Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnNhững thử thách dành cho kinh tế năm 2019: Định hướng các ưu tiên cho Khu vực ASEAN

Những thử thách dành cho kinh tế năm 2019: Định hướng các ưu tiên cho Khu vực ASEAN

AEC

Để đối mặt với những thử thách kinh tế vào năm 2019, các quốc gia thành viên ASEAN nên ưu tiên triển khai kế hoạch chương trình Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 và kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP.

Trong năm 2019, nền kinh tế các nước Đông Nam Á có thể sẽ phải đối mặt với những thử thách kinh tế lớn như: căng thẳng leo thang từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất. Mặc dù giới quan sát cho rằng thoả thuận đình chiến 90 ngày giữa Washington và Bắc Kinh có thể làm dịu đi quan hệ giữa hai cường quốc, có lẽ họ đã quá lạc quan về khả năng Trung Quốc sẽ nhượng bộ Mỹ.

Trong bài phát biểu khai mạc tại Lễ kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc ngày 18 tháng 12 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng: “Không ai có thể ra lệnh cho người dân Trung Quốc những điều nên hay không nên làm.” Điều này chứng tỏ Bắc Kinh có thể sẽ không dễ dàng khuất phục trước những yêu cầu từ phía Washington.

Đương đầu với những thử thách kinh tế

Cuối cùng, Trung Quốc đã nhượng bộ bằng thoả thuận đình chiến 90 ngày, sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2019, tuy nhiên nó có thể vẫn chưa đáp ứng được những gì chính quyền Trump mong muốn. Ví dụ: việc gia tăng mua đậu nành của Mỹ thì dễ, nhưng việc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạnh thương mại “không công bằng” đến mức đủ để thoả mãn yêu cầu của Mỹ thì khó đạt được trong khoảng thời gian 90 ngày.

Do đó trong năm 2019, thế giới có thể phải chứng kiến thêm ​​nhiều đợt leo thang thuế quan hoặc các biện pháp phòng vệ thương mại từ Washington và Bắc Kinh. Các nền kinh tế khu vực một lần nữa sẽ phải tự chuẩn bị cho các tác động trong tương lai.

Về mặt tài chính, vào ngày 19 tháng 12, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tăng lãi suất từ ​​2,25 lên 2,50 điểm, và dự báo sẽ có hai lần tăng nữa trong năm 2019. Fed đã làm như vậy để đảm bảo họ có thể sử dụng chính sách tiền tệ, đặc biệt là giảm lãi suất, để chống lại cuộc suy thoái tiếp theo của Hoa Kỳ. Những động thái trong tương lai của Fed vẫn có thể sẽ ảnh hưởng đến khu vực ASEAN.

Các biến động trong năm 2019, có thể kích hoạt dòng vốn chuyển dịch theo hướng ra khỏi khu vực Đông Nam Á, khi mà các nhà đầu tư chuyển tiền sang Mỹ để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn. Nếu không quản lý tốt, sự chuyển dịch dòng vốn như vậy có thể gây ra sự bất ổn tài chính và khủng hoảng kinh tế khu vực.

Làm thế nào để ASEAN vượt qua thử thách

Mặc dù khó có thể tránh được tác động của các biến động kinh tế như vậy đối với nền kinh tế khu vực, nhưng các quốc gia thành viên ASEAN vẫn có thể chống lại các tác động đó thông qua các sáng kiến ​​khu vực, cụ thể là Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025), Các Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hồng Kông (AHKFTAs), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực  (RCEP) và Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM).

Đầu tiên, các nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á nên ưu tiên thực hiện Kế hoạch AEC 2025. Đây là dự án hội nhập kinh tế khu vực của mười quốc gia thành viên ASEAN nhằm đạt được năm mục tiêu: ASEAN tăng cường hội nhập và gắn kết kinh tế; ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng động; tăng cường kết nối và hợp tác ngành; ASEAN kiên cường, toàn diện, hướng đến con người và lấy con người làm trung tâm; ASEAN toàn cầu.

AEC 2025 sẽ cho phép các doanh nghiệp khai thác tốt hơn trên thị trường tích hợp 630 triệu dân, khiến các nền kinh tế khu vực trở nên kiên cường hơn giữa những thử thách kinh tế.

Thứ hai, các chính phủ Đông Nam Á nên phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hồng Kông (AHKFTAs) được ký vào tháng 11 năm 2017 để các Hiệp định này có thể có hiệu lực vào đầu năm 2019 như dự kiến. Các Hiệp định sẽ tăng cường các luồng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư xuyên biên giới giữa các nền kinh tế ASEAN và Hồng Kông.

