Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnASEAN và SAARC đã đứng vững trước những thách thức của thời gian như thế nào

ASEAN và SAARC đã đứng vững trước những thách thức của thời gian như thế nào

saarc

Các nhà lãnh đạo và các học giả thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thấu hiểu sâu sắc một thực tế rằng, trong thế kỷ 21, cùng với sự phục hưng về địa chính trị và địa kinh tế của Châu Á, là một khu vực trọng tâm liên quan đến các vấn đề toàn cầu, khối ASEAN có thể sẽ bị chèn ép mạnh mẽ - giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Tương tự, ASEAN cũng đối mặt với rủi ro đánh mất vị thế trong các vấn đề quốc tế, trong xu hướng hội nhập sâu hơn của lục địa Á Âu với những dự án cao tốc, ống dẫn dầu và khí đốt.

Để thay đổi tình thế, các nước ASEAN buộc phải trở thành người đi đầu trong tiến trình toàn cầu hóa, với những sáng kiến khoa học kỹ thuật cũng như những đổi mới trong lĩnh vực tài chính, được bồi đắp bởi một mô hình phát triển thuần Châu Á, dựa trên những giá trị người dân Châu Á.

Do đó, để tiếp tục thúc đẩy “tinh thần ASEAN”, Singapore đã phấn đấu trở thành một cửa ngỏ về tài chính và công nghệ, thông qua những khoản đầu tư khổng lồ vào các trường đại học hàng đầu thế giới, vào những ngành dịch vụ có liên quan mật thiết đến khoa học, kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu tham mưu để sang tạo ra những mô hình phát triển thay thế cho toàn cầu và khu vực.

ASEAN hiện thức hóa mục tiêu trở thành người đi đầu, hay chất xúc tác cho quá trình hội nhập Châu Á, bằng cách khéo léo định vị bản thân để khai thác những lợi ích và cơ hội từ sự nổi lên của hai nền văn minh mới là Ấn Độ và Trung Quốc.

Chính sách đối ngoại của ASEAN tập trung vào việc định vị khối này như một người dẫn dắt trong các vấn đề ngoại giao của khu vực và quốc tế, bằng cách đảm bảo rằng các thỏa thuận trong khu vực, tiểu vùng khu vực và song phương, đều tuân theo một khuôn khổ toàn cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tuy nhiên, chủ trương của ASEAN đã bị thách thức dữ dội, từ khi Mỹ đề ra chiến lược “xoay trục sang Châu Á” và đề xuất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng đến các khu vực Đông và Bắc Á, cũng như Đông Nam Á, và Úc và New Zealand.

Tổ chức ASEAN từng mở rộng cửa cho người Trung Quốc đến kinh doanh tại khu vực. Trong khi đó, Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) dành rất ít cơ hội cho các doanh nhân từ Trung Quốc, cả trong thời kỳ thuộc địa Anh quốc và thời hậu thuộc địa. Có lẽ, điều này lý giải tại sao ASEAN là tổ chức mang hơi hướng kinh tế nhiều hơn so với SAARC, vốn tập trung vào các vấn đề chính trị và nguyên tắc khu vực.

Sự khéo léo của ASEAN khi tự mình vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-1999) khiến mọi người nghi ngờ về vai trò và năng lực của tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc hoạch định chính sách để bảo vệ lợi ích cho ASEAN khỏi các thế lực phương Tây.

ASEAN luôn đón chào sự hỗ trợ vốn và tham gia của các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) – một tổ chức đã hỗ trợ rất nhiều về tài chính cũng như kỹ thuật, như một “nhà môi giới trung thực”, trong việc hình thành chương trình Hợp tác Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMSRC). Trong khi đó, SAARC, một tổ chức thường bị xem là quan liêu, luôn nghi ngờ sâu sắc rằng liệu các thể chế tài chính nước ngoài có thực sự là những “nhà môi giới trung thực”.

Về cơ bản, SAARC tập trung nhiều hơn vào sự bình đẳng so với ASEAN. Tổ chức này tin rằng phải nâng cao sự bình đẳng giữa các quốc gia.

Năm 2015, ASEAN đã hoàn thành những mục tiêu mà họ đặt ra từ năm 2003, và hiện đang nghiên cứu xây dựng tầm nhìn đến năm 2030.

