Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnAsean phải đưa EU trở thành đối tác chiến lược

Asean phải đưa EU trở thành đối tác chiến lược

asean1 jajk

Asean có thể hơi cực đoan, điều này được thể hiện qua mối quan hệ giữa họ với Liên minh châu Âu (EU). Tại Chiang Mai vào tuần trước, câu hỏi liệu có nên đưa EU trở thành đối tác đối thoại chiến lược hay không trở thành một vấn đề nóng bỏng trong cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao Asean. Thông cáo báo chí do nước chủ tịch của khối đưa ra chỉ đơn giản đề cập rằng chính sách của 10 nước Đông Nam Á đối với EU sẽ cần thêm thời gian và nỗ lực để định hình chi tiết hơn. Nói tóm lại, tuyên bố này phải ánh tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Asean.

Nếu nhìn sâu hơn, có thể thấy chỉ vài nước trong tổ chức liên quốc gia lớn nhất Đông Nam Á tỏ ra thất vọng với thái độ cứng nhắc mà EU đang áp dụng liên quan đến vấn đề thương mại và nhân quyền. Một nhà ngoại giao bình luận; “EU thích làm Asean tức giận, nếu không muốn nói là làm bẽ mặt các thành viên của khối”, ông cũng đồng thời phản đối việc nâng quan hệ với EU khi liên minh này từ chối tôn trọng cách thức và đường hướng phát triển Asean đã lựa chọn - thường được biết đến với tên gọi “Phương thức Asean” (ASEAN Way).

Vào đầu tuẩn này, Bộ trưởng ngoại giao các nước Asean đã có cuộc gặp với những người đồng cấp đến từ EU để thảo luận về quan hệ song phương. Cao ủy EU về vấn đề ngoại giao và an ninh Federica Mogherini và Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan sẽ cùng chủ trì phiên thảo luận diễn ra trong vòng một ngày bàn về hợp tác giữa hai khối trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu như chống biến đổi khí hậu và tăng cường thể chế trong các hệ thống đa phương.

Chủ đề tranh luận chính trong cuộc gặp tại Chiang Mai là thái độ không rõ ràng của Asean liên quan đến địa vị đối tác chiến lược mà khối này muốn trao cho EU. Vào tháng 11 năm rồi ở Singapore, các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia Asean đã đồng ý trên nguyên tắc công nhận Nga và EU là đối tác chiến lược. Trước đó, Campuchia đã thẳng thừng bác bỏ những đe dọa liên tục từ EU về việc liên minh này sẽ đưa Campuchia này ra khỏi danh sách các nước được miễn trừ thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa đến lục địa già – thường được gọi là Chương trình “Tất cả sản phẩm trừ vũ khí”. Ở chiều ngược lại, mọi việc diễn ra với Nga dường như suôn sẻ hơn nhiều; 10 nước Đông Nam Á nhanh chóng thông qua quyết định đưa Nga trở thành đối tác đối thoại chiến lược. Tổng thống Nga Putin cho biết ông sẽ đơn phương nâng quan hệ giữa xứ bạch dương và Asean ngay cả khi các nhà lãnh đạo của khối tỏ ra ngần ngại thực hiện. Tại lễ kỷ niệm 20 quan hệ song phương diễn ra tại thành phố Sochi vào tháng 5/2016, Nga đã tiếp đãi lãnh đạo 10 thành viên của khối hết sức trọng thị dù Moscow, đồng thời tỏ ra thất vọng khi ASEAN vẫn coi Nga là một đối tác tầm thấp mặc dù vai trò quan trọng của xứ sở bạch dương đối với các vấn đề hòa bình và an ninh trên toàn thế giới là không thể bàn cãi. Cần nhớ rằng, vài tháng trước hội nghị cấp cao đặc biệt Asean-Hoa Kỳ diễn ra tại Sunnylands, California vào tháng 2/2016, ASEAN đã quyết định nâng quan hệ song phương với Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược, biến Hoa Kỳ trở thành quốc gia đối tác chiến lược thứ 7 của khối.

Ngoài ra, Malaysia và Indonesia luôn cảm nhận rằng EU có thái độ thiếu tích cực đối với Asean, thường xuyên áp đặt tiêu chuẩn riêng của họ lên 10 nước Đông Nam Á. Hai quốc gia xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới phàn nàn rằng EU áp dụng một số tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm nông sản nhập khẩu mang tính phân biệt đối xử và không công bằng.

