Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

4 thách thức cho quan hệ Australia-ASEAN

AseanUc20032018

ASEAN đang là một mục tiêu trong chương trình nghị sự của Australia. Trong quyển Sách Trắng về Chính sách Đối ngoại phát hành truyền thông năm 2017, Australia đã nhấn mạnh chính sách đối ngoại ưu tiên hàng đầu của nước này là “tăng cường các nỗ lực để đảm bảo rằng [Australia] vẫn là một đối tác hàng đầu của khu vực Đông Nam Á”. Trong một thời kỳ bất ổn sâu sắc như hiện nay, việc tăng cường hợp tác với khối ASEAN có thể xem là một chủ trương khôn ngoan. Tuy nhiên, Australia sẽ phải đối mặt với ít nhất bốn thách thức.

Thứ nhất, chính phủ Australia sẽ phải làm việc cật lực để duy trì ưu tiên của họ với khối ASEAN. Trong vài năm trước, đã từng có thời điểm mối quan tâm của Australia bị chi phối hoàn toàn bởi vấn đề quan hệ Mỹ-Trung. Chính phủ Australia cần phải chứng minh được rằng khối ASEAN là nhân tố trọng tâm trong chiến lược tổng thể của họ với khu vực Châu Á, mà đồng thời không làm giảm sự tập trung vào vấn đề quan hệ Mỹ-Trung. Thắt chặt quan hệ với khối ASEAN sẽ giúp Australia ít đơn độc hơn và tăng cường sức ảnh hưởng của họ lên cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Thứ hai, trong mắt khối ASEAN, Australia đang dần trở thành một đối tác không còn hấp dẫn như trước. So với những năm 1970 – khi Australia trở thành đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN – nền kinh tế Australia hiện tại nhỏ hơn nhiều so với nền kinh tế của khối ASEAN và ưu thế về quân sự của nước này cũng giảm hẳn. Không chỉ có Nhật Bản và Trung Quốc là hai đối tác kinh tế khổng lồ của ASEAN, mà cả Hàn Quốc – một quốc gia có tiềm lực kinh tế hạn hẹp trong những năm 70 – hiện là đối tác quan trọng với khối hơn cả Australia. Sự rút lui của chính phủ Mỹ, một đồng minh thân cận của Australia, cũng là một yếu tố khác làm thay đổi vị thế của Australia tại khu vực này.

Thứ ba, Australia cần phải nhận ra và khắc phục những khác biệt trong mục tiêu chính sách giữa khối ASEAN và Australia. Ví dụ, từ xưa đến nay, các nước ASEAN luôn quan ngại với việc bị ép buộc phải chọn phe ủng hộ trong cuộc đối đầu giữa các cường quốc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhiều nước ASEAN đã từ chối gia nhập vào Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) do Mỹ dẫn dắt và ủng hộ chủ trương “giữ khoảng cách cân bằng” với các bên đối lập. Và hiển nhiên, khối ASEAN cũng tỏ ra quan ngại về những cuộc họp mặt lãnh đạo cấp cao giữa 4 nước Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ để triển khai sáng kiến “Tứ giác Kim cương” – sáng kiến về việc thiết lập một cơ chế khu vực để kiềm chế Trung Quốc.

Chính phủ Úc cần phải chứng minh được rằng chính sách đối ngoại của họ là để phục vụ cho lợi ích của nước Úc chứ không phải cho Mỹ - đặc biệt là khi nội dung quyển Sách Trắng 2017 đã nhấn mạnh nhu cầu “mở rộng và thắt chặc quan hệ hợp tác với các đồng minh”.

Trong nhiều năm qua, Australia đã tập trung vào việc xây dựng một thể chế “Thái Bình Dương” hay “Châu Á Thái Bình Dương” với sự ảnh hưởng mạnh từ Mỹ. Trong khi đó, khối ASEAN có xu hướng ủng hộ khái niệm thể chế “Đông Á” và tập trung vào việc củng cố xây dựng chính cộng đồng ASEAN.