Nơi đây sẽ sớm trở thành một Khu vực Tự do Thương mại (FTA) và các công dân sẽ được tự do di chuyển giữa các vùng. ASEAN đang tìm cách hội nhập sâu hơn, không chỉ về mặt thị trường và mạng lưới sản xuất, mà còn hướng đến phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách xã hội, để khắc phục “sự cách biệt về trình độ phát triển” giữa các vùng vành đai tăng trưởng ven biển và các khu vực sâu trong đất liền, bao gồm giữa các nước đã phát triển (DC) và các nước kém phát triển (LDC).

Đáng chú ý hơn, việc phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là trụ cột chính trong nền kinh tế của các nước đang phát triển đã dẫn đến sự hình thành của bản Kế hoạch Hành động Chiến lược ASEAN cho Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (2010-2015). Mục tiêu của kế hoạch này là đưa các SME đạt đến trình độ của thế giới, với khả năng hội nhập vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, bao gồm các tập đoàn đa quốc gia.

Những mục tiêu mới của ASEAN bao gồm: trở thành một xã hội công nghiệp hóa phát triển toàn diện vào năm 2030; có một Liên minh Hải quan và đồng tiền chung; xây dựng những thể chế khu vực mạnh mẽ (trong vấn đề này, SAARC tiến bộ hơn nhiều so với ASEAN, với các trung tâm trong khu vực vận hành đồng bộ với hiệu suất cao hơn, các viện nghiên cứu tham mưu hoạt động hiệu quả và xuất sắc); dung hòa các nền văn hóa và quan điểm về an ninh; cải thiện hệ thống quản lý; thiết lập nhận diện khu vực cho công dân ASEAN; giảm dần phương thức ra quyết định dựa trên sự đồng thuận chung; phát triển nguồn nhân tài để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo kỹ thuật công nghệ; tạo thuận lợi hóa cho sự dịch chuyển lao động bên trong khu vực.

Sau cùng, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của cả ASEAN và SAARC cần phải áp dụng nhiều hơn cách suy nghĩ “đổi mới sáng tạo” để tái rà soát sự phù hợp của mô hình Liên minh Châu Âu khi áp dụng vào khu vực Châu Á.

Cả ASEAN và SAARC, với cương vị là những tổ chức khu vực, phải chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau và nghiên cứu kỹ lưỡng bối cảnh lịch sử, địa lý, văn hóa của mình để đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp, thay vì chỉ đơn thuần sao chép những bài học từ EU.

Cả ASEAN và SAARC cần, và phải, được định hướng dựa trên nhu cầu hướng đến một Cộng đồng Các quốc gia Châu Á. Giả định rằng tiến trình toàn cầu hóa của thế kỷ 21 sẽ tập trung vào việc quy hoạch lại trật tự toàn cầu theo xu hướng khu vực, người ta sẽ tự hỏi: làm cách nào để ASEAN và SAARC có thể tạo lập một thỏa thuận chung với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc? Làm thế nào để ASEAN và SAARC tiếp tục thúc đẩy các tiến trình khu vực theo định hướng của Ủy Ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (UN ESCAP), hướng đến một mục tiêu cao cả là thành lập Cộng đồng các Quốc gia Châu Á?

Đáp án cho những câu hỏi này vẫn còn bị bỏ ngõ. Tuy nhiên, có lẽ nếu Nhật Bản hồi sinh lại những dự án lâu đời đầy tham vọng về việc tạo ra một đường cao tốc, đường sắt và đường thủy xuyên Châu Á, chúng ta sẽ có thể tiến gần hơn đến một khu vực ổn định, hài hòa và phát triển, tập trung vào lợi ích của con người.

Tương tự, điều quan trọng cần làm là xây dựng các nền kinh tế Châu Á với một tinh thần tích cực, để hoàn thành ước mơ phát triển khu vực và các tiểu vùng khu vực.

Nhiệm vụ của ASEAN và SAARC - những hiệp hội đại diện cho khát vọng hiện thực hóa “giấc mơ Châu Á” – vẫn chưa kết thúc.

Nguồn: dailyo.in

Từ khóa: ASEAN, SAARC, EU, hội nhập

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393583
Go to top