Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEAN1/1/2015, nhiều dòng thuế quan sẽ giảm: AEC có đáng sợ?

1/1/2015, nhiều dòng thuế quan sẽ giảm: AEC có đáng sợ?

 

asean7

Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng tại Tp.HCM cho biết, doanh nghiệp này đang chuẩn bị xuất khẩu một lô hàng các sản phẩm inox từ Việt Nam đi Myanmar, đồng thời chuẩn bị nhập một hàng điện máy từ Thái Lan. Cả hai lô hàng đều tiến hành xuất, nhập sau thời điểm 1/1/2015, thời điểm nhiều dòng thuế quan sẽ giảm, theo cam kết gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) của Việt Nam.

Tại Hội thảo đánh giá mức độ sẵn sàng của Việt Nam trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015, nhiều chuyên gia của Việt Nam bày tỏ sự lo ngại về thực tế thiếu chuẩn bị của các DN Việt Nam khi lộ trình giảm thuế đã cam kết được thực hiện.

Cụ thể, từ ngày 1/1/2015, nhiều nhóm hàng sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu giảm về trong mức 5% đến 0%. Điều này gia tăng nguy cơ các hãng sản xuất nước ngoài sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường và từ đó gây sức ép mạnh mẽ lên các DN nội vốn chưa thoát hẳn ra cuộc khủng hoảng kinh tế.

Khả năng cạnh tranh yếu

Chẳng hạn, từ 1/1/ 2015, có 8 dòng xe ôtô sẽ được giảm thuế nhập khẩu. Trong đó có nhiều loại xe Việt Nam đã sản xuất được như xe tải có tổng trọng lượng có tải tối đa không quá năm tấn sẽ giảm thuế nhập khẩu từ từ 59% về mức 56%. Ngoài ra còn có xe có dung tích xi lanh trên 2,5 lít, xe có nội thất giống căn hộ... Nguy hiểm nhất là sức ép với các mặt hàng Việt Nam đã chủ động sản xuất được từ lâu như dầu ăn, quạt máy, giấy, may mặc...vốn đang chịu thuế nhập khẩu ở mức 5% trong các năm trước đây sẽ được giảm về 0% từ thời điểm 1/1/2015.

Tâm lý sính hàng ngoại của người Việt từ lâu đã là một thực tế. Các cơ quan chức năng đều "trưng" ra số thống kê có quá nửa người được hỏi trả lời lựa chọn sử dụng hàng Việt, sau nhiều năm thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà sản xuất không khỏi lo ngại khi tiềm lực tài chính chưa vững, năng lực công nghệ hạn chế, lại phải cạnh tranh trong thế yếu với các đối thủ ngoại có cùng ngành hàng. Và là cạnh tranh khi tâm lý sính hàng ngoại vẫn nặng nề, chưa kể trong thời gian đầu, người tiêu dùng sẽ ào ạt chuyển sang các sản phẩm ngoại với ưu thế lạ lẫm, sinh động hơn hẳn hàng nội...

Từ nhiều năm qua, với các lợi thế nội khối, các DN Việt cũng đã triển khai việc xuất khẩu sang các thị trường các nước ASEAN. Thị trường Lào, Campuchia đã trở thành thị trường trọng điểm xuất khẩu của DN Việt Nam, với nhiều loại sản phẩm như nhựa gia dụng, thực phẩm, công nghệ, hóa mỹ phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc nông nghiệp...

Dù đang bị cạnh tranh gay gắt, thị trường Campuchia vẫn là thị trường duy nhất trong ASEAN mà hàng hóa từ Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng xuất khẩu, thậm chí là xuất siêu.

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia năm 2013 đã đạt 2,87 tỷ USD và nhập khẩu 496 triệu USD. Gần đây DN Việt đã mở được thị trường mới nổi là Myanmar. Tuy nhiên, cũng theo Bộ Công Thương, hàng Việt đang chịu cạnh tranh gay gắt tại các thị trường này, với các sản phẩm cùng loại từ Thái Lan, Malaysia.

Tuy nhiên, những lo ngại đó mới chỉ là bề nổi. Vì thực tế, khi tham gia vào một thị trường chung, hàng rào bảo vệ bằng thuế quan, hạn ngạch giảm, bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối mặt với các vấn đề gia tăng xuất khẩu và nhập khẩu vào thị trường nội địa.

