Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtLiệu các quy tắc AEC có thể thực thi?

Liệu các quy tắc AEC có thể thực thi?

 Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ thống nhất ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung. Tuy nhiên, vẫn còn sự hiểu lầm đối với thời gian của AEC.

AEC2chuan

Một số người nghĩ rằng vào năm 2015, ASEAN sẽ trở thành một thị trường chung duy nhất. Điều này không đúng. Hiện nay, ASEAN là một khu vực thương mại tự do và hoàn toàn không thể trở thành một thị trường chung duy nhất vào cuối năm 2015. Bởi vì nếu ASEAN có ý định trở thành một thị trường chung duy nhất, thì khu vực này đã phải chuyển từ một khu vực thương mại tự do thành một liên minh thuế quan và sau đó là thành một thị trường chung duy nhất.

Khu vực thương mại tự do, liên minh hải quan và thị trường chung duy nhất là các hình thức của hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế có thể có nhiều hình thức, đại diện cho nhiều mức độ hội nhập khác nhau. Các hình thức này có thể là một khu vực thương mại tự do (loại bỏ thuế quan và hạn ngạch hàng hóa, nhưng mỗi nước vẫn giữ biểu thuế đối ngoại riêng), liên minh thuế quan (biểu thuế đối ngoại chung), thị trường chung (tự do di chuyển hàng hóa và dịch vụ), liên minh kinh tế (chính sách kinh tế duy nhất) , liên minh kinh tế và tiền tệ (chính sách duy kinh tế cộng với đơn vị tiền tệ) và hội nhập kinh tế hoàn toàn (một chính sách tiền tệ, tài khóa, xã hội chung duy nhất và thành lập một cơ quan siêu quốc gia). Ví dụ như EU là một Liên minh kinh tế và tiền tệ.

ASEAN sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn khi thiết lập mục tiêu trở thành một thị trường chung duy nhất. Khó khăn này nằm ở mức thuế đối ngoại khác nhau của mỗi nước thành viên ASEAN. Tính linh hoạt trong việc thực hiện cắt giảm thuế quan của các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam so với các nước ASEAN-6 (Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei và Thái Lan) là khác nhau do trình độ phát triển khác nhau. Vì vậy, điều này có thể cản trở việc đạt được một biểu thuế đối ngoại chung.

Một vấn đề khác nữa là các rào cản phi thuế quan của mỗi nước thành viên ASEAN. Không giống như EU, ASEAN đang nỗ lực giải quyết các vấn đề phức tạp của các hàng rào phi thuế quan (NTBs) trong khi không có một thể chế mạnh mẽ tồn tại. Tại EU, Ủy ban châu Âu có quyền lực rộng lớn để điều tra thị trường nội bộ của các thành viên và nhận diện các biện pháp phi thuế quan. Ủy ban châu Âu và khu vực tư nhân có thể giải quyết tranh chấp về các biện pháp phi thuế quan nhận diện được thông qua Tòa án châu Âu. Trong khi đó, ASEAN không có cơ quan siêu quốc gia như Ủy ban châu Âu và cũng không có tòa án khu vực. Nhìn chung, ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, nhưng các thành viên, chứ không phải một cơ quan riêng biệt, có quyền ra quyết định về chính sách kinh tế.

Vì hội nhập kinh tế thường liên quan đến một cơ quan siêu quốc gia có đủ sức mạnh để thực thi các quy tắc riêng của cơ quan này, do đó đã nảy sinh nghi vấn rằng liệu AEC có thể thực thi các quy tắc của mình hay không.

Là một khu vực thương mại tự do, AEC có Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp (Nghị định thư EDSM) làm khuôn khổ pháp lý chính. Các Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand không được coi là một phần của AEC.

Hiệp định ATIGA, ACIA và AFAS điều chỉnh các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư, trong khi Nghị định thư EDSM dự định được dùng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các Hiệp định trên. Tuy nhiên, trong thực tế, các quy định này tồn tại một số vấn đề, đặc biệt là trong Nghị định thư EDSM. Kể từ khi được ký kết vào năm 2004, Nghị định thư EDSM đã không bao giờ được dùng đến. Nguyên nhân là do các nước thành viên ASEAN có xu hướng đàm phán với nhau, thay vì sử dụng một cơ chế thực thi bắt buộc tuân thủ thông qua Nghị định thư EDSM. Ngoài ra, tự bản thân Nghị định thư EDSM cũng có vấn đề về mặt pháp lý. Nghị định thư EDSM tương tự như Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhưng nó lại thiếu thẩm quyền riêng biệt. Nghị định thư cho phép các thành viên ASEAN dùng các biện pháp tư pháp khác để giải quyết tranh chấp. Do đó, Nghị định thư EDSM không phải là biện pháp duy nhất giải quyết tranh chấp của AEC.

Một vấn đề quan trọng khác là Điều 27 của Hiến chương ASEAN. Điều này cho phép các thành viên ASEAN đưa các tranh chấp theo quy định của AEC vào Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Vì vậy, nếu Nghị định thư EDSM không thể giải quyết được tranh chấp, một bên có thể đưa tranh chấp này ra Hội nghị thượng đỉnh và vì vậy một vấn đề pháp lý lại được giải quyết bằng phương thức chính trị.

Nếu không có một thể chế và một cơ chế giải quyết tranh chấp mạnh mẽ, việc thực thi các quy định của AEC có thể sẽ gặp khó khăn. Nếu không có thống nhất về mặt luật pháp trong việc thực thi các quy định của AEC, khu vực tư nhân sẽ chỉ nhìn vào môi trường thương mại và đầu tư của từng nước thành viên ASEAN chứ không xem ASEAN như là một khu vực chung thống nhất. ASEAN cần phải xây dựng một thể chế khu vực và cải thiện Nghị định thư EDSM để hỗ trợ việc thực thi các quy định của AEC, nhằm trở thành một khu vực hội nhập kinh tế hoàn toàn đầu tiên ở châu Á.

Theo www.thejakartapost.com – TV

Từ khóa: AEC, cộng đồng kinh tế ASEAN, thực thi, Việt Nam, thương mại tự do, EU

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414285
Go to top