Hiệp định này không chỉ cho phép các công ty được tiếp cận nhiều hơn với thị trường hàng hóa, dịch vụ, và bảo hộ đầu tư tốt hơn, mà còn cho phép các quốc gia ASEAN thắt chặt hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc và hạn chế những thiệt hại từ những đòn đánh trả giữa hai cường quốc trong cuộc chiến tranh thương mại trong tương lai.

Thúc đẩy hoàn tất Hiệp định RCEP

Các nhà chức trách ASEAN nên tập trung vào việc hoàn tất đàm phán RCEP. Hiệp định RCEP là Hiệp định thương mại tự do giữa 16 nền kinh tế. Đây là thị trường gồm 3,6 tỷ người và chiếm một phần ba GDP toàn cầu. Các nước RCEP sẽ đại diện cho 29% giá trị nền thương mại toàn cầu và 26% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới.

Hoàn tất đàm phán Hiệp định RCEP sẽ không chỉ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp để phát triển chuỗi cung ứng, mà còn cho phép các nền kinh tế RCEP đa dạng hóa và hạn chế hậu quả tiêu cực từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tương lai.

Ngoài ra, các quốc gia Đông Nam Á (cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) nên thúc đẩy CMIM, đây là một mạng lưới tài chính an toàn khu vực theo quy trình hợp tác tài chính ASEAN + 3. Ra mắt vào năm 2010, thoả thuận này cung cấp hỗ trợ tài chính thông qua một mạng lưới hoán đổi tiền tệ để giúp các quốc gia ASEAN+3 vượt qua khó khăn về cán cân thanh toán.

Bởi vì việc tăng lãi suất của Fed trong tương lai có thể khiến các nhà đầu tư hoảng loạn dẫn đến sự bất ổn về tài chính và sự chuyển dịch vốn ở một số nền kinh tế khu vực, CMIM có thể cung cấp hỗ trợ tài chính để giảm bớt các vấn đề như vậy.

Làm cách nào để đạt được mục tiêu?

Phải thừa nhận rằng, mỗi sáng kiến ​​trên đều đối mặt với những thách thức riêng. Ví dụ: một trở ngại chính đối với việc thực hiện AEC 2025 là có rất ít sự phối hợp giữa các bộ ngành và cơ quan đơn vị trong nước. Do đó, mỗi nước ASEAN cần phải có sắp xếp làm thế nào để phối hợp công việc tốt hơn giữa các cơ quan có liên quan.

Ngoài ra, ảnh hưởng từ các cuộc bầu cử ở Úc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan có thể sẽ làm trì hoãn khả năng hoàn tất đàm phán RCEP trong nửa đầu năm 2019 vì các chính trị gia ở các quốc gia này có thể sẽ ưu tiên vấn đề bầu cử hơn là các vấn đề quốc tế. Vì vậy, động lực thúc đẩy các cuộc đàm phán RCEP sẽ có xu hướng tăng trong nửa cuối năm 2019, các bên liên quan cần phải dàn xếp các mục đích, yêu cầu của mình để đi đến ký kết thỏa thuận.

Một số rào cản trong nước phải được xóa bỏ để phê chuẩn thành công các Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hồng Kông. Về phần thoả thuận CMIM, ngày 14/12/2018, các nước ASEAN +3 đã nhất trí sửa đổi Thỏa thuận về đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn và cho phép mạng lưới an ninh tài chính khu vực hỗ trợ tốt hơn cho các nền kinh tế khi gặp khủng hoảng. Đây là điều đáng khen ngợi, tuy nhiên các nỗ lực thúc đẩy các khía cạnh khác của CMIM đã không được thực hiện trong những năm gần đây.

Đơn cử là quy mô của CMIM vẫn giữ nguyên ở mức 240 tỷ đô la Mỹ kể từ năm 2012. Với số tiền này, chương trình chỉ có thể đồng thời hỗ trợ cho vay đối với một số nền kinh tế vừa và nhỏ nếu gặp khủng hoảng. Do đó, khuyến nghị cần phải nghiêm túc thúc đẩy việc mở rộng quy mô của CMIM.

Tóm lại, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng với sự tăng lãi suất của Fed có thể sẽ tạo ra một số tác động không mong muốn đối với các nền kinh tế khu vực vào năm tới. Bất chấp những thách thức chuẩn bị gặp phải, các nước ASEAN phải cùng nhau vượt qua những thử thách kinh tế. Khi thời gian không còn nhiều, các nhà chức trách phải nhanh chóng hành động.

Nguồn: Eurasia Review - NN

Từ khoá: ASEAN, AEC, RCEP, CMIM, hội nhập khu vực, toàn cầu hoá, chiến tranh thương mại, thách thức kinh tế, 2019.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393645
Go to top