Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPNhững mặt hàng xuất khẩu nào tiếp tục hưởng lợi thế tại các nước CPTPP thời gian tới?

Những mặt hàng xuất khẩu nào tiếp tục hưởng lợi thế tại các nước CPTPP thời gian tới?

cptpp

Các hiệp định thương mại tự do và hiệp định CPTPP đã có đóng góp rất tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như thêm nguồn cung nhập khẩu.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại chương trình Chính sách và đối thoại với chủ đề “Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức tác động đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam” do Báo Công Thương tổ chức mới đây, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã có những đánh giá về những tác động của các hiệp định thương mại tự do FTA nói chung và CPTPP với hoạt động xuất khẩu thời gian qua.

Theo ông Hải, các hiệp định thương mại tự do (FTA) là nét chủ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế và xuất nhập khẩu của chúng ta trong thời gian qua. Bên cạnh các hiệp định thương mại tự do chúng ta đã có từ trước, ví dụ như là Hiệp định với ASEAN, với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thì trong vòng 5 năm gần đây chúng ta đã ký một loạt các hiệp định thương mại tự do, mà chúng ta gọi là các FTA thế hệ mới, trong đó có Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP.

Với những hiệp định này, chúng ta thấy có một đặc điểm khác biệt với các hiệp định thương mại tự do trước đây, đó là mức độ cam kết sâu hơn và diện phủ rộng hơn. Về mặt phạm vi bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như sở hữu trí tuệ, người lao động…

Một đặc điểm nữa, chúng ta cũng thấy có sự khác biệt, đặc biệt trong CPTPP là phạm vi địa lý của các quốc gia tham gia cũng mở ra khá rộng. Với CPTPP, các quốc gia tham gia nằm ở hai bên bờ của Thái Bình Dương, trong đó về phía khu vực châu Á có Việt Nam, Singapore, Malaysia...

Hiệp định này tạo ra xung lực rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể, như năm đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khối này đạt 39,5 tỷ USD. Năm thứ hai (năm 2020), dưới tác động của Covid-19, kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ, đạt 38,75 tỷ USD, nhưng bước sang năm thứ ba đã lấy lại đà tăng trưởng.

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 680 tỷ USD, mức tăng trưởng đạt 19%, là mức tăng trưởng hết sức ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã có tác động sâu sắc đến hoạt động kinh tế thế giới.

Năm 2022, các FTA, trong đó có CPTPP được dự báo sẽ tiếp tục mở ra những lợi thế về ưu đãi thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất, từ đó giúp các doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu.

“Nhìn chung, các hiệp định thương mại tự do và hiệp định CPTPP đã có đóng góp rất tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như thêm nguồn cung nhập khẩu.” ông Hải đánh giá.

Mặt hàng xuất khẩu nào sẽ là thế mạnh?

Trong số các quốc gia tham gia CPTPP, có 4 nước thành viên thuộc khu vực châu Mỹ bao gồm: Canada, Chile, Mexico và Peru. Đặc biệt, đây đều là những nước có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam rất cao, ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực: Canada (94%), Chile (95%), Peru (81%) và Mexico (77%).

Theo bà Võ Hồng Anh - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ - Bộ Công Thương cho biết, ngoại trừ Chile đã có FTA song phương thì Canada, Mexico, Peru là 3 thị trường lần đầu tiên có quan hệ FTA với Việt Nam. Có thể nói, kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ tháng 01/2019, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP, đặc biệt ở khu vực châu Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang Canada năm 2021 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020 và tăng 75% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực. Hay như đối với Mexico, năm 2021, xuất khẩu sang thị trường này đã có bước nhảy vọt, đạt 4,6 tỷ USD, tăng 44,5% so với năm 2020 và 104% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực. Peru, tuy mới phê chuẩn Hiệp định vào năm 2021 cũng đạt 560 triệu USD, tăng trưởng 84,4% so với năm 2020. Chile, tuy chưa phê chuẩn Hiệp định, cũng đạt 1,7 tỷ USD, tăng 62,7% so với năm 2020.

Về cơ cấu mặt hàng, bà Võ Hồng Anh thông tin, hiện tại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của ta sang các nước CPTPP khu vực châu Mỹ là các mặt hàng: Đầu tiên là điện thoại và linh kiện (chiếm 20%), máy vi tính, sản phẩm điện tử (16%), máy móc thiết bị phụ tùng (9%). Tiếp đó, hàng dệt may (10%) và giày dép (7%):

Đối với mặt hàng dệt may, Canada cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu xuống còn 0% ngay hoặc trong vòng 3 năm, trong khi Mexico, Peru cam kết khiêm tốn hơn tuy nhiên cũng sẽ giảm tối đa thuế suất sau lộ trình từ 12-16 năm.

“Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay, việc có lợi thế thuế quan lên tới từ 10-20% so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là lợi thế rõ rệt cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các doanh nghiệp cần khai thác triệt để lợi thế này. Thực tế, giày dép là một trong nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng thuế nhập khẩu ưu đãi CPTPP cao nhất trong xuất khẩu của Việt Nam sang Canada.” bà Võ Hồng Anh thông tin.

Theo bà Võ Hồng Anh, thuỷ sản (3%) cũng là một trong những mặt hàng có tính cạnh tranh cao. Đây là mặt hàng có ưu đãi thuế quan lớn trong CPTPP (với đa số dòng thuế đã về mức 0%) và các doanh nghiệp đang khai thác tốt lợi thế này

Trong đó, tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường Canada. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Canada, chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Canada; Cá basa và cá ngừ chiếm khoảng 80% thị trường Canada.

Hay như đối với mặt hàng cá tra thì CPTPP là khối thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mexico đang tốt nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm thị trường CPTPP. Giá trị xuất khẩu cá tra sang Mexico nửa đầu năm nay đã có tăng trưởng tới 70% và chiếm 35% tổng giá trị của toàn khối.

Đồ gỗ và các sản phẩm gỗ (2%), hiện tại Việt Nam đã trở thành 1 trong 5 nhà xuất khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất tại Canada. Tuy nhiên với Mexico và Chile, thị phần của đồ gỗ Việt Nam mới chỉ khoảng 1% nên dư địa phát triển mặt hàng này còn lớn. Với cam kết cắt giảm thuế đối với đồ gỗ (xóa bỏ ngay với đa số dòng thuế so với mức thuế MFN áp dụng khoảng 10%), CPTPP được đánh giá là mang lại lợi ích thuế quan đáng kể cho gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

“Ngoài ra, chúng ta cũng đang có thế mạnh trong xuất khẩu các mặt hàng Túi xách, vali, mũ ô dù (1%), tuy nhiên tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa cao. Chúng ta cũng đang xuất khẩu một lượng khá lớn các mặt hàng nông sản như hạt điều, cà phê, hạt tiêu… Đây đều là các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam và ta hoàn toàn có thể tiếp tục nâng cao thị phần nhờ tận dụng những ưu đãi của CPTPP” - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết.

Nguồn: Thương trường

Từ khóa: mặt hàng xuất khẩu, CPTPP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403200
Go to top