Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANDịch chuyển và chiến lược: kế hoạch đầy tham vọng của ASEAN vì một cộng đồng kinh tế mới

Dịch chuyển và chiến lược: kế hoạch đầy tham vọng của ASEAN vì một cộng đồng kinh tế mới

 

Asean13

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - tổ chức chính trị, kinh tế của 10 quốc gia Đông Nam Á, đã sẵn sàng chờ đón một tác động lớn trong năm 2015. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy chỉ 60% các doanh nghiệp quốc tế nhận thức được về việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sắp được hình thành. AEC ra đời hứa hẹn sẽ tạo ra một thị trường thống nhất giữa 10 nước ASEAN và củng cố vai trò của các nước Đông Nam Á như một đối thủ lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

ASEAN ra đời vào năm 1967, bao gồm các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Với tổng dân số 620 triệu người và là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. Sở hữu vị trí chiến lược khi nằm giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, thương mại quốc tế của ASEAN đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua, ngang bằng với đầu tư trực tiếp nước ngoài và một tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng. Hoạt động tương tự như Liên minh châu Âu, trong nhiều thập kỷ qua ASEAN đã nổ lực khuyến khích hòa bình, phát triển và thịnh vượng cho các quốc gia thành viên. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng, mục tiêu đầy tham vọng của ASEAN cuối cùng đã có thể trở thành hiện thực.

Hiểu về AEC: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Kế hoạch AEC về cơ bản sẽ thống nhất tất cả 10 nước ASEAN thành một thị trường mở năng động. Loại bỏ các rào cản đối với hàng hóa, dịch vụ, vốn và nhân lực trong khu vực có thể cho phép cả khối nắm giữ một thị phần lớn hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu trong bối cảnh mức lương đang tăng cao ở Trung Quốc. Trở thành mắc xích trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể đóng góp vào GDP của ASEAN từ 280 đến 625 tỷ USD mỗi năm đến năm 2030. Lý do là xuất khẩu sẽ tăng 20% với chi phí thấp hơn và hiệu quả hơn, các công ty địa phương có thể mở rộng thị trường quốc tế, mang hàng hóa, dịch vụ đến gần hơn cho hàng triệu người tiêu dùng mới.

Một mục tiêu khác của AEC là sự phát triển thị trường vốn sâu với tính thanh khoản cao nhằm cho phép các dòng vốn được tự do lưu thông trong khu vực. Gắn kết thương mại giữa các nước ASEAN sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng thâm nhập vào thị trường khu vực hơn, điều nay có thể nâng cao vị trí của khối như một loại tài sản để thu hút đầu đầu tư quốc tế. Mặc dù đang trong quá trình chuyển đổi, AEC đã tạo ra sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, các nhà đầu tư Nhật Bản đang đẩy mạnh sự hiện diện của họ trong khu vực và theo đuổi một hiệp định thương mại tự do với Campuchia và Lào. Các nước này cũng là mục tiêu chính của Trung Quốc. Các nhà quan sát nhận định sức ép cạnh tranh sẽ gia tăng trong vài năm tới khi các cường quốc kinh tế lớn cố gắng thu lợi từ việc hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.

Lào và Campuchia, hiện nay là 2 nước kém phát triển nhất trong ASEAN, sẽ được lợi rất nhiều từ việc hội nhập AEC. Lào giáp biên giới với 5 quốc gia khác có thể trở thành điểm trung chuyển lớn. Trong khi tại Campuchia, nước nghèo nhất ASEAN, chính phủ nước này cam kết bãi bỏ những quy định và làm mọi thứ dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài. Là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới, Campuchia không có năm nào tăng trưởng âm kể từ giữa những năm 1990. Việt Nam sẽ là một trong một số nước hưởng lợi nhiều hơn từ việc hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng so với các nước khác do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Với quyết tâm và nỗ lực, năng suất lao động của Việt Nam có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2025 so với mức năm 2010. Cùng với sự gia tăng của các dòng đầu tư và thương mại gia tăng, tốc độ thay đổi cơ cấu kinh tế hướng tới các ngành có giá trị cao hơn sẽ được đẩy nhanh. Điều này có thể giúp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường toàn cầu dựa trên năng suất lao động và kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn.

Các rào chắn và kết quả của ASEAN và AEC

ASEAN và AEC đang phải đối mặt một số thách thức quan trọng trên con đường hội nhập đầy đủ. 10 quốc gia thành viên khác biệt về văn hóa, lịch sử, kinh tế và quản trị nhà nước. Với Indonesia, quốc gia đóng góp khoảng 40% vào nền kinh tế trị giá 2,1 nghìn tỷ USD, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa quan ngại việc chi phí hậu cần thương mại hàng hóa có thể tăng. Thái Lan - nước kỳ vọng kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh trong AEC, đang nỗ lực hiện đại hóa các quy định và đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ trợ và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Các quốc gia có thu nhập thấp hơn trong ASEAN, nơi mà năng suất lao động trung bình thấp hơn so với ở Trung Quốc khoảng 40% phần trăm, cũng tập trung vào việc hiện đại hóa. Các nước như Campuchia và Việt Nam cũng thực hiện nâng cấp thiết bị, quy trình và năng lực của lực lượng lao động để cạnh tranh trong thị trường sản xuất toàn cầu.

Các nền kinh tế đang phát triển của ASEAN lo ngại rằng họ sẽ bị tổn thất khi cạnh tranh với các nước mạnh hơn trong khu vực nhưng điều này không đáng lo ngại. Bằng cách tập trung vào thương mại, AEC đang sử dụng sự đa dạng của mình như một lợi thế. Các công ty sẽ tìm kiếm lợi ích của lao động chi phí thấp ở một số nước và khả năng sản xuất tinh vi hơn ở những người khác và điều này sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh trong nội bộ ASEAN. Tương tự như Mexico trong Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ, các nền kinh tế có thu nhập thấp của ASEAN sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc hội nhập sâu và thậm chí sẽ có được vị thế tốt hơn so với các nước láng giềng giàu có khác. Một khi được thực thi AEC có thể tạo ra 14 triệu việc làm mới và tăng gấp đôi năng suất lao động tại một số quốc gia trong ASEAN.

AEC đã được nỗ lực trong nhiều thập kỷ, sau nhiều lần trì hoãn, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thiết lập thời điểm 31/12/2015 là thời hạn chót cho việc hội nhập đầy đủ. Đây là mốc thời gian đầy tham vọng và có thể không hoàn toàn thực tế. Tuy nhiên, một cộng đồng kinh tế Đông Nam Á mạnh hơn, thống nhất hơn là điều đáng để mong đợi. Đối với những công ty đang hoạt động kinh doanh hoặc tìm kiếm điều này tại ASEAN, một thị trường thống nhất hơn sẽ biến mọi quy trình trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là những thách thức liên quan đến vốn và sự dịch chuyển của các nguồn vốn.

Theo http://dandsltd.com – PC

Từ khóa: Dịch chuyển, chiến lược, kế hoạch, tham vọng, cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007425506
Go to top