Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTin tứcCơ hội phát triển giữa ASEAN và Trung Quốc trước thềm AEC

Cơ hội phát triển giữa ASEAN và Trung Quốc trước thềm AEC

Các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước trong khối ASEAN sẽ được giảm ngay lập tức khi AEC có hiệu lực vào cuối năm tới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ do cả 2 nước này đều có Hiệp định thương mại tự do với ASEAN.

Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ 5 quốc gia ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam – 5 nước có các nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Trung Quốc sẽ chịu sự cạnh tranh dữ dội nhất từ Việt Nam, do Việt Nam đã tuyên bố sẽ giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 22% - thấp hơn mức thuế 25% của Trung Quốc. Hàng hóa từ Việt Nam vào Trung Quốc cơ bản sẽ được miễn thuế, đồng thời các công ty sản xuất tại Việt Nam cũng được hưởng lợi nhuận lớn hơn nhờ mức thuế thu nhập và chi phí lao động thấp tại nước này.

Theo kế hoạch, Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 (AEC 2015) sẽ chuyển đổi toàn bộ khu vực ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với sự lưu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề và dòng vốn giữa các quốc gia thành viên. Trước sự hội nhập kinh tế có quy mô lớn như vậy, một số ngành nhất định sẽ được hưởng nhiều lợi ích, đồng thời một số ngành khác sẽ phải đối mặt với những thách thức mới.

Ngành bảo hiểm trong khu vực sẽ được hưởng lợi đáng kể từ dòng chảy lao động và dịch vụ logistics giữa các nước thành viên ASEAN, giữa ASEAN và 2 nước Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra, vận tải đường biển, đường bộ và đường hàng không sẽ đòi hỏi phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm mới dành cho thị trường ASEAN/Trung Quốc. AEC 2015 cũng sẽ mở rộng số lượng các loại bảo hiểm bắt buộc ở các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như sản xuất.

Thương mại điện tử sẽ đóng một vai trò rất lớn trong AEC 2015, nên việc phát triển thành công một khuôn khổ chung cho lĩnh vực này là hết sức quan trọng. ASEAN đã thông qua “Khung tham khảo E-ASEAN dành cho Thương mại điện tử & Cơ sở pháp lý”, với mục đích giúp các sản phẩm từ một nước thành viên ASEAN sẽ được tiêu thụ tốt hơn tại các nước thành viên khác, thậm chí tại Trung Quốc và Ấn Độ. Các chữ ký và tài liệu điện tử cũng giúp tăng tốc độ giao dịch, từ đó giúp việc thông tin liên lạc giữa các giao dịch tài chính (thuế thu nhập, lương hưu và các khoản thế chấp) trong từng nước ASEAN trở nên thông suốt và nhanh chóng hơn.

Các chuyên gia pháp lý và thuế sẽ phải làm quen không những với các loại thuế trong nước mà còn cả những loại thuế liên quan đến các dịch vụ hoặc hàng hóa giao dịch xuyên suốt ASEAN và các đối tác thương mại lớn của ASEAN (bao gồm Trung Quốc và Hồng Kông). Hiện ASEAN Briefing quyết định sẽ duy trì tất cả các Hiệp định thương mại tự do và các Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các nước khác trên thế giới.
12-asean
Sự gia tăng trong việc tham gia thương mại khu vực và toàn cầu của ASEAN cùng với sự gia tăng đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài chắc chắn sẽ mang lại nhiều thách thức pháp lý mới cho các công ty ASEAN và các đối tác kinh doanh của họ. Để chuẩn bị cho các tình huống pháp lý phức tạp sẽ phát sinh từ việc hội nhập thương mại sâu sắc hơn, chẳng hạn như các vấn đề sáp nhập và mua lại, hoặc các giao dịch và thỏa thuận trong liên doanh, các luật sư làm việc trong khu vực bắt buộc phải thường xuyên cập nhật thông tin về những diễn biến mới nhất liên quan đến pháp luật và các thỏa thuận thương mại quốc tế.

Ngoài ra, việc người lao động di chuyển qua lại giữa các biên giới sẽ đòi hỏi kiến thức sâu rộng hơn về vấn đề xuất nhập cảnh, visa và các quy định trong hiệp ước tránh đánh thuế 2 lần, để có thể hiểu rõ hơn mức ảnh hưởng của các vấn đề này đến tình trạng thuế thu nhập của một nhân viên khi người này làm việc tại một quốc gia khác. Cần phải hiểu rõ nhu cầu tuyển dụng nhân tài, ví dụ như nhu cầu tuyển dụng các nhân tài Trung Quốc tại Malaysia và Ấn Độ, hoặc nhu cầu tuyển dụng các nhân tài đến từ Campuchia tại Trung Quốc và Singapore, để đưa ra một chương trình di trú phù hợp.

Bên cạnh đó, khi AEC đi vào thực thi sẽ thúc đẩy việc luân chuyển tự do trong đầu tư, hàng hoá, dịch vụ, và vốn. Việc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ rất dễ dàng nảy sinh các tranh chấp, do đó việc tạo ra một cơ chế giải quyết là rất cấp bách. Các nước ASEAN đã ký Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp trong năm 2010, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được cải thiện. Các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR), thường bao gồm trọng tài và hòa giải, chắc chắn sẽ trở thành phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất giữa các tập đoàn và công ty có trụ sở tại Châu Á.

Rà soát đặc biệt sẽ trở nên cần thiết hơn giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác kinh doanh của họ, vì người mua tìm nguồn cung ứng từ một khu vực ngày càng cạnh tranh. Các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp bảo hiểm trước các vụ bê bối trong chất lượng sản phẩm cũng sẽ được tăng lên. Để hạn chế bê bối xảy ra, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự tích cực và một khuôn khổ pháp lý và tư pháp cho cả hai để tránh xảy ra trường hợp rắc rối và trừng phạt đầy đủ kẻ vi phạm.

Theo http://www.china-briefing.com - TV

Từ khóa: Trung Quốc, ASEAN, AEC, thương mại, điện tử, hội nhập, kinh tế

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412368
Go to top