Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANHội nhập AEC: Thiếu chuẩn bị, doanh nghiệp sẽ bị tổn thương

Hội nhập AEC: Thiếu chuẩn bị, doanh nghiệp sẽ bị tổn thương

 

asean7

"Hội nhập là cần thiết và nếu chúng ta có sự chuẩn bị để sẵn sàng 'chiến đấu' ngay từ phút đầu tiên thì khả năng bị thiệt hại sẽ ít đi". Đó là chia sẻ của ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà với Báo Hải quan về sự chuẩn bị của DN trước thềm AEC.

Thời điểm thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đang đến rất gần, ông có thể cho biết, DN Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập vào thị trường chung Đông Nam Á hay chưa?

Một khảo sát của Hội DN trẻ Hà Nội cho thấy có đến 80% số DN được hỏi rất thờ ơ, không quan tâm đến hội nhập, trong khi chỉ có 20% DN, phần lớn là DN quy mô lớn có quan tâm.

Chúng tôi nhận ra các DN Việt Nam thiếu hẳn các kiến thức để hội nhập, hầu hết rất thụ động, không biết những gì đang chờ đợi mình phía trước khi hội nhập đã đến rất gần.

Chính vì vậy, khó tránh khỏi nỗi lo là khi thực thi cam kết AEC, các DN của ASEAN và ASEAN+ năng động hơn, cạnh tranh hơn vào Việt Nam sẽ gây tổn thương cho DN trong nước, đặc biệt là DN nhỏ và vừa.

Hàng rào thuế quan được dỡ bỏ nhưng quy tắc xuất xứ lại là rào cản lớn khi tham gia vào một thị trường chung. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Đây cũng là một khó khăn mà chúng ta phải cân nhắc đến khi tham gia vào cộng đồng chung AEC, bởi Việt Nam không phải là nước mạnh về sản xuất nguyên phụ liệu. Hiện nay, chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu của nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc như vải, thép không gỉ cùng các nguyên liệu thô khác.

Vì vậy, chúng ta phải lường trước những tình huống như khi hội nhập sẽ vướng phải những rào cản từ quy tắc xuất xứ. Điều này sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh tranh nếu chúng ta bị áp thuế cao theo các quy tắc xuất xứ này.

Để giải quyết khó khăn, vướng mắc này, theo ông chúng ta cần chuẩn bị những gì?

Theo tôi sự chuẩn bị này cần từ nhiều phía. Về phía cơ quan chức năng cũng như Chính phủ cần có những phương án quy hoạch ngành, làm thế nào để định hướng sản xuất các loại nguyên liệu phụ trợ, hỗ trợ sản xuất các nguyên liệu. Xây dựng ra các nhà máy, xí nghiệp, vận động các doanh nhân để sản xuất ra các nguyên liệu đầu vào, thậm chí các nguyên liệu nguồn.

Ví dụ, chúng ta không chỉ xây dựng nhà máy sản xuất vải cho may mặc, mà cần hướng đến sản xuất còn là các sản phẩm từ xơ, sợi...

Trong quá trình đàm phán, hợp tác chúng ta cần đưa ra được các ngưỡng chịu thuế, trong trường hợp chúng ta nhập nguyên liệu đầu vào mà vẫn chấp nhận được tiêu chí về xuất xứ thì chúng ta có thể sẽ đỡ được phần nào khó khăn.

Bên cạnh đó, giữa Nhà nước và DN cần có sự phối hợp nhịp nhàng để mang lại lợi ích lớn nhất, tránh sự tổn thương nhiều nhất có thể cho DN khi Việt Nam tham gia thị trường chung AEC.

Bản thân Hiệp hội DN trẻ Hà Nội cũng đã tổ chức các hội thảo, tuyên truyền cho các DN để họ hiểu hơn về thị trường AEC, cho họ biết AEC là một cơ hội lớn đối với các DN Việt Nam nếu các DN chuẩn bị sẵn sàng tư thế cho hội nhập.

Theo ông, ngành sản xuất, kinh doanh nào của Việt Nam sẽ chịu tác động nhiều nhất khi Việt Nam hội nhập vào AEC?

Theo nhận định của chúng tôi, ngành bị tác động mạnh nhất khi hội nhập AEC là ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Còn các lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, xây dựng... thì Việt Nam vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường nên không quá lo ngại.

Vì vậy, để các DN Việt Nam hội nhập tích cực vào thị trường chung AEC trong thời gian tới, Nhà nước nên quan tâm đến lĩnh vực nào mà các DN Việt dễ bị tổn thương để có sự đầu tư, hỗ trợ giúp họ tránh được sự tổn thương khi hội nhập. Hội nhập là cần thiết, và nếu chúng ta có sự chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu ngay từ phút đầu tiên thì khả năng bị thiệt hại sẽ ít đi.

Để các DN Việt Nam chuẩn bị tốt hơn khi bước vào quá trình hội nhập thì Chính phủ thông qua các Hiệp hội hoặc qua tổ chức các hội thảo, các buổi tiếp xúc đối thoại với DN để tuyên truyền cho DN nhận thức đầy đủ về AEC giúp họ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng bước vào hội nhập.

Để tiếp cận thị trường AEC, theo ông, DN cần làm gì ?

Các DN của Việt Nam cần thay đổi lớn về tư duy trong hội nhập. Việc hội nhập AEC sắp chính thức bắt đầu nên ngay lập tức cần xác định quan điểm thị trường quan trọng nhất phải là ASEAN chứ không phải thị trường châu Âu, châu Mỹ, từ đó cần nghiên cứu xem thị trường ASEAN tiêu dùng thế nào, khả năng cạnh tranh đến đâu.

Khi hội nhập AEC, việc tham gia thị trường ngách là cách thức để DN Việt Nam không nhất thiết đối đầu trực diện với DN nước ngoài, đồng thời có thể khai thác được các thế mạnh của mình, đây là phương thức để dành chỗ cho các DNVVN.

Cuối cùng, để hội nhập thị trường ASEAN, trước hết DN Việt Nam cần làm tốt ngay trên sân nhà. Theo đó, các DN Việt làm sao để có chỗ đứng, tồn tại và phát triển trên thị trường Việt Nam, cần phải trở thành đối tác thay vì đối thủ của nhau.

Các DN Việt có thế mạnh đó là sự am hiểu thông lệ kinh doanh, tập tục văn hóa tiêu dùng của người Việt, vì thế phục vụ tốt thị trường Việt Nam chính là bước đầu tăng năng lực trình độ, từng bước bước vào thị trường ASEAN, từ đó vững bước đi vào các thị trường lớn hơn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo báo Hải Quan

Từ khóa: Hội nhập, AEC, cộng đồng kinh tế ASEAN, doanh nghiệp, Việt Nam

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007426190
Go to top