Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Không “khoanh tay” chờ AEC!

 

Năm 2014 - 2015 là giai đoạn nước rút của ASEAN để tiến tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Đây cũng là thời điểm các nước ASEAN bắt đầu những bước tập dượt để chuẩn bị cho cơ hội hội nhập của mình. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược cụ thể để khẳng định vị thế trước sức ép cạnh tranh từ các "hàng xóm".

AEC3big

Chớ coi thường AEC!

"Tôi cảm thấy một điều không hay một chút nào đó là người Việt Nam chưa coi trọng ASEAN, lúc nào cũng có tư tưởng muốn ra hẳn biển lớn, sang Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản...", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có nhận định tại Tọa đàm Cộng đồng ASEAN 2015 - chiến lược nào cho doanh nghiệp Việt. Theo phân tích của bà Chi Lan, nhìn vào tỷ lệ xuất khẩu hiện nay của Việt Nam đã thấy rõ điều đó. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu sang Mỹ, EU, Nhật Bản chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu, trong khi khối ASEAN chỉ chiếm 22%.

Từng nước có thể là nhỏ, nhưng cả khối ASEAN gần 600 triệu dân là một thị trường lớn, mà các nhà đầu tư ngoài ASEAN "thèm muốn". Về thị trường hàng hoá, ASEAN đứng thứ bảy trên thế giới, sắp tới sẽ là thị trường chiếm 30% thương mại toàn cầu. Theo bà Phạm Chi Lan, cuộc hội nhập mang tên AEC vào năm 2015 đã cận kề mà tại Việt Nam, dường như nó vẫn chưa thu hút được sự chú ý thích đáng. Trong khi đó, một số nước ASEAN đã có mặt kinh doanh ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Vài năm gần đây, doanh nghiệp Thái Lan, Malaysia thậm chí tăng tốc vào Việt Nam.

Nhìn sang "hàng xóm", Thái Lan có thể coi là một trường hợp điển hình của nỗ lực nắm bắt thời cơ của AEC. Để đón đầu cơ hội, doanh nghiệp Thái Lan được cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết các lĩnh vực xuất nhập khẩu các nước trong ASEAN, các thế mạnh và những điểm chưa khắc phục được của các đối tác. Trên thực tế, doanh nghiệp Thái Lan đang hiện diện ngày càng nhiều ở Việt Nam, bằng nhiều thương vụ sáp nhập lớn. Có thể nói, người Thái đã nhìn thấy cơ hội AEC tại Việt Nam.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia Datuk Seri Mustapa Mohamed cho biết, nước này đã hoàn thành hơn 80% các biện pháp trong kế hoạch đề ra cho sự hội nhập vào khuôn khổ AEC trong khi tiến độ trung bình của các nước trong khu vực chỉ ở mức 72,2%.

Tiếp cận AEC ở một khía cạnh khác, để giải tỏa mối lo của các doanh nghiệp trước các thách thức AEC, Chính phủ của Tổng thống Benigno Aquino đã thành lập một Nhóm công tác kỹ thuật (TWG) nghiên cứu nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước này.

Muộn còn hơn không

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore (ISEAS) về Nhận thức và sự quan tâm của doanh nghiệp đến AEC ở các quốc gia ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam có hiểu biết và nhận thức rất hạn chế về AEC. Cụ thể: có 76% số doanh nghiệp được điều tra không biết về AEC và 94% doanh nghiệp không biết về Biểu đánh giá thực hiện AEC (AEC Scorecard). Các doanh nghiệp được hỏi cũng không hiểu rõ những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng khi Việt Nam gia tham gia vào AEC 2015. Có đến 63% doanh nghiệp cho rằng AEC không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến việc kinh doanh của mình. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số các quốc gia ASEAN.

Những nhận thức còn hạn chế như vậy sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tận dụng được các ưu đãi và cơ hội đến từ AEC (như ưu đãi về thuế quan, về thủ tục hải quan, các ngành được ưu tiên trong ASEAN...). Thực tế, mới chỉ 25% doanh nghiệp Việt Nam tận dụng lợi ích trong việc sử dụng ưu đãi thuế quan. Điều này còn dẫn tới việc doanh nghiệp không nhận thức, không lường trước được những khó khăn và sức ép cạnh tranh khi Việt Nam mở cửa. Từ đó, không có những chuẩn bị cần thiết và kịp thời để ít nhất giữ vững được vị thế trên sân nhà.

Theo ISEAS, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhìn nhận AEC như cơ hội tiếp cận thị trường, gia tăng xuất khẩu, mà lợi ích này trong AEC là tương đối hạn chế. Cũng vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ sự quan tâm lớn tới TPP ngay khi nó mới đang trong quá trình đàm phán, vì TPP hứa hẹn sẽ đem lại các lợi ích lớn về tiếp cận thị trường Mỹ và một số nước lớn khác. Nhưng mục tiêu của AEC không chỉ là tiếp cận thị trường riêng lẻ, sự kết nối thành một "thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất" mới là mục tiêu chính của AEC. Đây mới chính là lợi ích dài hạn mà các doanh nghiệp trong ASEAN cần nhắm đến.

Hội nhập đã vào tận trong nhà, chứ không chỉ ở cửa nữa. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ CMC Nguyễn Trung Chính nói rằng, ông cảm thấy rất tiếc, cơ hội chỉ đến khi có sự chuẩn bị tốt, nhưng ông cảm thấy chưa chuẩn bị đầy đủ cả về Chính Phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, dù bây giờ chuẩn bị cũng đã quá muộn, nhưng muộn còn hơn không, chuẩn bị không bao giờ là thừa.

Theo www.tgvn.com.vn

Từ khóa: AEC, Hiệp định, đàm phán, ASEAN, cộng đồng kinh tế

 

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007424296
Go to top