May mắn thay, Thái Lan, quốc gia trong suốt 4 năm bị giày xéo bởi khủng hoảng chính trị và đau đầu đối phó với vấn đề đánh bắt cá bất hợp pháp đã vượt qua nhiều rào cản thương mại do EU dựng nên. Do vậy, điều cần thiết chính là EU cần tham vấn các thành viên Asean trước khi ban hành những tiêu chuẩn mới áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu trong tương lai; nếu thiếu vắng cơ chế thực hiện nội dung vừa nêu, nhiều khả năng tranh chấp bùng lên từ tranh cãi thương mại sẽ ngăn trở những thỏa thuận quan trọng trong các lĩnh vực khác. Sự thật cho thấy Thái Lan đã phải nỗ lực hết sức để vượt qua chướng ngại khó khăn mà 27 thành viên Liên minh đã đặt ra trong giao lưu thương mại song phương. Để đảm bảo sự hữu hiệu trong thực thi các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xuất khẩu hàng hóa sang EU, chính phủ Thái Lan do quân đội nắm quyền đã phải áp dụng điều khoản 44 của Hiến pháp – theo đó, nhà lãnh đạo đất nước được quyền ban hành sắc lệnh và thực hiện bất kỳ hoạt động nào được cho là cần thiết để thúc đẩy cải cách, bảo đảm an ninh và hòa hợp; tuy vậy, quy định này lại bị phê phán hết sức gay gắt bởi EU. Với tư cách là điều phối viên trong quan hệ Asean-EU cũng như là quốc gia có quan hệ nồng ấm nhất với Liên minh trong số 10 nước Đông Nam Á, Singapore đã phải ra mặt làm trung gian thuyết phục 9 thành viên của còn lại trong tổ chức ủng hộ việc đưa quan hệ song phương Asean-EU lên tầm cao mới. Giữa bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, sự xuất hiện của một cuộc chiến thương mại cũng như định hướng chiến lược của EU trong thời gian tới tại Đông Nam Á với tư cách là thế lực cân bằng giữa hai cường quốc kinh tế Mỹ - Trung Quốc, Asean không cần phải tốn quá nhiều công sức để lôi kéo sự chú ý của EU đến khu vực này. Thực tế, Liên minh lớn nhất thế giới cần những người bạn mới bên cạnh đối tác cũ bên kia bờ Đại Tây Dương nhằm thiết lập một hệ thống các đồng minh ủng hộ thương mại tự do và toàn cầu hóa. Ở chiều ngược lại, Asean cần EU để đảm bảo không có một thế lực nào có thể áp đặt vai trò thống trị của mình tại Đông Nam Á.

Hy vọng rằng tại các nhà lãnh đạo EU sẽ áp dụng cách tiếp cận thực tế hơn khi đánh giá về giá trị nội tại của toàn khối Asean cũng như từng thành viên trong khối. Tự soi xét bẩn thân cũng là phương thức các nước thành viên trong Liên minh có thể giúp giới chính trị gia và tầng lớp trí thức đang làm việc tại Brussels hiểu hơn về sự phức tạp của những thách thức mà Asean đang đối mặt. Thái độ của EU đối với Đông Nam Á cần thay đổi nhưng, hiện thực cho thấy viễn cảnh này khó có thể diễn ra trong ngày một, ngày hai. Thái Lan, đất nước đang giữ chức chủ tịch Asean trong năm 2019 đã nêu ra sáng kiến “Thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác vì sự bền vững” – nội dung được ủng hộ của 9 thành viên còn lại trong khối – vốn cũng đang lưỡng lự trong chọn hướng đi phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của mình. Lĩnh vực vừa nêu có thể là lãnh địa để EU hỗ trợ Asean tăng cường khả năng của khối này trong việc giải quyết mối nguy từ chủ nghĩa bảo hộ và các vấn đề môi trường. Những tuần tới đây, xứ chùa vàng sẽ kêu gọi các nước thành viên còn lại trong Asean bổ sung vào chương trình nghị sự sắp tới chủ đề về biến đổi khí hậu, qua đó giải quyết các thách thức môi trường. Thái lan cũng dự định thúc đẩy 10 quốc gia Đông Nam Á sẽ ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu trước khi hội nghị thượng đỉnh tiếp theo diễn ra. Vào tháng 9, cả Asean và EU đã cùng hòa giọng đưa ra cam kết trong năm 2017 về triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu – một động thái được cho là phản đối sự rút lui đơn phương của Mỹ đối với Hiệp định này.

Cũng trong năm tới, với tư cách chủ tịch Asean, Thái lan đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp giữa những nhà lãnh đạo toàn cầu đến từ các quốc gia trong Hội đồng bảo an.

Cả hai nhà lãnh đạo cao nhất của Anh và Pháp cùng những người đồng cấp từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga đã đồng ý tham gia các sự kiện trước thềm Hội nghị Đông Á (EAS) dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11/2019. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã đưa ra lời hứa về sự có mặt của mình tại sự kiện trên. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk – người đã tham dự buổi gặp mặt tiệc trưa ở Manila vào năm 2017 cũng đã được nước chủ tịch Asean gửi thư mời. Vì những lý do nêu trên, trao quy chế đối tác chiến lược cho EU sẽ là bước đi bắt buộc hỗ trợ cho sự đổi mới quan hệ hợp tác giữa hai liên minh quốc gia lớn nhất thế giới. Đây là thời điểm để hai bên bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do chung. Nếu nhìn ở khía cạnh bao quát, 4 năm sau khi kết thúc đàm phán Thỏa thuận thương mại tự do song Singapore – EU, Hiệp định này vẫn chưa đi vào thực thi. Viễn cảnh đối với Thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam với EU cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự do bất đồng về vấn đề tiêu chuẩn lao động. Cần nhớ rằng, những quy định về lao động trong cả hai Hiệp định vừ nêu đều tương đồng với những gì 11 thành viên hiện tại của CPTPP và Mỹ-nước đã rút khỏi đàm phán-đồng thuận thực thi.

Để tiến về phía trước, EU cần thiết lập các tổ công tác nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh giữa họ với 10 nước Asean, đặc biệt là chủ đề về nhân quyền và môi trường. Thông qua cách thức này, quan hệ giữa Asean và EU sẽ không lâm vào trạng thái bế tắc như trong quá khứ.

Nguồn: Bangkok Post

Từ khóa: Thái Lan, EU, Asean, tự do thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394104
Go to top