Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANViệc thực hiện AEC phụ thuộc nhiều vào Indonesia

Việc thực hiện AEC phụ thuộc nhiều vào Indonesia

Asean5

Sự thành công của các thị trường vốn thuộc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ phụ thuộc nhiều vào sự sẵn sàng tham gia hội nhập của Indonesia để tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung trong khu vực này.

Sự hình thành AEC dự kiến vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, về lý thuyết, sẽ đơn giản hóa thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên, và giúp tạo nên một khối kinh tế quan trọng trên thị trường toàn cầu. Nhưng Indonesia, quốc gia đông dân nhất trong khu vực, đã sẵn sang cho việc gia nhập AEC hay chưa, đặc biệt là trong lĩnh vực hội nhập thị trường vốn, đang là một câu hỏi lớn.

Chiếm khoảng 40% nền kinh tế 2,1 ngàn tỷ USD của khu vực, tính đến thời điểm này, Indonesia là quốc gia lớn nhất và ảnh hưởng mạnh nhất trong 10 thành viên của AEC. Sự miễn cưỡng mở cửa nền kinh tế hơn nữa của đất nước này đã dấy lên những lo ngại về sự thành công của AEC.

Để Diễn đàn các Thị trường vốn Asean (ACMF) trực thuộc AEC trở nên thiết thực, một tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển là phải có thị trường vốn sâu rộng, linh họat và tích hợp, và từ đó cho phép dòng vốn được chảy tự do trong khu vực. Điều này cũng giúp nâng cao hình ảnh của ASEAN và được coi như một loại tài sản để thu hút đầu tư quốc tế nhiều hơn cho khu vực. Cho đến nay, mới chỉ có 03 quốc gia Thái Lan, Singapore và Malaysia tham gia liên kết thương mại vốn.

Mục tiêu tổng thể của liên kết này là giúp các nhà đầu tư trong ASEAN có thể dễ dàng và liên tục tham gia vào tất cả các thị trường trong khu vực từ một điểm truy cập duy nhất.

"Nền kinh tế chủ nghĩa dân tộc ở Indonesia đang ngày càng có xu hướng cự đoan hơn, một phần do những lo ngại về AEC, và nếu chính quyền tổng thống Joko Widodo cũng ngả theo xu hướng này thì triển vọng của AEC thực sự đáng lo ngại" Nazir, chủ tịch tập đoàn ngân hàng lớn thứ 2 tại Malaysia nói.

Giới ngân hàng, những người muốn có một tập đoàn tài chính thực sự của ASEAN, nói rằng sự miễn cưỡng của Indonesia đã thể hiện đất nước này không muốn và không phải là một phần của liên kết giao dịch ASEAN.

"Liên kết giao dịch ASEAN cung cấp phương thức thay thế cho phương thức mua bán qua sàn giao dịch của các nhà đầu tư. Nhưng phương thức mới dường như đã có sẵn thông qua các giao dịch sử dụng các nhà môi giới khu vực và quốc tế.

"Cần phải hiểu được sự miễn cưỡng của Indonesia, đó là do mức độ rộng lớn trong các yêu cầu cam kết thực sự của AEC và những gì có thể thực hiện được", Nazir nói.

Nói chung, Indonesia vẫn còn nhiều do dự về kế hoạch hội nhập thị trường vốn, lý do chủ yếu là cơ sở hạ tầng cho kinh doanh vốn của đất nước này chưa thực sự nổi bật với phần còn lại của khu vực.

Tại Indonesia, một trong những vấn đề chính là pháp luật không khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hiện tại các công ty nước ngoài không thể niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia vì không có quy định hỗ trợ và do đó các dịch vụ qua biên giới không được phép.

Một sự thể hiện rõ ràng về việc Indonesia có thể không tham gia vào AEC là nước này đã rút khỏi sáng kiến Chứng chỉ Quỹ Khu vực Châu Á (ARFP) vào tháng 8/2013.

Chứng chỉ Quỹ Khu vực Châu Á là một sáng kiến nằm trong khuôn khổ Đề án Đầu tư tập thể Asean (CIS), nó cho phép các nhà quản lý quỹ hoạt động trong phạm vi quyền hạn như một thành viên của CIS và được CIS ủy quyền theo một quy trình cấp phép.

Sáu quốc gia bao gồm Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Philippines, Singapore và Thái Lan - đã cam kết thực hiện giao dịch qua biên giới rộng lớn hơn theo đề xuất của CIS về ARFP.

Indonesia đã không tham gia vì thiếu cơ sở hạ tầng trong nước và sự bất cập của ngành tài chính quỹ. Thêm vào đó, do vấn đề về chính trị nên chính phủ Indonesia chưa thể điều chỉnh được những khiếm khuyết hiện tại.

"Một khi đã xây dựng được một hạ tầng kinh doanh tốt, thì thử thách tiếp theo là làm sao thu hút được khối lượng giao dịch với quy mô lớn hơn để tạo nên sự hấp dẫn của ARFP đối với các nước thành viên ASEAN khác" Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Indonesia Datuk Ranjit Ajit Singh nói.

Cũng theo ông Ranjit, nếu như ASEAN đạt đến giá trị như đề xuất, nó trở thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên để trở thành thành viên hội đồng quản trị, và sự tham gia của các thị trường lớn trong khu vực là một yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với sự thành công của định chế này.

Để cân bằng được vấn đề này là một thách thức to lớn, Ranjit cho biết, ACMF đang làm việc và sẽ tiếp tục làm việc với các nước thành viên riêng lẻ ở các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là xây dựng năng lực, hỗ trợ trong việc thực hiện các điều kiện tiên quyết cần thiết để hội nhập thị trường khu vực.

Theo http://www.thailand-business-news.com - MD

Từ khóa: AEC, cộng đồng kinh tế ASEAN, Indonesia, thực thi

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394089
Go to top