Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Một ASEAN già hóa có đủ sức cạnh tranh?

aseanmembercountry

Trên khắp Châu Á, xu hướng nhân khẩu học cho thấy dân số đang ngày càng già đi. Theo dự báo, đến năm 2025, nhóm tuổi từ 65 trở lên dự kiến tăng gần 2.5 lần so với hiện tại. Xu hướng tương tự cũng đang diễn ra tại khu vực Đông Nam Á.

Thị trường dân số già trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có thể được chia làm 3 loại- thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Theo báo cáo gần đây, Singapore và Thái Lan là những thị trường già hóa nhanh nhất trong khu vực. Những nước khác như Malaysia, Việt Nam và Brunei thì đang già hóa ở tốc độ vừa phải hơn.

Thị trường dân số già với thu nhập cao

Singapore và Brunei nằm trong nhóm thị trường dân số già với thu nhập cao đã chạm ngưỡng tối đa. Singapore được dự báo sẽ có “tỷ lệ người già phụ thuộc” trên 25% trước năm 2025 và Brunei sẽ chạm ngưỡng tương tự trước năm 2040. Tỷ lệ người già phụ thuộc là tỷ lệ giữa số lượng người già trên số lượng người trong độ tuổi lao động.

Cả hai thị trường đều có GDP trên đầu người cao nhất trong khu vực - lớn hơn 25,000 USD trong năm 2016 - điều này giúp giảm bớt gánh nặng phúc lợi cho chính phủ. Tuy nhiên, sức ép dân số già sẽ sớm có tác động mạnh lên chính sách tài khóa, khi dân số trong độ tuổi lao động giảm, dẫn đến sự sụt giảm trong quy mô lực lượng lao động tối thiểu cần để phát triển kinh tế.

Chính phủ cần các chính sách can thiệp nhằm ngăn chặn bớt những ảnh hưởng già hóa dân số lên hiệu quả kinh tế. Một trong các biện pháp ngắn hạn đó là cải thiện việc chuyển dịch lao động trẻ đến các trung tâm thành phố và các quận huyện nơi có hoạt động kinh tế nhộn nhịp. Những cải cách về lâu dài có thể sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu lực lượng lao động, ví dụ, làm gia tăng sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động.

Thị trường dân số già với thu nhập trung bình

Malaysia và Thái Lan nằm trong phân khúc thị trường già hóa với thu nhập trung bình và cũng đang gặp khó khăn trong việc tối đa tăng trưởng kinh tế, khi phải đối mặt với giới hạn trong nhân khẩu học. Về mặt kinh tế, hai thị trường này là một trong những nền kinh tế mới nổi trưởng thành hơn của khu vực Đông Nam Á, với GDP đầu người trung bình dao động từ 5,000 USD đến 10,000 USD trong năm 2016. Thái Lan dự kiến sẽ đạt tỷ lệ người già phụ thuộc trên 25% vào năm 2030 - lâu hơn Singapore một chút. Mặt khác, Malaysia lại được hưởng lợi nhiều hơn khi mãi đến năm 2050, nước này mới đạt ngưỡng già hóa.

Tình trạng dân số già ở hai nền kinh tế này làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về tiền lương, nhu cầu cấp thiết hiện nay là cải thiện năng suất lao động để cân bằng với mức chi phí nhân công gia tăng, trong khi vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh. Thái Lan và Malaysia có mức tiền lương tối thiểu cao nhất so với các thành viên ASEAN còn lại. Hơn thế nữa, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng có thể châm ngòi những thách thức mới cho các nước này, vì Malaysia và Thái Lan đều là những thị trường phụ thuộc vào thương mại.

Trong khi những lợi thế về chi phí lao động dần biến mất, Thái Lan và Malaysia có thể áp dụng mô hình chuyển đổi cơ cấu của Trung Quốc theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao hơn, và để lại những sản phẩm giá trị thấp hơn cho các thị trường ngoài rìa của ASEAN. Do đó, lực lượng lao động tương lai phải được đào tạo những kỹ năng cần thiết cho những công việc giá trị gia tăng cao hơn, như vậy sẽ giúp tăng năng suất lao động. Tóm lại, cả hai chính phủ nên bắt đầu đầu tư mạnh vào công nghệ và giáo dục để phát triển những kỹ năng thiết yếu cho lao động.

