Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANCộng đồng Kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp, doanh nhân

Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp, doanh nhân

 

ASEAN8

Theo cam kết của lãnh đạo 10 nước ASEAN, năm 2015 sẽ thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Khi nền kinh tế các nước được hội nhập, đây là cơ hội rất lớn để nền kinh tế nước ta có điều kiện dễ dàng hơn trong hợp tác đầu tư, kết nối giao thương, hàng hóa buôn bán thuận lợi.

Tuy vậy, khi tham gia sân chơi chung với các nước sẽ là thách thức không nhỏ cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khi sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hóa các nước về chất lượng, mẫu mã, giá bán.

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự buổi Tọa đàm với chủ đề "Doanh nhân và báo chí hướng tới Cộng đồng AEC" diễn ra sáng 28-1, do Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP.HCM phối hợp với Cục Công tác phía Nam Bộ Thông tin- Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tại TP.HCM và Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn ASEAN phối hợp tổ chức.

Phát biểu chủ trì tại buổi tọa đàm, ông Đào Văn Lừng, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP.HCM cho rằng, trong những năm qua, Nhà nước, các bộ, ngành và cơ quan báo chí đã rất tích cực làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn về hội nhập trong Cộng đồng AEC. Tuy nhiên, việc thông tin về bản chất cơ hội và thách thức khi hội nhập AEC chưa thực sự đến được với doanh nghiệp, doanh nhân.

Theo số liệu thống kê, điều tra mới đây của Viện Nghiên cứu Singapore, 76% các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa chuẩn bị gì, chưa biết nhiều thông tin về Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đây là sự thiệt thòi không hề nhỏ của các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, thời gian tới, các doanh nghiệp trong nước cần liên kết chặt chẽ với nhau, đồng thời mở rộng quan hệ với các đơn vị báo chí truyền thông để kịp thời chia sẻ, nắm bắt những thông tin mới nhất về thị trường kinh tế ASEAN thời kỳ hội nhập.

Ông Trịnh Minh Anh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Công Thương cho biết, Cộng đồng AEC thành lập với mục tiêu là tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và lao động có tay nghề trong khối. Bốn mục tiêu trụ cột của AEC được tuyên bố bao gồm: Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; Một khu vực kinh tế cạnh tranh; Một khu vực phát triển đồng đều; Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, hội nhập Cộng đồng AEC sẽ đảm bảo tự do lưu chuyển hàng hóa thông qua như: Tự do hóa thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế, cải thiện yêu cầu về quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hài hòa tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp. Đặc biệt, 6 nước ASEAN sẽ có hơn 99% tổng dòng thuế được giảm xuống còn 0% và 4 nước tổng dòng thuế từ 0 đến 5%. Các ngành ưu tiên khi tham gia hội nhập gồm: sản phẩm nông nghiệp, vận tải hàng không, ô tô, thủy sản, cao su, dệt may...

Tuy nhiên, theo ông Trịnh Minh Anh, khi hội nhập AEC, Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức lớn như: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển so với các nước trong khu vực, hoàn thành các cam kết với cắt giảm thuế quan, giải quyết các rào cản phi thuế thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Phó trưởng Phòng Thuế XNK- Cục Hải quan TP.HCM cho biết, với lộ trình cắt giảm thuế quan của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã kí kết, một số ngành nông sản mà Việt Nam lợi thế có thể có lợi từ việc hội nhập để có các nguồn nguyên liệu tốt, rẻ hơn làm đầu vào cho sản xuất, cũng như giảm chi phí đối với hàng hóa xuất khẩu. Các quy tắc xuất xứ của FTA sẽ là một công cụ giúp cho đầu tư và sản xuất trong nước ở một số ngành được tăng cường.

Nhưng theo ông Toản, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi cách suy nghĩ của một quốc gia nông nghiệp, hàng hóa xuất khẩu phần lớn là nguyên liệu giá trị thấp; vẫn đang loay hoay với ngành công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao; có hiệp hội nhưng chưa có sự liên kết, hợp lực; thương hiệu Việt bị thua ngay trên sân nhà khi Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia... mua dần cổ phần thương hiệu Việt. Hội nhập kinh tế doanh nghiệp cũng đứng trước nguy cơ phụ thuộc ngày càng cao vào các nguồn nguyên liệu nhập khẩu và giảm đầu tư cho sản xuất cung cấp hàng hóa trong nước.

Do đó, để sẵn sàng hội nhập cộng đồng AEC, theo các đại biểu tham dự buổi tọa đàm, các doanh nhân, doanh nghiệp bên cạnh việc tự tìm hiểu thông tin về AEC, cần đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu tạo chữ tín trên thương trường...

Theo báo Hải Quan

Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế ASEAN, AEC, Cơ hội, thách thức, doanh nghiệp, Việt Nam

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007424906
Go to top