hàng dệt may của Việt Nam có thể sử dụng các nguyên liệu từ những nước ngoài TPP mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP. Theo thông tin bên lề các vòng đàm phán vừa qua, Việt Nam được cho là khá kiên quyết trong vấn đề này, và nếu Hoa Kỳ không nhượng bộ về vấn đề xuất xứ hàng dệt may, Việt Nam cũng sẽ không mở cửa cho Hoa Kỳ đối với nhiều loại hàng hóa khác. Điều này khiến cho ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ lo lắng bởi trong số các nước TPP, Việt Nam là thị trường triển vọng nhất đối với nông sản của Hoa Kỳ.

Đồng quan điểm với Việt Nam, Úc cũng phản đối đề xuất trên của Hoa Kỳ do nước này có một khu vực dệt may nhỏ và dựa vào sợi nhập khẩu là chủ yếu nên muốn bảo vệ. Canada thì coi TPP là cơ hội để cải thiện quy tắc “yarn-forward” trong NAFTA vốn được coi là cản trở sự phát triển của ngành dệt may nước này.

Một số ít nước ủng hộ quy tắc “yarn-forward” với các lý do khác nhau. Peru ủng hộ “yarn-forward” vì nước này có ngành dệt kim sản xuất trong nước hoàn toàn. Còn Mexico, trong khi Chính phủ có vẻ ủng hộ quy tắc “yarn-forward” để bảo vệ ngành sản xuất đã gây dựng dựa trên NAFTA, các nhà sản xuất trong nướcvẫn còn những quan điểm trái chiều. Bên cạnh đó với sự tham gia của Nhật Bản trong thời gian tới, Hoa Kỳ có thể có thêm một đồng minh về vấn đề “yarn-forward” bởi Nhật Bản cũng có một khu vực dệt may nhỏ và đã được xây dựng nhằm đáp ứng các quy tắc xuất xứ trong các FTA đã ký của nước này (các quy tắc này lỏng hơn “yarn-forward” nhưng chặt hơn “fabric-forward”).

Theo các nguồn tin, tại vòng đàm phán thứ 15, Hoa Kỳ đã đưa ra đề xuất mới linh hoạt hơn đối với quy tắc “yarn-forward”. Theo đó, bên cạnh nguyên tắc chung là “yarn-forward”, sẽ có các ngoại lệ nằm trong 02 danh mục bổ sung (danh mục các loại hàng dệt may không áp dụng quy tắc này), hay còn được gọi là danh mục nguồn cung ngắn hạn thiếu hụt (short-supply). Có hai loại danh mục nguồn cung ngắn hạn là Danh mục thường xuyên và Danh mục tạm thời.

+ Danh mục thường xuyên-permanent: Bao gồm các sản phẩm không được sản xuất toàn bộ trong TPP và không hy vọng được sản xuất trong TPP trong tương lai (trong các FTA trước của Hoa Kỳ đã từng có điều khoản loại này)

+ Danh mục tạm thời – temporary: Bao gồm các sản phẩm hiện không được sản xuất toàn bộ trong TPP nhưng có thể có tương lai và vì thế danh mục sẽ chấm dứt hiệu lực sau một thời gian (khoảng 3 năm), sau đó thì các sản phẩm này sẽ áp dụng quy tắc yarn-forward như bình thường.

Các sản phẩm thuộc hai danh mục này sẽ áp dụng quy tắc “cắt-và-may”(“cut-and-sew”), có nghĩa là nhà sản xuất trong TPP có thể sử dụng vải nguyên liệu mua từ bất kỳ nơi nào để sản xuất ra sản phẩm may mặc mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP.

Hiện tại Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến nội bộ về các loại sản phẩm dệt may sẽ đưa vào các danh mục này và hi vọng sẽ đưa ra tại vòng đàm phán tới tại Peru. Phe cứng rắn phía Hoa Kỳ vẫn một mực cho rằng việc đưa nhiều loại sản phẩm vào các danh mục này hoặc thời hạn áp dụng danh mục tạm thời dài sẽ khiến hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và các nước TPP có đủ thời gian để “triệt tiêu” ngành sản xuất tại Hoa Kỳ.

Về phía Việt Nam, trong một buổi họp báo tại vòng đàm phán thứ 16 TPP, Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã hoan nghênh đề xuất mới này của Hoa Kỳ và cho rằng nó sẽ giúp thúc đẩy đàm phán. Ông cho biết Việt Nam hiện đang xem xét đề xuất của Hoa Kỳ và chưa quyết định có chủ động đưa ra đề xuất danh mục nguồn cung thiếu hụt của chính mình hay không. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn có một quy tắc xuất xứ linh hoạt hơn thế nữa.

dam-phan-tpp2

Đối với một số sản phẩm khác: Da giày, sữa và đường

Bên cạnh sản phẩm dệt may, tiếp cận thị trường đối với giày dép cũng là một trong những ưu tiên của Việt Nam trong TPP. Đây cũng là vấn đề tranh cãi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Một số công ty sản xuất giày dép trong nội địa Hoa Kỳ như New Balance đang vận động mạnh để thuyết phục USTR duy trì thuế quan cao và quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt đối với giày dép nhập khẩu. Trong khi đó, các công ty sản xuất ở nước ngoài như Nike lại muốn USTR giảm thuế và có các quy định nhập khẩu linh hoạt hơn. Với những quan điểm trái chiều giữa hai nước và trong bản thân nội bộ Hoa Kỳ như vậy, tiến triển đàm phán về vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa này trong TPP khá chậm chạp.

Bên cạnh đó, New Zealand cũng đang gặp khó khăn trong việc đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề tiếp cận thị trường sữa của nước này. Còn Úc đang yêu cầu Hoa Kỳ mở cửa hơn đối với đường xuất khẩu của Úc so với FTA đã ký giữa hai nước nhưng USTR đã từ chối yêu cầu này vì họ sẽ chỉ đàm phán về vấn đề tiếp cận thị trường hàng hóa đối với các nước TPP mà chưa có FTA với Hoa Kỳ là New Zealand, Brunei, Việt Nam và Malaysia.

Nguồn: Trung tâm WTO - VCCI

Từ khóa: Cập nhật, tình hình, đàm phán, vấn đề, tiếp cận, thị trường, hàng hóa, TPP, thứ 16

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007399118
Go to top