Hiện tại, sự ủng hộ của Australia dành cho khái niệm “Ấn Độ-Thái Bình Dương” cũng đang tạo ra sự hiểu nhầm. Nội dung Sách Trắng khẳng định rằng Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng hàng đầu đối với Australia. Điều này có vẻ như không mâu thuẫn gì với những bài phát biểu về chính sách đối ngoại của Úc. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, chiến lược này có vẻ như muốn tránh sử dụng khái niệm “Châu Á” và ngụ ý về tư tưởng chống lại Trung Quốc.

Nguyên nhân mà các nước tỏ ra nhạy cảm trong cách dùng thuật ngữ này, một phần là do chúng có thể làm lộ ra những định hướng chính sách rất nghiêm trọng. Thật đáng tiếc khi những lời phát biểu của quan chức phía Australia lại có xu hướng sử dụng thuật ngữ “các nước Đông Nam Á”, thay vì “khối ASEAN”. Australia cần phái nhấn mạnh rằng, họ không miễn cưỡng với kế hoạch xây dựng một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ hơn.

Khối ASEAN và Úc cũng đang ngày càng khác biệt trong thái độ đối với Trung Quốc. So với người Úc, những nhà phê bình trong khối ASEAN có vẻ ít hoài nghi hơn về chính sách của Trung Quốc, bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường. Dựa trên kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua, khối ASEAN có vẻ ưa chuộng chính sách:vẫn ngoài mặt ủng hộ những dự án do Trung Quốc dẫn dắt nhưng sẽ cứng rắn trong đàm phán nội dung chi tiết bên trong. Các nhà phân tích của ASEAN không ủng hộ một cách tiếp cận bị động. Họ tìm kiếm những giải pháp thỏa hiệp thông minh, thay vì đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.

Trong các lĩnh vực chính sách này, Australia sẽ cần phải lĩnh hội một cách toàn diện và tinh tế những quan điểm của khối ASEAN. Điều này làm dấy lên câu hỏi, liệu chính phủ, giới truyền thông, và hệ thống đại học của Úc vẫn còn đang sử dụng những kiến thức về ASEAN của những năm 1970.

Thách thức thứ tư mà Australia phải đối mặt trong quan hệ với ASEAN là về văn hóa chính trị. Khi chính phủ Úc bàn về việc “hợp tác sâu hơn với các nền dân chủ lớn trong khu vực”, họ đang chạm đến vấn đề tự do về hệ tư tưởng, vốn là đặc tính nổi bật trong quan điểm của khối ASEAN. Sự tự do này luôn được đề cao, ví dụ, khối ASEAN từng nhanh chóng theo đuổi việc thiết lập quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Dương sau khi Mỹ rút lui vào những năm 1970.

Chính phủ Úc chưa thể chứng minh được cách mà hệ tư tưởng tự do của họ có thể làm cho họ không còn là người ngoài cuộc trong mắt nhiều quốc gia Đông Nam Á. Thái độ thù địch đối với chủ nghĩa tự do vẫn đang tồn tại ở những vùng cộng đồng Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Những thay đổi trong chính quyền Thái Lan và Philippines cũng cho thấy một sự hạn chế trong cam kết dành cho những giá trị tự do, và ông Chua Beng Huat, nhà xã hội học nổi tiếng của Singapore, cũng từng bình luận về việc cố thủ tưởng Lý Quang Diệu quyết định từ bỏ chính sách tự do hóa theo phong cách phương Tây.

Tầm khoảng một thập kỷ trước, các nhà phê bình Australia từng nghĩ rằng họ sẽ không còn được chứng kiến cuộc tranh luận về “những giá trị Châu Á” . Khi mà Australia đang nổ lực để trở thành “đối tác hàng đầu” của khối ASEAN, giới quan chức chính phủ và giới tri thức có lẽ sẽ phải tham gia vào những cuộc đối thoại nghiêm túc hơn về các giá trị và hệ tư tưởng.

Tác giả: Anthony Milner, Asialink

Nguồn: East Asia Forum - HN

Từ khóa: Đông Nam Á, hội nhập, hợp tác, ASEAN, Australia

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007424907
Go to top