Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnTác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến chính sách hội nhập kinh tế của ASEAN

Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến chính sách hội nhập kinh tế của ASEAN

Aseanflags19032018

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang nóng lên, hành động của hai quốc gia này có ảnh hưởng lớn đến các nước thành viên ASEAN. Tác giả Tawnni Cuesta đến từ Đại học Birmingham đã nghiên cứu tác động của cuộc chiến trên đến khu vực Đông Á.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã trở thành chủ đề chính trong nhiều cuộc tranh luận về chính trị và kinh tế. Cuộc chiến bắt đầu từ đầu tháng Ba, với kết quả là Mỹ đánh thuế lên các sản phẩm công nghiệp và công nghệ xuất khẩu của Trung Quốc, và Trung Quốc áp thuế cao lên năng lượng và nhiều hàng hóa xuất khẩu khác của Mỹ. Từ đó, cuộc chiến thương mại đã tạo ra căng thẳng kinh tế và chính trị nghiêm trọng giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, một nhóm đối tượng khác cũng chịu tác động từ cuộc chiến, đó là các nhà sản xuất những mặt hàng xuất khẩu đang bị đánh thuế – tức các nước thành viên thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lại thường ít được nhắc đến.

ASEAN là một tổ chức khu vực hướng tới mục tiêu hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh, và giữ gìn ổn định khu vực. Một trong các chính sách trọng tâm của ASEAN đó là hội nhập kinh tế và phát triển khu vực. Vào năm 2015, nỗ lực của ASEAN đã đạt được một kết quả quan trọng, đó là hướng đến thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Cùng năm đó, Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN tầm nhìn 2025 cũng đã được khai triển, nhằm thực hiện 5 mục tiêu từ đây cho đến năm 2025: 1. Một nền kinh tế hội nhập và gắn kết cao; 2. Một ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng động; 3. Tăng cường kết nối và hợp tác chuyên ngành; 4. Một ASEAN có sức bật, phát triển toàn diện, hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm; 5. Một ASEAN toàn cầu.

Chiến tranh thương mại đã cản trở những nỗ lực của ASEAN để đạt những mục tiêu trên, khi mà các hàng hóa do ASEAN sản xuất ra lại là trung tâm của cuộc chiến. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN xuất sang Trung Quốc thiết bị điện, máy vi tính và máy móc. Trong khi đó, Mỹ cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN, cũng với các mặt hàng xuất khẩu tương tự. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc và Mỹ chiếm xấp xỉ 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN. Nếu cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ khiến sản xuất ở các nước này trì trệ, nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu của ASEAN chắc chắn sẽ giảm. Đây sẽ là một cú đấm mạnh vào nỗ lực phát triển và hội nhập kinh tế của ASEAN, vì làm ASEAN mất đi cả tốc độ lẫn động lực tăng trưởng.

Cuộc chiến thương mại cũng đe dọa đến tiến trình phát triển kinh tế của từng quốc gia thành viên ASEAN. Ứng với mỗi 10% sụt giảm trong giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ, tốc độ tăng trưởng của nhiều nền kinh tế thành viên ASEAN được dự báo sẽ giảm khoảng 1,1%, trong khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ mất đi 0,3%. Sở dĩ có tình trạng trên là vì Đông Nam Á là khu vực phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Một số trường hợp cá biệt như Indonesia hay Phillipines, các nước này vẫn có khả năng chống đỡ các thiệt hại do xuất khẩu giảm sút, nhờ vào thị trường nội địa rộng lớn. Tuy nhiên, các quốc gia như Singapore và Malaysia không làm được như vậy, vì hai nền kinh tế này phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, sụt giảm xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc sẽ không chỉ gây trở ngại cho việc đạt được các mục tiêu trong Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, mà còn gây tổn hại cho từng nền kinh tế thành viên ASEAN.

Giải pháp cho ASEAN có thể nằm ở Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà ASEAN đang đàm phán trong những năm gần đây. RCEP là một bản sao của TPP, nhằm hợp nhất các Hiệp định Thương mại Tự do song phương của ASEAN với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Với dân số 3,53 tỷ người, tổng GDP đạt 23,8 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 6.759 USD, RCEP sẽ trở thành khối thương mại lớn nhất thế giới. Vì vậy, việc đạt được thỏa thuận thương mại đa phương này sẽ mang lại cho tất cả các nước tham gia, bao gồm Trung Quốc, cơ hội tiếp cận một thị trường xuất khẩu rộng lớn, từ đó có thể giảm thiểu được thiệt hại do chiến tranh thương mại gây ra. Thêm vào đó, RCEP cùng với cuộc chiến thương mại đang diễn ra lại là cơ hội để các nước Đông Nam Á tự trao dồi bản thân và từ đó, tiến đến hoàn thành các mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN tầm nhìn 2025. Với vị trí địa lý nằm gần Trung Quốc, cùng với Hiệp định RCEP, Đông Nam Á có thể trở thành khu vực hưởng lợi chủ yếu từ hoạt động thương mại và đầu tư Trung Quốc.

Dẫu vậy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung rõ ràng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ASEAN nói chung và từng quốc gia thành viên nói riêng, cũng như đe dọa đến tiến trình kinh tế của khu vực. Do đó, vòng đàm phán RCEP diễn vào tháng Bảy tới đây có thể sẽ mang tính quyết định cho tương lai của khu vực Đông Nam Á.

Tác giả: Tawnni Castaño de la Cuesta là chuyên gia trong lĩnh vực Đánh giá và Phản hồi tại Đại học Birmingham. Bà đã từng làm việc tại Viện Xung đột, Hợp tác và An ninh (ICCS) cũng như Trung tâm Tư vấn Nhân quyền. Tawnni có bằng Cử nhân về Tư pháp Toàn cầu ở Đại học Leiden, thành phố Den Haag và hiện đang theo học luật tại Đại học Birmingham.

Nguồn: Political Insight - KDu

Từ khóa: chiến tranh thương mại, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423510
Go to top