Việt Nam, Thái Lan, hay Malaysia... cũng không là ngoại lệ khi thị trường chung ASEAN được hiện thực hóa. Nhưng nếu đặt yêu cầu phải bảo vệ được sản xuất trong nước theo kiểu "o bế" DN nội, lại dễ trở thành sai lầm.

Điều chỉnh phải theo chuỗi

Thực tế sản xuất trên thế giới hiện đã thay đổi theo hướng hình thành chuỗi cung ứng. Trong đó, ngoại trừ những sản phẩm chiến lược, phần lớn các sản phẩm được sản xuất theo mô hình lắp ráp từ linh kiện từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, tại nhiều quốc gia khác nhau.

Chẳng hạn, điện thoại Samsung sản xuất bằng linh kiện nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, màn hình sản xuất tại Việt Nam. Tivi Sony sản xuất bằng màn hình của Samsung, ôtô Nhật Bản có dây điện sản xuất tại Việt Nam, linh kiện điện tử Trung Quốc, động cơ và khung gầm tại Nhật... Nồi cơm điện, quạt máy sản xuất tại Việt Nam có động cơ, mâm nấu nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc...

Như vậy, khi hiện thực các cam kết, xu hướng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất linh kiện sẽ trở nên gay gắt, thậm chí là gay gắt hơn cả cạnh tranh giữa các sản phẩm hoàn chỉnh. Từ đây, sẽ xảy ra trào lưu tìm kiếm các linh kiện tương tự nhưng có giá thành tốt hơn nhờ ưu đãi thuế, để hình thành các sản phẩm hoàn chỉnh cũng được ưu đãi thuế quan và từ đó có sức cạnh tranh tốt hơn. Xu thế sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh chỉ trong một quốc gia chắc chắn sẽ bị thay thế, cùng với thực tế hàng rào thuế quan, hạn ngạch dần được dỡ bỏ. Do đó, yêu cầu với DN Việt, hay DN Thái Lan, Malaysia, Indonesia... sẽ là thay đổi tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu như thế nào, với ai trong nội khối.

Trong đó, DN Việt dường như có lợi hơn. Vì ít nhất chi phí nhân công Việt Nam thấp hơn, đồng thời lãi suất đầu tư đang tiếp tục giảm mạnh, và máy móc sản xuất có thể nhập được từ nguồn giá rẻ là Trung Quốc, hoặc nội khối ASEAN...

Tất nhiên, vấn đề là các cơ quan quản lý và DN Việt Nam tiếp nhận như thế nào với xu thế thay đổi sản xuất có tính toàn thế giới này. Chọn sản xuất linh kiện, hay chọn sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có thể là câu hỏi ngắn, nhưng chỉ khó trả lời với những DN đang lưỡng lự không biết điều chỉnh về đâu. Với những nhà sản xuất đã ổn định thị trường, cạnh tranh không là điều khó khăn. Với các nhà sản xuất mì tôm, bánh kẹo, nguyên liệu bột, đường, phụ gia từ lâu đã nhập khẩu, nhưng nhờ sản xuất chỉ bán cho thị trường trong nước nên giá thành vẫn đủ cạnh tranh, may mặc, da giày từ lâu đã nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc mà vẫn gia tăng thị phần trên thị trường thế giới, giờ lại có thêm cơ hội sử dụng nguyên liệu từ ASEAN nhờ lộ trình giảm thuế, sản phẩm công nghệ thông tin như điện thoại, máy tính hoàn toàn không có "trí tuệ" DN Việt, nhưng trong 2 năm vừa qua đã vươn lên thành ngành hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch lớn nhất. Thế thì lộ trình giảm thuế sẽ đáng sợ với ai?

-----------------------------------

Ông Cao Tiến Vị, Ủy viên Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam
------------------------------
Hội nhập, người ta thường nói đến cơ hội. Cơ hội, lợi ích thường dễ thấy, nhưng rủi ro, thách thức không phải ai cũng nhìn ra. Hội nhập sẽ có những rủi ro gì, cần làm những gì để chuẩn bị cũng là một điểm cần xét đến. Khi hội nhập sẽ có những khu vực, DN được lợi, ngược lại sẽ có những DN thiệt hại, cần sự phân tích vĩ mô để có sự định hướng, quy hoạch phù hợp, tránh thiếu thông tin, đầu tư manh mún, đầu tư sai vì thiếu thông tin như hiện nay.

Theo Thời báo Kinh doanh

Từ khóa: AEC, cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam, giảm thuế, cạnh tranh

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423632
Go to top