Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Vấn đề an ninh mạng trong ASEAN

asean1 jajk

ASEAN đang thúc đẩy các nỗ lực để giải quyết vấn đề an ninh mạng, vấn đề đang ngày càng trở nên quan trọng. Singapore là quốc gia tiên phong ủng hộ củng cố an ninh mạng ở ASEAN, thông qua các sáng kiến ​​như‘Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về an ninh mạng’ và ‘Chương trình nâng cao năng lực an ninh mạng ASEAN’, và kết quả cuối cùng là thúc đẩy khối ASEAN thông qua Chiến lược Hợp tác An ninh mạng ASEAN vào năm ngoái.

Trong năm nay, các tuyên bố về Mạng lưới thành phố thông minh của ASEAN (ASCN) và Tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN cho một cộng đồng ASEAN Tự cường và Sáng tạo đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 vừa được tổ chức tại Singapore.

Các văn kiện nêu rõ những cam kết của ASEAN về an ninh mạng, và thúc giục các thành viên của mình sớm thích nghi với một thế giới kỹ thuật số, bất chấp những khác biệt còn tồn tại về kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa giữa các nước.

Cuối cùng, những nhà hoạch định chính sách cần phải nghiên cứu cách để các hoạt động chung của khu vực có thể giúp tăng cường an toàn trong môi trường ảo, đồng thời thúc đẩy sự tín nhiệm và tạo dựng sự tự tin, thay vì sử dụng không gian mạng để thiết lập những biểu đồ chiến lược nhằm gây ảnh hưởng.

Dựa trên các báo cáo được thực hiện, một số đánh giá có thể được đưa ra là:

Thứ nhất, sự phát triển không đồng đều của an ninh mạng trong khu vực sẽ tác động nỗ lực hoạch định chính sách của ASEAN. Phải thừa nhận rằng, mỗi quốc gia thành viên đang phát triển ở một tốc độ và vị thế khác nhau, phụ thuộc vào năng lực và các ưu tiên của mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, những sự kiện gần đây ở ASEAN có thể sẽ giúp khắc phục sự khác biệt về tình trạng không gian mạng ở các quốc gia. Ví dụ, Bản Tuyên bố chung của Các nhà lãnh đạo ASEAN đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng xác định những quy tắc tự nguyện và thiết thực, với sự tham khảo từ Báo cáo Nhóm chuyên gia chính phủ Liên Hiệp Quốc năm 2015, sẽ tạo nên cơ hội cho các nước thành viên thiết lập hoặc xem xét lại các chiến lược an ninh mạng quốc gia của họ. Hoạt động này sẽ đóng vai trò như một nền tảng để khối ASEAN thiết lập các quy tắc và chiến lược không gian mạng trong khu vực, thay vì cho phép các quy tắc được xác định bởi phạm vi bên ngoài ASEAN.

Đối thoại về chiến lược an ninh mạng có thể cung cấp một cơ sở cho các quốc gia thành viên xây dựng các quy tắc tham gia vào môi trường mạng không gian ảo.

Hơn nữa, Chương trình khả năng an ninh mạng ASEAN có thể được mở rộng để hỗ trợ các quốc gia kém phát triển trong khu vực, đảm bảo họ được trang bị đầy đủ để giải quyết các thách thức trong không gian mạng.

Các chương trình hiện tại bao gồm các chủ đề đào tạo và thảo luận, có thể được mở rộng để xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến mạng thứ cấp. Các quốc gia đã phát triển khác ở ASEAN cũng nên đóng góp vào việc phát triển không gian mạng trong khu vực.

Thứ hai, cần khuyến khích một cách tiếp cận bao trùm, tức có sự tham gia của nhiều bên liên quan trong các cuộc thảo luận và trao đổi. Đây là điều bắt buộc đối với các kỹ năng công nghệ được áp dụng trong các nỗ lực hoạch định chính sách. Các bên liên quan có thể cùng nhau bàn luận để tạo ra một hệ thống từ điển chuyên ngành và các hướng dẫn chính sách chung.

Các thảo luận và trao đổi cần bao gồm cả cấp chính phủ và phi chính phủ để tiếp cận những thách thức phức tạp trong không gian mạng.

Đối với các quốc gia ASEAN đang phát triển có nền không gian mạng mới nổi thì việc kết hợp tầm nhìn của khu vực phi chính phủ với các chính sách của chính phủ sẽ tạo nên sự hài hoà trong những nỗ lực của chính phủ và phi chính phủ.

Lấy Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) làm ví dụ. Đây được xem là một nền tảng cho các cuộc thảo luận về các tiêu chuẩn và hợp tác trong không gian mạng. Cuộc họp giữa kỳ của ARF về an ninh ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) được tổ chức vào năm ngoái, đã tập trung thảo luận về khả năng hợp tác sâu hơn nữa trong lĩnh vực không gian mạng.

Cũng tương tự, trong Hội nghị Ban chỉ đạo lần thứ 49 của Hội đồng Hợp tác an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương (CSCAP) tổ chức ở Kuala Lumpur vào tháng 5 năm nay, các ủy ban thành viên đã cân nhắc xem xét lại các cuộc thảo luận về an ninh mạng.

Các cuộc thảo luận này là một sự tiếp nối của Hội nghị CSCAP về an ninh mạng được tổ chức tại Semarang, Indonesia vào một năm trước đây với sự tham dự của các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, Bản Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN không đề cập đến vai trò của khu vực tư nhân trong môi trường mạng không gian ảo. Vai trò của khu vực này đang phát triển không ngừng trong không gian mạng và cần được đưa vào các cuộc thảo luận.

Bản chất không ngừng phát triển của môi trường mạng đòi hỏi phải đối thoại liên tục với nhiều bên liên quan ở các cấp khác nhau để giữ cho các cuộc thảo luận thêm phần kích thích và mới mẻ.

Cuối cùng, ASEAN cần đảm bảo rằng các quan điểm và lợi ích của khu vực về an ninh mạng được trình bày rõ ràng. Không gian mạng khu vực phát triển sẽ tăng cường tính chuyên sâu cho các cuộc đối thoại, hướng đến một ASEAN phát triển công nghệ số mạnh mẽ.

Do đó, ASEAN cần nắm bắt các cơ hội và cải thiện sự hợp tác trong nỗ lực không ngừng để đạt được hệ thống mạng ổn định trong khu vực.

Nguồn: New straits times - MP

Từ khoá: an toàn mạng, an ninh mạng, không gian mạng, tên miền mạng, chính phủ, phi chính phủ, nỗ lực.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423504
Go to top