Thị trường dân số già với thu nhập thấp

Việt Nam là quốc gia thành viên ASEAN duy nhất trong nhóm thị trường này đang đối mặt với áp lực phải tăng trưởng kinh tế xã hội cao, trong bối cảnh già hóa dân số và thu nhập thấp. Mặc dù những cải cách kinh tế đã đưa nhiều người dân thoát khỏi đói nghèo, GDP trên đầu người của Việt Nam vẫn thấp nhất trong khu vực. Hơn thế nữa, Việt Nam đang già đi với tốc độ ổn định, và dự kiến sẽ đạt tỷ lệ người già phụ thuộc là 25% vào năm 2040.

Mặc dù các dự báo ngắn hạn mô tả viễn cảnh tươi sáng cho nền kinh tế Việt Nam, trong dài hạn, các vấn đề về già hóa dân số vẫn sẽ tác động mạnh đến Việt Nam. Vấn nạn “nghèo đói do dân số già” sẽ đặt ra cho chính phủ hai vấn đề cần phải giải quyết - an ninh con người và năng suất kinh tế - dẫn đến tăng chi tiêu cho phúc lợi. Đây là một viễn cảnh đáng lo ngại đối với một quốc gia có mức nợ công cao như Việt Nam, so với các thị trường mới nổi khác trên thế giới. Hơn thế nữa, kinh tế Việt Nam lại giao thương nhiều với các nước bên ngoài ASEAN, điều này làm Việt Nam hứng chịu thêm rủi ro khi chủ nghĩa bảo hộ kinh tế đang gia tăng.

Cải cách chính sách của Việt Nam nên tập trung vào việc chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động sang sản xuất giá trị gia tăng. Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất, và chính phủ Việt Nam cũng nên ban hành các chính sách thuận lợi hơn nữa để thu hút thêm vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên cải thiện quỹ dự trữ ngoại hối vốn còn hạn hẹp của mình, để dự phòng những rủi ro trong ngắn hạn từ rủi ro nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, và cũng là để thanh toán nợ nước ngoài đến hạn.

Hội nhập khu vực

Một biện pháp áp dụng rộng rãi cho những khu vực dân số già hóa đó là nâng cao liên kết giữa các thành viên ASEAN. Chính phủ trong khu vực phải thực hiện các bước đi tương xứng, nhằm loại bỏ các rào cản thương mại và đầu tư, đồng thời thúc đẩy thương mại và đầu tư trong nội khối ASEAN.

Hơn thế nữa, những nền kinh tế tiên tiến như Singapore nên đi đầu trong phát triển những chương trình nghị sự khu vực về cắt giảm các biện pháp phi thuế quan. Điều này có thể khiến việc xây dựng chuỗi giá trị khu vực mạnh hơn trong tương lai và tạo thuận lợi hơn cho người lao động khi đi lại giữa các nước. Theo cách đó, các quốc gia ASEAN có dân số già có thể hưởng lợi từ các nước thành viên có lực lượng lao động trẻ hơn và nhanh nhẹn hơn.

Không một quốc gia nào có thể tự mình cách ly khỏi những ảnh hưởng, vì vậy, sự lây lan của tình trạng già hóa dân số có thể tác động đến thịnh vượng kinh tế của toàn bộ khu vực trong tương lai, nếu như các nước không nhanh chóng giải quyết. Không có một cách tiếp cận nào phù hợp cho tất cả các nước trong việc xử lý vấn đề trên. Khi các chính sách quốc gia không đủ sức tác động, các biện pháp cải tổ cấp độ khu vực nên trám vào thế chỗ.

Nguồn:The Asean Post - MT

Từ khóa: già hóa dân số, thu nhập cao, thu nhập trung bình, thu nhập thấ, hội nhập khu vực

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393672
Go to top